Hôm nay,  

Dùng Nafta Ngăn Di Dân Lậu: Mễ Dễ Thở, Dân Sẽ Không Đi

16/04/200600:00:00(Xem: 5991)
Bài báo của ký giả David Morris trên mạng AlterNet ngày 13-4 nhận định.

Trong khi tranh cãi về vấn đề di dân lậu, hiếm khi người ta lưu ý đến Hiệp ước Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement - NAFTA). Hiệp ước này được Hoa Kỳ và Canada ký kết vào năm 1989, đến năm 1994 có thêm Mễ. Đó là điều đáng tiếc, vì kể từ khi dòng người Mễ di dân lậu chảy vào Hoa Kỳ, năm 2006 lại phát sinh những thách thức cũ xưa đối với học thuyết kinh tế về cấu trúc căn bản của NAFTA.

Khẩu hiệu của những người đã đạt được thành tựu từ NAFTA là 'buôn bán, không viện trợ.'

Tác giả bài báo viết: 'NAFTA giải quyết rất ít vấn đề của chúng ta, cũng không trao đổi các quỹ tài chính từ những người dân Canada và dân Mỹ giàu có sang dân Mễ nghèo khổ. Bằng sự gia tăng mức sống và tăng lương dân Mễ trên chính đất nước họ, bộ trưởng Tư Pháp Janet Reno tiên đoán NAFTA sẽ giúp giảm 2/3 số di dân lậu trong vòng 6 năm. 'Reno tuyên bố hồi 1994 rằng NAFTA là niềm hy vọng tốt nhất làm giảm di dân lậu trong hướng lâu dài. Nếu NAFTA thất bại, sẽ không thể nào kiểm soát được di dân một cách hiệu quả.'

Khối lượng mua bán đã tăng vọt từ 30% tổng sản lượng quốc nội (GDP) của Mễ trong năm 1990 lên hơn 55% trong năm 2005. Đầu tư của ngoại quốc đã tăng hơn 225%. Tiền lương thực tế của hầu hết dân Mễ đã bị giảm nhiều khi NAFTA có hiệu lực. Lương của dân Mễ có nhiều mức rất khác nhau, và ít khi bằng lương dân Mỹ, dẫu cho thực tế là năng suất làm việc của thợ Mễ đã tăng vọt đột ngột. Từ năm 1993 đến 2003, năng suất thợ tăng đến 60%. Nhưng trong cùng thời kỳ đó, lương thực tế của họ lại giảm 5%.

Sự cống hiến của di dân lậu giống một van an toàn rất quan trọng. Trong 10 năm qua, dân số thợ Mễ trẻ tăng gần 1 triệu người mỗi năm, nhưng số việc làm tăng chỉ thêm phân nửa. Số người Mễ rời quê hương hàng năm từ nửa triệu đến 1 triệu đã giữ con số thất nghiệp ít ra cũng bằng mức có thể kiểm soát được.

Di dân đã làm việc cả những công việc ích lợi quan trọng khác: nền tài chính quốc gia. Trong năm 2005, dân Mễ ở Hoa Kỳ đã gửi tiền quà về quê đến 20 tỉ đô, chiếm khoảng 3% lợi tức của nước Mễ.

Trong khi đó, người Liên Âu nhận thức được rằng dòng di dân sẽ gia tăng khi khoảng cách lợi tức của các quốc gia ngày càng lớn. Sự chuyển động của nó hướng tới thị trường chung, Nghiệp Đoàn Liên Âu đã đầu tư hàng trăm tỉ đô trong những nước nghèo để giúp cải thiện nền kinh tế, giảm sự căng thẳng giữa nông dân và thợ trong nội bộ Liên Âu, và đồng thời cũng giảm số di dân trong nội bộ của Liên Âu. Bốn nước thành viên nghèo nhất của Liên Âu đã nhận được khoản đầu tư khổng lồ - đó là Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Ba Lan và Tây Ban Nha - đã làm tăng vọt GDP trên mỗi đầu người, từ 65% mức trung bình của cả Liên Âu trong năm 1986, lên 78% trong năm 1999 và cao liên tục cho đến ngày nay.

Tác giả bài báo viết tiếp: 'Không giống Hoa Kỳ, dân Liên Âu biết rằng cả thương mại lẫn viện trợ đều cần thiết cho sự vận hành nền kinh tế. Tôi muốn thêm rằng chỉ có một yếu tố cho công thức này thành công: làm cho nền kinh tế nội bộ nước đó phát triển bình thường. Một nền kinh tế sẽ phát triển, trước hết là từ trong nước, rồi từ đó mở rộng các thị trường nội bộ và sản phẩm trong nước phải cung ứng đầy đủ cho các thị trường này. Sự phát triển nền kinh tế cũng được chứng minh từ sức mạnh, chứ không phải sự yếu kém, của hệ thống mậu dịch trong các địa phương và trong vùng. Người dân không rời cộng đồng của họ, bạn bè họ, gia đình họ và nền văn hóa của họ khi họ không muốn rời. Và họ chỉ rời bỏ khi họ muốn rời bỏ mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.