Hôm nay,  

Hàng Ngàn Ngôn Ngữ Đang Trên Đà Tuyệt Chủng

20/06/200100:00:00(Xem: 4540)
Dưới đây là bản tin AP do VietCatholic dịch, cho biết có tới một nửa trong tổng số 6,800 ngôn ngữ của thế giới sẽ có thể bị khai tử vào năm 2100.

BạÏn có bao giờ nghe ai nói thứ tiếng như là Udihe, Eyak hay Arikapu không" Và hầu chắc là sẽ không bao giờ có ngày đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng một nửa trong tổng số 6,800 ngôn ngữ của thế giới và có thể có tới 90% sẽ bị mất biệt đi vào cuối thế kỷ này.

Viện Worldwatch một tổ chức tư coi chừng về các dòng ngôn ngữ cho biết: “Lý do bị tiêu diệt là vì một nửa số ngôn ngữ trong tổng số đó hiện nay chỉ còn một số ngưới ít ỏi chừng dưới 2,500 nói mỗi thứ tiếng đó mà thôi”.

Theo kinh nghiệm thì các ngôn ngữ nếu muốn được truyền từ đời này đến đời kia phải có ít nhất là chừng 100,000 người sử dụng. Đó là nhận định của tổ chức UNESCO, Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa. Chiến tranh và sự diệt chủng, thiên tai, việc ngôn ngữ thống trị đè trên ngôn ngữ thiểu số như tiếng Hán tại Trung hoa hay tiếng Nga tại Nga sô, hoặc có khi chính quyền cấm không cho nói ngôn ngữ thiểu số cũng là lý do làm diệt chủng các ngôn ngữ thiểu số.

Ông Payal Sampat thuộc viện Worldwatch cho hay “Nó cũng giống như sự diệt chủng đang đe dọa các loài thú”.

Tỉ dụ điển hình là ngày nay chỉ còn khoảng 100 người còn biết nói tiếng Udihe, 6 người nói tiếng Arikapu, và 1 người duy nhất nói tiếng Eyak mà thôi. Đó là Marie Smith, ở Alaska, biết nói tiếng Eyak, và câu 'awa'ahdah có nghĩa là “cám ơn”.

Sự mất mát về ngôn ngữ ảnh hưởng sâu rộng vượt cả ngoài cộng đồng nói ngôn ngữ đó. Một khi ngôn ngữ nào đó chết và biệt tăm, các nhà ngôn ngữ học, nhân chủng học và các chuyên gia ngành cũng mất đi nguồn sung mãn về chất liệu đễ họ có thể tiếp tục làm việc trưng bằng chứng về lịch sử, tìm ra và khám khá làm thế nào dân đó chuyển từ nơi này tới nơi kia và họ sinh sống ra sao.

Ông Manx, một người sống tại đảo Isle of Man trong biển Irish Sea, ông mất tích vào năm 1974 nên tiếng nói của ông cũng mất theo. Vào năm 1992, một nông dân sống tại Thổ nhĩ kỳ nói tiếng Ubykh, một ngôn ngữ miền Caucasus với số âm chính kỷ lục thế giới là 81 âm vận cũng đã chết theo ông.

Một ngôn ngữ chết đi và biệt tích cũng không phải là điều lạ và mới mẻ gì, vì đã có đến hàng ngàn ngôn ngữ đã chết trước đây rồi. Điều mới lạ là trong thời buổi văn minh hiện nay số ngôn ngữ đang chết dần đi ở một mức độ báo động. Các nhà ngôn ngữ học tin rằng có từ 3,400 đến 6,120 ngôn ngữ có thể bị biệt tích vào năm 2100. Điều này cũng có nghĩa là từ nay tới cuối thế kỷ cứ trung bình chừng 2 tuần lễ thì sẽ có một ngôn ngữ bị diệt chủng.

Trong khi đó một vài ngôn ngữ như Trung Hoa, Hy lạp và Do Thái có trên 2000 năm lịch sử , thì cũng có vài ngôn ngữ đã chết nay lại hồi sinh. Tỉ dụ như vào năm 1983, người thổ dân Hawaii lập nên tổ chức có tên là 'Aha Punana Leo và muốn tái tạo lại thứ ngôn ngữ bản xứ của họ và muốn thâm nhập vào cả các trường công lập. Thứ ngôn ngữ bản xứ của họ hầu như bị diệt vong khi Hoa Kỳ cấm học sinh trong các trường ở Hawaii nói thứ tiếng này khi Hoa Kỳ tiếp thu hải đảo vào năm 1898.

'Aha Punana Leo, có nghĩa là tổ ngôn ngữ, được thâm nhập lại các trường tiểu học vào năm 1984, theo sau là trung học và người đỗ đạt đầu tiên toàn bằng ngôn ngữ này là vào năm 1999.
Hiện nay có từ 7,000 tới 10,000 người Hawaii nói tiếng bản xứ của họ, mà vào năm 1983 chỉ có độ 1,000 người nói mà thôi.

Tại Comwall bên Anh quốc người ta đang phục hồi thứ ngôn ngữ có tên là Cornish của dân Cornwall, mà vào năm 1777 ngôn ngữ này đã chết. Cũng vậy ngôn ngữ của người cổ thượng Mayan bên Mexico đã chết nay đang được phục sinh.

Tiếng Hebrew từ thế kỷ qua đã trở thành ngôn ngữ của người Do thái hiện nay có tới 5 triệu người nói thay vì trước đây chỉ là ngôn ngữ trong sách vở, viết và tra cứu mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.