Hôm nay,  

Văn Hóa Quần Què

03/11/202300:00:00(Xem: 838)

tuong nang tien
 
Qua lời kể của FB Tạ Quang Hiệp, tôi được biết câu chuyện khá lạ này:
  
“Năm 1905, khi đang hoạt động ở Nhật Bản thì Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ rủ nhau lên Tokyo để tìm bạn là người Trung Hoa có tên Ân Thừa Hiến. Xuống tàu hỏa, Phan Bội Châu liền gọi một người phu xe Nhật Bản và đưa cho anh ta tấm danh thiếp của Ân Thừa Hiến để nhờ tìm địa chỉ. Người phu xe này không biết chữ Hán, nên đã đề nghị Phan Bội Châu đợi để mình tìm một người phu xe khác biết chữ Hán để có thể giúp đỡ.
  
Cuối cùng, người phu xe biết chữ Hán cũng xuất hiện và đã đưa hai cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ đến địa chỉ của Ân Thừa Hiến. Tuy nhiên, khi xe đến Chấn Võ Học Hiệu, nơi tá túc của Ân Thừa Hiến thì mới vỡ lẽ, người bạn Trung Hoa này đã chuyển đi nơi khác, và không ai biết “nơi khác” cụ thể ở đâu.
  
Nghĩ ngợi một lúc, người phu xe liền nói với hai vị khách Việt Nam: “Xin các ngài cứ chờ tôi một chút, tôi sẽ đi tìm địa chỉ mới của Ân Thừa Hiến rồi quay lại đón 2 ngài.” Hai vị khách Việt Nam đứng chờ từ 2 giờ chiều, đến 3 giờ, rồi 4 giờ chiều vẫn không thấy người phu xe quay lại, liền nghĩ: Tokyo rộng thế này, biết tìm Ân Thừa Hiến ở đâu. Nhưng đến 5 giờ chiều thì người phu xe bất ngờ quay lại và cho biết đã tìm được nơi cần tìm.
  
Thế là người phu xe đưa hai vị khách Việt đi thêm 1 tiếng nữa và đến một lữ quán có treo biển “Thanh Quốc Vân Nam lưu học sinh Ân Thừa Hiến.” Tất cả cho thấy người phu xe Nhật Bản đã tận tuỵ với công việc của mình như thế nào. Nhưng chưa hết, khi Phan Bội Châu hỏi tiền công thì người phu xe nói một con số khiến cụ Phan giật mình: 2 hào 5 xu.
  
Thấy số tiền quá rẻ, Phan Bội Châu rút ra một đồng bạc để trả ơn nhưng người phu xe kiên quyết từ chối với lý do: Theo quy định thì từ nhà ga Tokyo đến lữ quán này, giá chỉ là 2 hào 5 xu thôi. Thêm nữa, hai ông vì văn minh nước Nhật mà đến đây, chúng tôi hoan nghênh các ông, chứ không hoan nghênh tiền bạc của các ông. Nếu các ông cho tôi tiền xe vượt quá quy định thì không khác gì coi thường, khinh bạc người Nhật Bản chúng tôi.
  
Đây là một câu chuyện có thật, được viết lại trong tác phẩm ‘Tự Phán’ nổi tiếng của cụ Phan Bội Châu. Khi kể lại câu chuyện này, đặc biệt là tâm trạng của mình khi hỏi giá tiền người phu xe Nhật Bản, Phan Bội Châu cho biết: “Sợ nó cũng một nết như phu xe nước mình thì e cũng khốn nạn với vấn đề đòi tiền.”
  
Ủa? Chớ cái “nết” của “phu xe nước mình” ra sao mà cụ Phan “e cũng khốn nạn” với họ, về chuyện tiền nong vậy cà?
  
Ngày 5 tháng 8 năm 2019, báo Dân Trí ái ngại cho hay:
  
“Một du khách Nhật Bản là cụ Oki Toshiyuki (83 tuổi) đến TP. Hồ Chí Minh du lịch bị người lái xích lô chặt chém 2,9 triệu đồng cho quãng đường di chuyển khoảng 5 phút gây bức xúc lớn trong cộng đồng… Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Khánh, PCT Hiệp hội Du lịch TPHCM cho biết, đã nắm được sự việc qua báo chí. Theo bà Khánh đây là sự việc xấu xí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh điểm đến Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.”
  
Tôi chả mấy khi quan tâm đến “hình ảnh Việt Nam trong mắt của bạn bè quốc tế” mà thường chỉ bận lòng đến những cú “chặt chém” lặt vặt giữa người mình với nhau thôi.
   
Cách đây chưa lâu, báo chí nước nhà bỗng (đồng loạt) loan tin:
    – Hà Nội: Hỏi đường phải trả 10 nghìn
    – Tấm biển kì lạ “Hỏi đường 10k/lượt” ở Hà Nội
    – Biển 'hỏi đường, trả 10.000 đồng' ở Hà Nội gây xôn xao
    – Hà Nội: Ngán ngẩm với tấm biển “Hỏi đường 10k/lượt”
    – Tấm biển “Hỏi đường 10K” giữa Hà Nội và nỗi ái ngại về lòng tốt con người 

Trời! Chuyện nhỏ (cỡ con thỏ thôi) chớ có gì đâu mà phải “xôn xao, ngán ngẩm, và ái ngại”? Hơn nữa, vấn đề rõ ràng đã được dự kiến và có “phương án” giải quyết rồi.
  
Báo Công Lý (số ra ngày 10 tháng ̣9 năm 2023) mới hớn hở đi tin đây nè:
  
“Cần 350.000 tỷ đồng để chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam… Đây là nội dung mà dư luận rất quan tâm được nêu trong báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa trình lãnh đạo Chính phủ xem xét, quyết định.”
  
Với số tiền này (quy ra Mỹ Kim là đâu cỡ 15 tỷ USA dollar chớ không phải ít đâu nha) thì có chuyện gì mà giải quyết không được. Chậm lắm là đến cuối năm 2035 thì tấm biển đòi tiền 10 K cuối cùng cũng sẽ biến mất khỏi đường phố Việt Nam. Còn lỡ vẫn chưa thì chắc chắn là giá cả cũng sẽ giảm bớt ít nhiều (có thể chỉ còn 5 K cho mỗi chỉ đường lượt thôi) tôi dám bảo đảm như vậy đó.
  
Sự lạc quan, cũng như niềm tin tưởng của tôi, tiếc thay, không được chia sẻ bởi rất nhiều người. Bị quá nhiều nên xin phép chỉ ghi lại dăm ba, theo thứ tự alpha:

– Nguyễn Vũ Bình: “Chấn hưng văn hóa là việc vô cùng cần thiết đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Nhưng chấn hưng văn hóa cần phải đúng lĩnh vực cần chấn hưng. Đồng thời phải xác định đúng hiện trang và nguyên nhân để thực hiện việc chấn hưng văn hóa. Ngoài ra, nhưng việc khác chỉ là duy trì sự độc quyền lãnh đạo của đảng và sự kiếm chác của quan chức mà thôi.”

Đoàn Bảo Châu: “Quan tham các tỉnh sẽ thi nhau xin ngân sách để ‘chấn hưng’ văn hoá của tỉnh. Tượng đài sẽ mọc lên như nấm, rồi sẽ nứt nát hoang phế. Khi ngắm tượng đài, cái đói, cái đau buồn của dân sẽ không hề được giảm đi mà chỉ tăng lên. Bao nhiêu phần trăm của số tiền ấy sẽ biến thành biệt phủ và siêu xe cho các cậu ấm, cô chiêu?”

– Nguyễn Đình Cống: “Ở Việt Nam, bây giờ ngoài những tai họa về vật chất và tinh thần do con người gây ra, gần đây người ta còn chuẩn bị gây một tai họa động trời bằng cách đề xuất dự án chi 350 ngàn tỷ đồng để chấn hưng, phát triển văn hoá.”

– Lâm Công Tử: “Cái văn hóa khốn kiếp của quan lại thời nay thật khó tưởng tượng nổi! Làm sao, tiền của nào cho đủ để tẩy xóa tư duy quan chức đã và đang trực tiếp gây chấn thương cho một nền văn hóa vốn đã lụi tàn?” 

– Nguyễn Tiến Tường: “Chấn hưng chấn heo, 350k tỷ rồi các anh lại tuyên truyền, lại gắn bảng tùm lum tà la chạy theo hình thức. Có mà ‘chấn hoa văn hứng’ chớ văn hoá quần què!”

Vi nhân nan
. Làm người khó thiệt, nhất là người Việt. Đưa tay nhận mấy ngàn bạc lẻ sau mỗi lượt chỉ đường là hành vi rất kém văn hóa nên bị chúng mắng, đã đành; đề xuất tiền tỷ để chấn hưng văn hóa cũng bị chửi luôn: “văn hoá quần què!”
 
– Tưởng Năng Tiến
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau ngày 7/10/2023, tình hình chiến sự tại Trung Đông diễn biến cực kỳ tệ hại, khiến cho chính giới và công luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến một giải pháp quen thuộc từ lâu, đó là hai nhà nước Israel và Palestine được hoạt động song hành trong yên bình. Giải pháp này tiên liệu là Israel và Palestine đều có chủ quyền dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và cùng hoạt động độc lập trong hai khu vực rõ rệt giữa Địa Trung Hải và sông Jordan. Giải pháp này được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhiệt tình cổ vũ. Nhưng đâu là hiện trạng và triển vọng thực thi cho giải pháp này?
Để đối phó với cuộc tấn công bất ngờ của tổ chức khủng bố Hamas vào ngày 7/10/2023, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết, chính phủ Israel sẽ tiêu diệt nhóm Palestine này. Nhưng Israel có thể đạt được nguyện vọng này không và ai sẽ cai trị Dải Gaza sau khi chiến tranh kết thúc? Hai vấn đề này chưa được sáng tỏ. Thủ tướng Netanyahu cho biết, cho đến nay, với các cuộc không kích và hành quân bằng bộ binh đã giết chết nhiều thành viên cấp cao của Hamas và phá hủy một phần hệ thống đường hầm của họ ở Dải Gaza.
Giống như hầu hết mọi thứ liên quan đến cuộc xung đột này, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào người quý vị hỏi là ai. Một số sẽ cho là tất cả bắt đầu với người La Mã. Một số khác sẽ cho rằng nó bắt đầu với cuộc di cư của người Do Thái đến Đế chế Ottoman vào cuối thế kỷ 19 – để thoát khỏi các cuộc tàn sát và đàn áp ở Đông Âu – và sự trỗi dậy của chủ nghĩa và phong trào phục quốc Do Thái (Zionism). Hay Tuyên Bố Balfour (Balfour Declaration) của chính phủ Anh năm 1917, ủng hộ thành lập một “quốc gia cho dân tộc Do Thái” ở Palestine và những xung đột nối tiếp về sau với cộng đồng Ả Rập ở đó.
Trong vài năm trở lại đây, tinh thần cực đoan đảng phái đang gây chia rẽ trong xã hội. Nhiều người xem những người khác đảng phái như kẻ thù, quên mất rằng đảng nào cũng có điểm hay, điều dở. Nếu biết nhìn vào những điểm tích cực của cả hai đảng Dân Chủ, Cộng Hòa, người Mỹ sẽ giảm bớt được sự thù ghét vì bất đồng chính kiến. Một trong những cách nhẹ nhàng để học hỏi về những giá trị cốt lõi của hai đảng là xem phim. Bài viết này sẽ điểm qua một số phim gần đây nói lên được giá trị tinh thần của những người Cộng Hòa truyền thống.
Pauline Newman, năm nay 96 tuổi, giữ chức vụ chánh án liên bang Hoa Kỳ trọn đời. Dù bà muốn tiếp tục làm việc, nhưng bà đang vướng vào các vụ kiện với các đồng nghiệp là những người muốn bà về hưu. Hoa Kỳ đã trở thành điểm nóng cho các cuộc tranh luận về việc liệu những người trong lãnh vực chính trị có thể là quá già để lãnh đạo chăng. Các đối thủ hàng đầu cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là Joe Biden, người ở tuổi 80 là già gấp đôi người Mỹ trung bình; và Donald Trump 77 tuổi là người già hơn một thập niên với “Tuổi Về Hưu Bình Thường” -- ở tuổi mà người Mỹ có thể nhận các phúc lợi về hưu trọn vẹn.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người sứ giả cuối cùng của Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam được gửi sang Mỹ cầu cứu với đồng minh vào tháng Tư 1975. 20 năm sau ngày Sài Gòn xụp đổ, ông Hưng xuất bản sách "The Palace File" (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập). Thêm 10 năm sau, báo xuân Việt Báo Tết Ất Dậu, có đăng bài viết đặc biệt của Tiến sĩ Hưng viết thêm về những bí ẩn do Cựu Đại Sứ Mỹ tại VN Graham Martin kể lại “Mỹ tính kế chạy: Bắn nhau với... quân đội VNCH”, trích từ cuốn sách mới của ông: “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”. Mời đọc bài mới nhất của Ông, cũng viết về “đồng minh”, nhưng từ đồng minh tháo chạy đến “lại nhảy vào”.
Phương Đông lên ngôi. Phương Tây rơi vào tình trạng suy thoái khó lòng cứu vãn. Và Trung Quốc đang chứng minh rằng hệ thống chuyên chế tập trung, do nhà nước lãnh đạo của họ đã giúp cho đất nước tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, phát triển nhanh chóng vượt trội – một hình ảnh trái ngược với các nền dân chủ lộn xộn và bất kham.
Từ lâu, người dân Hoa Kỳ đã lo lắng di dân nhập cư vào Hoa Kỳ sẽ cướp đi công ăn việc làm của họ. Năm 1891, Henry Cabot Lodge, TNS ủng hộ các luật di trú nghiêm ngặt hơn, đã mô tả công nhân ngoại quốc là “nguồn cung cấp lao động giá rẻ” đang “liên tục làm giảm thu nhập của người lao động” ở Hoa Kỳ. Emma Lazarus, cùng thời với Lodge, lại có quan điểm khác. Lấy cảm hứng từ Tượng Nữ Thần Tự Do, bà đã viết bài thơ “The New Colossus” năm 1883. Để rồi những vầng thơ của bà “Give me your tired, your poor / Your huddled masses yearning to breathe free” (xin được tạm dịch: “Để lại cho ta những khốn nghèo, mệt lả/ Những kẻ lạc loài, khát hơi thở tự do”) đã được đặt tại chân tượng.
Nhiều người Việt sống ở Mỹ nhưng vẫn còn nhiều điều ưu tư về quê nhà Việt Nam. Có thể diễn giải tình hình kinh tế Việt Nam theo những góc độ khác nhau, cả tốt lẫn xấu. Nhưng tình trạng về quyền tự do cơ bản của con người như tự do ngôn luận, tự do tư tưởng chính trị… thì không thể chối cãi rằng Việt Nam đang đứng ở những thứ hạn chót trên thế giới. Nguyên nhân cũng không cần phải bàn cãi: chế độ độc tài đảng trị CSVN.
Những ai yêu thích thiên nhiên, thích xem phim khoa học về loài vật, sự sống trên trái đất hẳn đều quen thuộc với cái tên Sir David Attenborough. Với tuổi đời gần bách niên, Sir Attenborough có thể được xem là một trong những nhà sinh vật học, nhà sử học tự nhiên, nhà biên tập phim tài liệu nổi tiếng vào bậc nhất thế giới hiện nay. Trong hơn nửa thế kỷ, ông xuất hiện trong nhiều bộ phim tài liệu giá trị về thiên nhiên và sự sống do BBC thực hiện: The Living Planet, Blue Planet, Planet Earth, Our Planet…Ông cũng là một nhà hoạt động môi trường, kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ trái đất trước hiện tượng biến đổi khí hậu. Ông kêu gọi bảo vệ môi trường không vì mục đích chính trị, không để bảo vệ lợi ích kinh tế cho một nhóm người nào, mà với tư cách của một nhà khoa học chân chính. Ông được nhiều người xem như một báu vật quốc gia của Vương quốc Anh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.