Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (163)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Huỳnh Kim Quang
Mới nhất
A-Z
Z-A
Ra Mắt Thanh Văn Tạng Của Đại Tạng Kinh VN Tại Quận Cam và Công Trình Phiên Dịch Tam Tạng Kinh Điển Sang Tiếng Việt
24/03/2023
00:00:00
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023. Sở dĩ tôi gọi sự kiện này mang ý nghĩa trọng đại vì đây không phải là buổi ra mắt Kinh sách thông thường như lâu nay, mà là buổi ra mắt 29 cuốn Kinh, Luật và Luận thuộc Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời thực hiện và Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam nằm trong Hội Đồng Hoằng Pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vừa mới ấn hành trong tháng 3 năm 2023.
Vào ‘Thiền Tập Với Pháp Ấn’ Của Nguyên Giác: ‘Thấy Tâm Tịch Lặng Không Người, Không Ta’
26/02/2023
18:22:00
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi / thấy tâm tịch lặng không người, không ta / ai hỏi thì nhấc cành hoa / thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …” (bài thơ “Như nắng tà huy” của Cư sĩ Nguyên Giác viết tặng “quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và pháp huynh HT Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng,”)
“Nhưng sao chiều nay bỗng bàng hoàng nhớ.” Chiều Thơ Nhạc và RMS O Xưa - Nhã Ca
17/02/2023
00:00:00
Buổi chiều cuối đông ở Miền Nam California mà khí hậu lại ấm áp lạ thường! Bên trong phòng khánh tiết của Nhà hàng The Villa tại Thành phố Westminster, dưới ngọn đèn mở ảo, vũ công ballet Nicole đang trình diễn vũ khúc do vũ sư Thắng Đào biên soạn để minh họa trong lúc nhà văn Nhã Ca đọc cho mọi người nghe bài thơ Tiếng Chuông Thiên Mụ mà bà đã sáng tác sáu mươi năm trước ở quê nhà. Giọng đọc trầm ấm và truyền cảm của nhà văn Nhã Ca – người ‘con gái’ Huế -- hòa nhập vào tiếng chuông ngân vang rồi tan biến vào trong không gian tĩnh mặc của thính phòng và quyện theo từng điệu vũ dịu dàng, lả lướt của vũ công ballet. Mỗi đường múa, mỗi bước nhảy phản chiếu cái bóng linh hoạt trên bức tường sau sân khấu tạo thành hình ảnh diễm ảo, mơ huyền tưởng chừng như hình bóng của vô thức trong con người theo tiếng chuông chùa đánh thức đang vùng dậy trở về với hiện thực.
55 Năm Tết Mậu Thân - Mở Hồ Sơ Mật CIA*
31/01/2023
18:40:00
Năm mươi lăm năm trôi qua, sự thật về cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 đã được phơi bày ra ánh sáng bởi rất nhiều tài liệu giá trị, đúng đắn và đáng tin cậy, gồm hồ sơ mật của CIA, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nhưng, chính quyền CSVN cho đến nay vẫn không dám công khai thừa nhận thất bại và sai lầm của họ trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân, mà trong đó họ đã lợi dụng ngày Tết cổ truyền thiêng liêng nhất của dân tộc để mở các cuộc tấn công và giết hại thường dân vô tội, như trường hợp thảm sát hàng ngàn sinh mạng tại Huế. Tại sao? Một chế độ không dám nhìn nhận sự thật như thế, dù đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận, thì có phải là một chế độ đáng để người dân tin cậy chăng? Xin cầu nguyện cho tất cả những nạn nhân của biến cố Tết Mậu Thân được siêu thoát.
Giới Thiệu Bản Dịch Việt ‘Hiện Tượng Luận Phật Giáo’ Của Thích Nhuận Châu
25/01/2023
15:47:00
“Hiện Tượng Luận Phật Giáo” là tác phẩm đồ sộ cả về mặt hình thức lẫn nội dung được chia làm 2 cuốn, tổng cộng dày khoảng 1,500 trang. Đây là bộ sách nghiên cứu công phu về Du-già-hành Tông hay Duy Thức Tông, về Thành Duy Thức Luận, về Trung Quán, và nhiều đề tài Phật học và sử học Phật Giáo.
Kinh Pháp Hoa Được Dịch và Phổ Biến Ở Tây Phương Như Thế Nào?
30/12/2022
00:00:00
Theo bản Hán dịch của ngài Cưu-ma-la-thập, Kinh Pháp Hoa có 7 quyển gồm 28 phẩm. Trong nội dung Kinh, Đức Phật dạy về mục tiêu xuất thế của Ngài là để “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến” cho chúng sinh. Cho nên, việc Ngài nói pháp Ba Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát Thừa) chỉ là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh theo căn cơ nhưng mục tiêu tối hậu là Nhất Thừa, tức là thành Phật như Ngài...
Đọc Tuyển Tập Giải Văn Học Hương Pháp: Hiệu Quả Thực Nghiệm Phật Pháp Trong Đời Sống
21/12/2022
18:59:00
chính sắc thái đặc dị của mỗi bài viết chuyên chở những kinh nghiệm riêng tư, không ai giống ai, của từng tác giả diễn tả quá trình thực nghiệm Chánh Pháp trong đời sống hằng ngày. Điều này giúp cho người đọc có cơ hội chiêm nghiệm con đường tu tập đa dạng và phong phú của nhiều người sống trong nhiều môi trường khác nhau, từ môi trường cá nhân, gia đình đến xã hội.
Đọc ‘Triết Lý và Thi Ca’ Của Thầy Nguyên Siêu Để ‘Nghe Dòng Sông Nói’
11/11/2022
00:00:00
Tôi tâm đắc bốn chữ “nghe dòng sông nói.” Để nghe dòng sông nói là một việc tưởng như dễ mà không dễ chút nào. Thầy Nguyên Siêu không gọi dòng sông chảy mà gọi là dòng sông nói. Nhìn dòng nước sông chảy thì chỉ thấy nước sông đang chảy, chậm hay xiết, một cách tự nhiên như bản chất thiên nhiên của dòng nước sông là thế từ ngàn đời. Nhìn như thế thì người nhìn chỉ thấy tình trạng nước sông đang chảy mà không phải là dòng sông đang nói. Chữ “nói” biểu thị cho một hành động phát ngôn có chủ ý, giống như khi chúng ta nói điều gì đó. “Dòng sông nói” tức là dòng sông đang thổ lộ bằng một thứ ngôn ngữ riêng biệt của nó về một điều gì đó. Trong cách nói của dòng sông ắt phải có cái chủ ý hay cái tình ý của nó, vì nếu không như vậy thì Thầy Nguyên Siêu đã không gọi “dòng sông nói.”
Đọc ‘Triết Lý và Thi Ca’ Của Thầy Nguyên Siêu Để ‘Nghe Dòng Sông Nói’
06/11/2022
17:37:00
“Ngồi một mình trên tảng đá, bên cội tùng bờ sông. Nhìn dòng nước lặng trôi. Êm đềm, không mảy động. Ngồi để nghe dòng sông nói.” Đó là một đoạn được trích từ trang 27 trong tác phẩm “Triết Lý và Thi Ca” của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (từ đây trở xuống xin được gọi là Thầy cho thân mật) đã được Phật Việt Tùng Thư xuất bản tại California, Hoa Kỳ vào năm 2021.
Trang Sử Mới Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
13/09/2022
09:27:00
GHPGVNTN, từ ngày thành lập vào tháng 1 năm 1964 đến nay, năm 2022, đã tồn tại 58 năm. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử theo vận nước nổi trôi, mà có lúc tưởng chừng như sức tàn lực kiệt, vì những chướng duyên từ bên trong hay bên ngoài, GHPGVNTN vẫn còn đó với dân tộc này. Đã có biết bao nỗ lực, âm mưu, kế hoạch, chính sách nhằm triệt hạ, GHPGVNTN vẫn còn đó trong chí nguyện và hoài bão của lịch đại Tổ Sư. GHPGVNTN còn tồn tại vì đó là Giáo Hội dân lập đứng trên lập trường Dân tộc và Đạo pháp thuần khiết.
Quay lại