Theo ghi nhận của Phạm Huấn vào ngày thứ 5 của cuộc di tản trên Liên Tỉnh Lộ số 7: “80% lực lượng chiến xa nặng M-48, M-41 và những khẩu đại bác khổng lồ 175 ly của Quân Đoàn II bị tiêu huỷ. Hàng trăm ngàn tấn chiến cụ trở thành tro bụi. Đoàn quân tinh nhuệ mũ nâu Biệt Động Quân, với 7 Liên Đoàn, quân số khoảng 10 ngàn, bị thiệt hại gần một nửa. Đa số, nếu không muốn nói là hầu hết, không được chiến đấu trực diện với quân thù trong trận cuối cùng. Họ chết tức tưởi, oan nghiệt bởi những trận mưa pháo của Bắc quân!”
Rồi chuyện gì đã xảy ra sau ngày 30-4 năm đó, ở Việt Nam và ở hải ngoại? Đó là chủ đề của hội thảo 1975: The End of the Vietnam War (1975: Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam), tổ chức tại Đại học Texas Tech từ ngày 10 đến 13-4 vừa qua.
Hình ảnh cảm động nhất trong cuộc hội thảo có lẽ là lúc ban tổ chức trao huy hiệu để cảm ơn những người tham gia hội thảo cũng là cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, có cả người Mỹ và người Việt.
50 năm trôi qua, nhiều thế hệ đã qua đời, những thế hệ sau có vấn đề của họ, nhiều thứ người ta muốn quên, nhiều thứ tưởng chừng quên nhưng vẫn nằm trong tâm thức cộng đồng, sẽ dai dẳng vài thế kỷ, ngăn trở sự phát triển lành mạnh của dân tộc. Như tiến sĩ Veith nói với các em, rằng chúng ta phải viết, phải là chứng nhân. Lịch sử phải được ghi lại trung thực nhất cho mai sau, để sự thật không được bóp méo bởi vô số ấn phẩm, phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền “Bên Thắng Cuộc”. Đó là công việc các thiện nguyện viên Bảo Tàng Quân Lực VNCH đang nỗ lực thực hiện, và nhiều người khác, nơi khác cũng đang làm.
Nhân dịp 30/4 sắp đến, là một trong số 140,000 người Việt tị nạn đầu tiên đến Mỹ trong năm 1975, tôi xin ghi lại những dữ kiện và câu chuyện của một người Việt tị nạn...
Cha tôi tên là Pranay. Chị tôi tên là Ahana. Tôi tên là Vihaan. Nghe chị tôi kể lại mẹ tôi chết khi tôi được sinh ra chưa tròn một năm. Chết vì bị dê húc ngã xuống vùng sình-lấy hồ Kỳ-Hòa, lúc mẹ tôi chăn giữ mấy con dê sữa...
Theo ghi nhận của Phạm Huấn, tại cuộc họp lịch sử ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, hồi 13 giờ 03 phút, lệnh triệt thoái Cao Nguyên được coi như chính thức ban hành. Sau đó, Tướng Thiệu hỏi Tướng Viên liệu có thể dùng Quốc Lộ 19, hay 21 để rút quân? Tướng Viên trả lời không thể dùng đường 21 nối Ban Mê Thuột với Nha Trang vì đường 14 từ Kontum-Pleiku tới Ban Mê Thuột đã bị địch cắt, và có ba bốn Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt tại chiến trường Ban Mê Thuột, không thể đi thoát qua ngả đó. Cũng khó thành công nếu dùng Quốc Lộ 19; nối Pleiku với Quy Nhơn; vì địch quân đóng chốt nhiều nơi.
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Sớm đó, cha xé tờ lịch nào biết nghe nó khóc, mất một ngày nhỏ mọn rồi mất luôn những to tát mai sau, để tiếp tục héo đau mất ngủ.
Sớm đó, cha xé tờ lịch cũ, xé luôn thịt xương, đứt máu mủ yêu thương, mẹ từ đó ủ rủ, cha từ đó trong tù treo cổ những niềm vui.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.