Hôm nay,  

Kinh Doanh Quốc Tế Thất Vọng Vì Vi Phạm Nhân Quyền Tại Vn

15/04/199900:00:00(Xem: 15681)
Nhân quyền Asia Watch cảnh cáo VN có thể sụp như Indonesia
HÀ NỘI (Reuters) - Trong mấy tháng gần đây Hà Nội đã nói rõ rằng chế độ không dung thứ ly khai chính trị, thường nổi sùng lên khi bị chỉ trích về nhân quyền và cho biết sẽ không cho phép những người điều tra về nhân quyền vào nước.
Về phần các nhà đầu tư ngoại quốc, phần lớn đều tỏ ý lo ngại thái độ cứng rắn của Hà Nội sẽ làm Quốc hội Mỹ không chấp thuận một thỏa ước song phương về thương mại hiện vẫn còn ở trong thời kỳ thương lượng và gây trở ngại cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu.
Tháng trước vòng hội đàm thứ 7 về thương ước với Mỹ đã gập phải những bất đồng về nhiều kãnh vực khác nhau. Hà Nội cần có thương ước này để xin quy chế Tối huệ quốc của Mỹ và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hôm thứ ba 13-4, Hà Nội đã bắt đầu cuộc hội đàm 3 ngày với Liên hiệp Âu châu về việc mở thị trường cho các nhà xuất cảng của cả hai phía. Người ta không nghĩ rằng vấn đề nhân quyền sẽ được nêu ra trong dịp này.
Ông Roger Barlow, Chủ tịch nhóm kinh doanh Anh ở Việt Nam nói nếu Quốc hội Mỹ chống lại thương ước với Việt Nam vì vấn đề nhân quyền, điều đó sẽ là một tín hiệu xấu cho các nhà đầu tư tương lai ở Việt Nam.
Ông nói: “Nhóm chúng tôi mong đợi có sự gia tăng đầu tư Mỹ vào Việt Nam và giữa Mỹ và Việt Nam có sự quan hệ thương mại bình thường. Mọi sự chậm trễ trong việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ không có lợi gì cho sự tín nhiệm kinh doanh ở nước này”.
Sự tín nhiệm đó nay đã xuống thấp vì đổi mới kinh tế đã khựng lại, trong khi lãnh đạo đảng chỉ hứa sẽ có bầu không khí kinh doanh tốt đẹp hơn, nhưng trên thực tế không có gì thay đổi.
Trước tình trạng đó nhiều công ty ngoại quốc đã cho nhân viên của họ về nước hoặc đóng cửa hẳn.
Giới kinh doanh Mỹ ở Việt Nam nhìn nhận có vấn đề nhân quyền ở nước này, nhưng vẫn biện luận rằng nếu có thương ước và mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài, Việt Nam sẽ phải tôn trọng nhuều hơn quyền công dân và sự thượng tôn luật pháp của chế độ Hà Nội, một lãnh vực mà các nhà đầu tư ngoại quốc nói giống như đi vào một bãi mìn chôn.

Các nhà phân tích cho rằng vì Á châu gập khủng hoảng kinh tế nên Việt Nam muốn gia tăng mậu dịch với Âu châu và Mỹ. Vì hy vọng như vậy nên hồi tháng 9 năm ngoái Việt Nam đã phóng thích một số tù nhân chính trị và lương tâm, kể cả những nhân vật nổi tiếng trên thế giới.
Thế nhưng đến nay các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và các nước Tây phương đã chỉ trích gắt gao chế độ Hà Nội vi phạm nhân quyền, nhất là sau vụ nhà vật lý Nguyễn Thanh Giang bị bắt giam.
Một số các nước Âu châu đã mở rộng thêm danh sách những tù nhân lương tâm ở Việt Nam, trong khi các tổ chức nhân quyền lên án Hà Nội đã làm khó dễ những nhân vật đã được phóng thích hồi năm ngoái
Một vài chuyện khác tạo ra những sự chỉ trích gắt gao chế độ Hà Nội là vụ khai trừ cựu tướng Trần Độ và việc giam giữ những người Mường theo đạo Tin Lành ở thượng du Bắc Việt.
Hà nội chối cãi việc bắt giam những người bầy tỏ quan điểm tín ngưỡng và chính trị một cách hòa bình, nhưng đồng thồi họ lại cảnh cáo và hăm dọa những đảng viên nào đi ngược lại chính sách của đảng.
Bà Sidney Jones, Giám đốc vùng Á châu của Humam Rights Watch nói: “Những biến chuyển mới đây đã gây tai hại đến những quyền tự do tín ngưỡng và chính trị cũng như nhân quyền ở Việt Nam”.
Bà nhấn mạnh các nhà kinh doanh ngoại quốc cần phải quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Từ New York bà Jones nói: “Kinh nghiệm Indonesia cho thấy nếu không cho phép dân chúng nói lên sự bất mãn của họ, tình trạng đó sẽ tích lũy dần đến một sự thịnh nộ, phẫn uất, nó có thể bùng nổ hăm dọa sự ổn định. Ổn định là yếu tố sống còn cho các nhà kinh doanh và đầu tư ngoại quốc”.
Bà nói: “Một chính quyền xiết chặt kiểm soát tự do ngôn luận và một hệ thống pháp lý hoàn toàn bị chính trị hóa là một chế độ không thể nào có sự tôn trọng giao ước và sự minh bạch trong hành động của người cầm quyền”.
Chuyên gia Demelza Stubbings về Đông Nam Á thuộc Hội Ân xá Quốc tế ở London nói thêm:
“Một thể chế pháp lý tôn trọng và bảo vệ những quyền căn bản cho mọi người dân là điều rất có ý nghĩa đối với các công ty nước ngoài, cũng như có ý nghĩa với từng cá nhân. Một khung cảnh nghèo nàn về nhân quyền sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.