Hôm nay,  

Venezuela Là Cách Mạng, Là Lật Đổ

10/05/201900:00:00(Xem: 2860)
Sự kiện và thời sự. Tin RFI của Pháp ngày 1-05-2019, “Nicolas Maduro chuẩn bị lên máy bay đậu sẵn để bay sang Cuba tị nạn nhưng vào giờ chót Matxcơva thuyết phục tổng thống Venezuela thay đổi ý định. Tuyên bố trên đây của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gián tiếp nhìn nhận áp lực mới nhất của Mỹ lôi kéo quân đội Venezuela ủng hộ đối lập, nhưng không mang lại kết quả mong muốn.”

Ap lực ngoại giao của Mỹ và hơn 50 nước ngoài muốn Venezuela thay đổi nhà cầm quyền cả tháng nay không kết quả. Còn lực lương đối lập của Venezuela không một tấc sắt trong tay, chỉ có tình yêu nước thương dân, ý chí muốn có một chánh quyền của dân, do dân, vì dân để có thể sống cuộc đời đáng sống đã đang cố làm bất cứ điều gì có thể và không từ bỏ cơ hội nào để lật đổ nhà cầm quyền Maduro độc tài, làm dân nghèo nước mạt, tước những quyền bất khả tương nhượng của người dân, thống trị nhân dân theo Chủ Nghĩa Xã Hội CS.

Sức mạnh của dân là do biểu tình biểu dương lực lượng trên toàn quốc và thuyết phục quân đội trở về với nhân dân, làm cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền để thành lập một chánh quyền mới của dân, do dân, vì dân. Dấu ấn sâu đậm mới đây của thế lực nhân dân là cuộc biểu tình  nhân ngày lễ Lao Động 01 tháng 05.  Sáng sớm ngày 30/04, dân biểu chủ tịch Quốc Hôi được lực lượng đối lập coi là lãnh tụ cuộc nổi dậy như tân tổng thống của Venezuela báo chí  bên ngoài gọi là tổng thống tự phong, Ô. Juan Guaido xuất hiện trong một doanh trại quân đội ở thủ đô Caracas bên cạnh những người lính đeo băng xanh dương trên tay, màu biểu tượng của «Chiến dịch Tự do». Manuel Ricardo Cristopher Figuera, Giám đốc cơ quan công an chính trị Sebin đã ngả theo đối lập, trả tự do  cho tù nhân chính trị Leopoldo Lopez, nhân vật chủ chốt chống chế độ Hugo Chavez trong thập niên 2000, cùng đứng cạnh Juan Guaido cũng như nhiều nhà đối lập khác được thả, chứng tỏ nhà cầm quyến Maduro lung lay, suy sụp.

Trước nội lực của lực lượng đối lập và áp lực của Washington, tổng thống Maduro bỏ dinh tổng thống chạy vào bộ Quốc Phòng. Theo tiết lộ của Ngoại Trưởng Mỹ Pompeo, Ô Maduro chuẩn bi đào tị sang Cuba. Nhưng TT Putin bảo ở lại chống cuộc cách mạng lật đổ. Putin Nga hậu CS và Tập cận Binh hiện CS hậu thuẫn cho Maduro vì Maduro từ lâu đã bằng lòng bán nhiều, rẻ dầu lửa và nhiều tài nguyên quí hiếm của đất nước Venezuela cho họ.

Theo thông tín viên của báo Pháp Le Monde ở Washington, thì từ sáng sớm 30/04, đích thân tổng thống Mỹ theo dõi diễn biến tình hình « từng phút một ». Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, trong một cuộc họp báo đột xuất, thúc giục những sĩ quan cao cấp, công chức nồng cốt của chế độ Maduro đã tiếp xúc với đối lập, phải hành động. Để gây sức ép tâm lý, cố vấn an ninh Mỹ đe dọa sử dụng «mọi biện pháp» tuy rằng Hoa Kỳ «vẫn ưu tiên cho giải pháp chính trị và không chủ trương đảo chính».

Theo các nguồn tin thông thạo ở Caracas, giám đốc công an chính trị Sebin là nhân vật cột trụ đầu tiên đi theo đối lập. Trước đó Tư lệnh không quân cũng từ chối tuân lệnh tổng thống Maduro oanh kích biểu tình, nhưng theo một viên chức Mỹ, tổng thống tự phong Juan Guaido khó mà thuyết phục được quân đội bỏ rơi Maduro vì từ lâu Maduro đã mua chuộc tướng tá bằng nhiều đặc quyền đặc lợi.

Sau khi tổng thống tự phong rời căn cứ quân sự ở ngoại ô Caracas, vệ binh trung thành với tổng thống Maduro nổ súng và cho xe bọc thép ủi vào đám đông gây thương tích cho 78 người.

Sau một ngày im lặng, tổng thống Maduro tuyên bố phá vỡ một mưu toan đảo chính. Trước đó, ngoại trưởng Venezuela tố cáo Bô Quốc Phòng và cố vấn an ninh Mỹ chủ mưu đảo chính, điều mà ông John Boton bác bỏ.


Đi vào phân tích. Cuộc đấu tranh của nhân dân Venezuela là cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền xã hội chủ nghĩa cộng sản độc tài thống trị toàn diện làm cho nước nghèo dân mạt, khổ sở trăm bề. Bản chất của cách mạng là lật đổ nhà cầm quyền để lập chế độ mới tốt hơn, chớ không phải cải cách hay cải tiến. Nếu chánh quyền Trump ở Mỹ cứ ỷ giàu, ỷ mạnh, làm tài khôn chủ trương và chỉ vẽ lực lượng đối lập Venezuela và lực lượng này làm một cuộc cách mạng uỷ nhiệm từ Mỹ, một cuộc cách mạng bất bạo động thì cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền Maduro sẽ rất khó nếu không muốn nói là không thể thành và sẽ bị nhà cầm quyền trả thù gíết hại, tù đày thê thảm. Nếu không thì cũng có thể bị Mỹ, TC, Nga dàn xếp cho quyền lợi của họ trên thiệt hại của nhân dân Venezuela. Có tin TT Trump có điện đàm thẳng với TT Putin của Nga.

Qui luật  và  bản chất của cách mạng là lật đổ nhà  quyền bằng bạo lực, chớ không phải cải cách, cải tiến hay sửa đổi chánh quyền. Nhứt là nhà cầm quyền cộng sản, xã hội chủ nghĩa quan niệm địch và ta chiến đấu một mất một còn. Sách lược của CS không có chữ thoả hiệp như chánh trị Mỹ.

Kể cả Mỹ, nhân dân cả chục thuộc địa Anh lật đổ Thực dân Anh để giành lại tư do, dân chủ, độc lập cũng phải làm cuộc cách mạng bằng cuộc Chiến Tranh Độc Lập có máu, nước mắt, người chết, bi thương ,nhân, tài, vật lực tiêu tan nhiều năm, chớ đâu phải vì lời kêu gọi đấu tranh hoà dịu, bất bạo động đâu. Lịch sử cho thấy không có cuộc cách mạng nào không bạo lực.

Độc tài CS, độc tài xã hôi chủ nghĩa của Maduro còn gian ác, bóc lột tận xương tuỷ của dân, mà một số chanh trị gia, số phản chiến, thiên tả Mỹ ngồi trong phòng lạnh khuyên lực lượng đối lập, đối kháng Venezuela bất bạo động, hoà dịu trong cuộc cách mang chống Maduro là giả đạo đức, không tưởng, là xúi người khác chết, vào tù.

Cách mạng của Công Đoàn Đoàn Kết và nhân dân Ba Lan phải mất 9 năm trời với máu, mồ hôi nước mắt, tù đày, bị đánh đập, để  đấu tranh trong lòng địch có buổi chiều của”Thoả thuận Tháng Tám” được ký kết, công đoàn được tự do, độc lập, không bị đảng, nhà nước khống chế. Một tiền lệ đầu tiên trong hệ thống công quyền CS. Cục gạch nêm Ba Lan của cái vòm ghotic CS của Đế quốc CS ở Đông Âu và Liên xô bị gỡ, kéo theo sự sụp đổ của Đế quốc CS Liên xô trải rộng từ Á Châu sang Âu Châu.

Nhìn lại dòng lịch sử thấy ”Thoả thuận Tháng Tám” giản dị và dễ dàng vậy. Chớ thực tế tình hình của cuộc đấu tranh về phía nhân dân vô cùng khó khăn nếu so tương quan lực lượng của người dân đấu tranh đối với nhà cầm quyền CS và đối với quốc tế. Đó là cuộc chiến giữa người lùn với người không lồ Goliath nói theo người Âu, là châu chấu chống xe nói theo người Việt. Thời nhân dân Ba Lan đấu tranh, các cường quốc còn tệ hơn bây giờ, co đầu rút cổ, bất động, miệng im  đáng sợ, không dám giúp cho người Ba Lan vì sợ nhảy vào thì Liên xô sẽ phản ứng, chiến tranh nguyên tử có thể  xảy ra.  Nhưng người dân Ba Lan không vọng ngoại, mà biến đau thương thành hành động, không một tấc sắt trong tay nhưng lấy niềm tin tự do, dân chủ, công chính làm vũ khí để chống lại Đảng, Nhà nước CS binh hùng, tướng mạnh đã cướp đoạt những quyền bất khả tương nhượng của Con Người.. Người này ngã dưới dùi cui, lưỡi lê, họng súng của bạo quyền CS, người khác đứng ra, đứng lên  tạo thành thế lực quần chúng. Thế lực người dân  làm run tay súng công an, quân đội, làm rủn chí nhà cầm quyền CS và sau cùng là Bộ Chánh trị của Đảng CS Ba Lan. Quần chúng dài hơi hơn, mạnh bạo hơn, quần chúng thắng, đó là định luật của của đấu tranh, của cuộc cách mạng./.( VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger vừa từ trần ngày 29/11/2023. Một cuộc đời khép lại, và nhiều hồ sơ giải mật vẫn tiếp tục mở ra về một nhân vật đầy những tranh cãi, mà những quyết định trên bàn giấy của ông đã làm chết cả triệu thường dân tại nhiều quốc gia toàn cầu, hay để đếm ở mức thiểu số, cũng là chết vài trăm ngàn thường dân – vâng, thường dân, không phải chiến binh. Chúng ta đã nghe quen rất nhiều câu nói của Kissinger. Như trong những năm cuối của Cuộc Chiến Việt Nam, câu nói xuất hiện thường xuyên trên báo Mỹ là “Hòa bình trong tầm tay” (Peace is at hand) khi Henry Kissinger nói vào ngày 26/10/1972, khi ông nói ông đã đạt được thỏa thuận với Lê Đức Thọ của Bắc Việt để chấm dứt chiến tranh. Cái gọi là tầm tay đó bao gồm một số điều kiện mà Hoa Kỳ và Miền Nam VN phải nhượng bộ: quân Bắc Việt và cánh tay nối dài có tên là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, còn gọi tắt là Việt Cộng, sẽ tiếp tục đóng quân ở Miền Nam VN.
Sau ngày 7/10/2023, tình hình chiến sự tại Trung Đông diễn biến cực kỳ tệ hại, khiến cho chính giới và công luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến một giải pháp quen thuộc từ lâu, đó là hai nhà nước Israel và Palestine được hoạt động song hành trong yên bình. Giải pháp này tiên liệu là Israel và Palestine đều có chủ quyền dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và cùng hoạt động độc lập trong hai khu vực rõ rệt giữa Địa Trung Hải và sông Jordan. Giải pháp này được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhiệt tình cổ vũ. Nhưng đâu là hiện trạng và triển vọng thực thi cho giải pháp này?
Để đối phó với cuộc tấn công bất ngờ của tổ chức khủng bố Hamas vào ngày 7/10/2023, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết, chính phủ Israel sẽ tiêu diệt nhóm Palestine này. Nhưng Israel có thể đạt được nguyện vọng này không và ai sẽ cai trị Dải Gaza sau khi chiến tranh kết thúc? Hai vấn đề này chưa được sáng tỏ. Thủ tướng Netanyahu cho biết, cho đến nay, với các cuộc không kích và hành quân bằng bộ binh đã giết chết nhiều thành viên cấp cao của Hamas và phá hủy một phần hệ thống đường hầm của họ ở Dải Gaza.
“Năm 1905, khi đang hoạt động ở Nhật Bản thì Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ rủ nhau lên Tokyo để tìm bạn là người Trung Hoa có tên Ân Thừa Hiến. Xuống tàu hỏa, Phan Bội Châu liền gọi một người phu xe Nhật Bản và đưa cho anh ta tấm danh thiếp của Ân Thừa Hiến để nhờ tìm địa chỉ. Người phu xe này không biết chữ Hán, nên đã đề nghị Phan Bội Châu đợi để mình tìm một người phu xe khác biết chữ Hán để có thể giúp đỡ.
Giống như hầu hết mọi thứ liên quan đến cuộc xung đột này, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào người quý vị hỏi là ai. Một số sẽ cho là tất cả bắt đầu với người La Mã. Một số khác sẽ cho rằng nó bắt đầu với cuộc di cư của người Do Thái đến Đế chế Ottoman vào cuối thế kỷ 19 – để thoát khỏi các cuộc tàn sát và đàn áp ở Đông Âu – và sự trỗi dậy của chủ nghĩa và phong trào phục quốc Do Thái (Zionism). Hay Tuyên Bố Balfour (Balfour Declaration) của chính phủ Anh năm 1917, ủng hộ thành lập một “quốc gia cho dân tộc Do Thái” ở Palestine và những xung đột nối tiếp về sau với cộng đồng Ả Rập ở đó.
Trong vài năm trở lại đây, tinh thần cực đoan đảng phái đang gây chia rẽ trong xã hội. Nhiều người xem những người khác đảng phái như kẻ thù, quên mất rằng đảng nào cũng có điểm hay, điều dở. Nếu biết nhìn vào những điểm tích cực của cả hai đảng Dân Chủ, Cộng Hòa, người Mỹ sẽ giảm bớt được sự thù ghét vì bất đồng chính kiến. Một trong những cách nhẹ nhàng để học hỏi về những giá trị cốt lõi của hai đảng là xem phim. Bài viết này sẽ điểm qua một số phim gần đây nói lên được giá trị tinh thần của những người Cộng Hòa truyền thống.
Pauline Newman, năm nay 96 tuổi, giữ chức vụ chánh án liên bang Hoa Kỳ trọn đời. Dù bà muốn tiếp tục làm việc, nhưng bà đang vướng vào các vụ kiện với các đồng nghiệp là những người muốn bà về hưu. Hoa Kỳ đã trở thành điểm nóng cho các cuộc tranh luận về việc liệu những người trong lãnh vực chính trị có thể là quá già để lãnh đạo chăng. Các đối thủ hàng đầu cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là Joe Biden, người ở tuổi 80 là già gấp đôi người Mỹ trung bình; và Donald Trump 77 tuổi là người già hơn một thập niên với “Tuổi Về Hưu Bình Thường” -- ở tuổi mà người Mỹ có thể nhận các phúc lợi về hưu trọn vẹn.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người sứ giả cuối cùng của Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam được gửi sang Mỹ cầu cứu với đồng minh vào tháng Tư 1975. 20 năm sau ngày Sài Gòn xụp đổ, ông Hưng xuất bản sách "The Palace File" (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập). Thêm 10 năm sau, báo xuân Việt Báo Tết Ất Dậu, có đăng bài viết đặc biệt của Tiến sĩ Hưng viết thêm về những bí ẩn do Cựu Đại Sứ Mỹ tại VN Graham Martin kể lại “Mỹ tính kế chạy: Bắn nhau với... quân đội VNCH”, trích từ cuốn sách mới của ông: “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”. Mời đọc bài mới nhất của Ông, cũng viết về “đồng minh”, nhưng từ đồng minh tháo chạy đến “lại nhảy vào”.
Phương Đông lên ngôi. Phương Tây rơi vào tình trạng suy thoái khó lòng cứu vãn. Và Trung Quốc đang chứng minh rằng hệ thống chuyên chế tập trung, do nhà nước lãnh đạo của họ đã giúp cho đất nước tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, phát triển nhanh chóng vượt trội – một hình ảnh trái ngược với các nền dân chủ lộn xộn và bất kham.
Từ lâu, người dân Hoa Kỳ đã lo lắng di dân nhập cư vào Hoa Kỳ sẽ cướp đi công ăn việc làm của họ. Năm 1891, Henry Cabot Lodge, TNS ủng hộ các luật di trú nghiêm ngặt hơn, đã mô tả công nhân ngoại quốc là “nguồn cung cấp lao động giá rẻ” đang “liên tục làm giảm thu nhập của người lao động” ở Hoa Kỳ. Emma Lazarus, cùng thời với Lodge, lại có quan điểm khác. Lấy cảm hứng từ Tượng Nữ Thần Tự Do, bà đã viết bài thơ “The New Colossus” năm 1883. Để rồi những vầng thơ của bà “Give me your tired, your poor / Your huddled masses yearning to breathe free” (xin được tạm dịch: “Để lại cho ta những khốn nghèo, mệt lả/ Những kẻ lạc loài, khát hơi thở tự do”) đã được đặt tại chân tượng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.