Hôm nay,  

Kinh Tế Toàn Cầu Bế Tắc: Mỹ Thâm Thủng 1,7 Ngàn Tỷ

22/09/200200:00:00(Xem: 4100)
(Viết phỏng theo tác giả Robert J. Samuelson)
Viễn ảnh kinh tế toàn cầu đã hư hỏng. Việc khôi phục kinh tế đang đuối dần, theo như bản tường trình mới đây của hai kinh tế gia Jim O’Neil và Bill Dudley của công ty Goldman Sachs, một công ty môi giới hàng đầu về chứng khoán.
Chỉ riêng có Á châu không tính Nhật bản là có điểm sáng giá.
Năm 2002 kinh tế Trung quốc có thể phát triển nhiều lắm là 8%, Ấn độ phát triển 6%, Nam Hàn phát triển 6% và Thái Lan phát triển 4% theo như kinh tế gia Gregory Fager của Viện Tài chánh Quốc tế cho biết. Các quốc gia Á châu đã lấy lại đuợc sự thiệt hại nặng vì cuộc khủng hoảng tài chánh 1997-98, theo nhà kinh tế gia của viện này cho biết.
Ông Fagers cho biết, sự phát triển kinh tế tại nơi khác còn quá yếu hoặc không phát triển được, ngoài Nhật ra, Á châu không đủ sức để làm cho nền kinh tế thế giới sống lại được.
Thực ra nền kinh tế thế giới đã quá dựa vào Hoa kỳ, việc thâm thủng mậu dịch của Hoa kỳ nở ra như nấm không duy trì nổi, theo lời của hai kinh tế gia O’Neil và Dulley.
Âu châu và Nhật bản không có được nền kinh tế sinh động. Năm 1990 tỷ số thất nghiệp tại Âu châu trung bình là 9, 7%; cả chục năm nay sự phát triển của nền kinh tế Nhật bản chỉ vượt hơn 1%. Chẳng có sự toàn cầu hóa nào cứu giúp được những quốc gia nghèo nhất.
Tại Phi châu, lợi tức trung bình khó tăng lên được kể từ đầu năm 1980. Còn Mỹ châu La-tinh tăng hàng năm chưa được 1%. Chỉ tại Á châu, Trung quốc là có những tiến bộ lớn.
Tại Việt Nam, sinh hoạt kinh tế hai miền Nam và Bắc không có sự cân xứng. Miền Nam có nhiều người nước ngoài đầu tư hơn miền Bắc, chính lý do này người ta đã nhìn thấy rõ những áp đặt của chính quyền Hanoi vào dân chúng miền Nam có một thời đuợc tự do trước đây.
Việc toàn cầu hóa đã bị bế tắc vì hai trở ngại.
Một là văn hóa thường làm nền kinh tế thất bại như ôm chặt lấy thuyết cộng sản. Nạn tham nhũng đầy dẫy nằm phần lớn trong các quốc gia nghèo khó.
Tại Á châu, “ nền kinh tế tư bản thân hữu ” đã từng gây ra cuộc khủng hoảng tài chánh 1997-98. Lượng khổng lồ vốn đầu tư đưa vào tay các thân chủ ưa thích thành nước đổ xuống sông hay xuống biển (Ngay như tại Hoa kỳ, những vụ bê bối gần đây đã chứng minh, tiền giành dụm về hưu đầu tư trong chứng khoán đã bị đi đứt.). Ngoài ra còn có nhiều kẻ thù khác đang hờm sẵn.
Tại Phi châu, Botswana, một quốc gia có mỏ kim cương, là một điển hình hiếm có về nền kinh tế tiến triển. Nhưng hiện nay việc thu nhập của xứ này đang nhường bước trước nạn người lớn nhiễm bịnh HIV, theo như tạp chí Wall Street Journal loan tin.
Còn cái trở ngại thứ hai trong việc toàn cầu hóa hiện nay còn gấp rút hơn nữa.
Đó là việc bất ổn tiềm ẩn. Chủ trương khủng bố và việc gián đoạn xăng dầu hiển hiện lên những mối đe dọa. Nhưng còn có điểm yếu lớn khác chưa thấy lưu ý tới.
Năm 1990, nền kinh tế thần lực của Hoa kỳ đã hỗ trợ nền kinh tế thế giới. Giới tiêu thụ Hoa kỳ đã để cho nhập khẩu tràn ngập như giầy dép, hàng may mặc, computer chips, đồ chơi trẻ em, …

Từ 1997 tới năm 2001, tổng kết việc mậu dịch của Hoa kỳ đã bị thâm thủng gần 1, 7 ngàn tỷ Mỹ kim. Hiện nay nền kinh tế Hoa kỳ đang xuống, bỏ lại một khoảng trống khó có thể lấp đi được.
Có quá nhiều người bán, ít có người mua. Giá cả và tiền lời kém đi. Việc đầu tư kinh doanh vẫn còn quá yếu, vì các công ty – không những chỉ riêng gì về viễn thông, các kinh doanh khác cũng có khả năng sản xuất thặng dư.
Thị trường chứng khoán mất sinh khí vì tiền lời bay đi đâu mất. Thất nghiệp gia tăng vì lợi nhuận kém không đủ để cho mướn người.
Tệ hại hơn nữa, hậu quả là giảm lạm phát cố hữu lại kèm theo hiệu ứng chính trị như nền kinh tế đi theo tinh thần quốc gia và tinh thần bảo thủ hơn nữa.
Toàn cầu hóa nghĩa là cho tăng thêm sản phẩm và mở ra nền công nghiệp, định luật cung cầu đi theo quốc tế.
Để khuyến khích nền kinh tế thế giới có sự phát triển cân bằng hơn, hai nhà kinh tế đưa ra đề nghị :
Hoa kỳ phải bỏ đi chính sách đồng Mỹ kim phải mạnh và cho phép hay khơi ra hối xuất trao đổi thấp khoảng 15% tới 20% để giúp việc xuất khẩu của Hoa kỳ và làm cho việc nhập khẩu bị buông rơi.
Ngân hàng Trung ương của Liên Âu phải cắt tiền lãi một phần trăm điểm (lãi xuất quan trọng hiện nay là 3, 25 phân), Nhật bản và Liên Âu phải cho tăng thâm thủng ngân quỹ nhà nước.
Trung quốc phải cho đồng Nhân dân tệ như Yuan có giá nổi đối với đồng Mỹ kim để khuyền kích nhập khẩu thêm và làm giảm việc xuất khẩu.
Trên giấy trắng mực đen, sự tiếp cận này có thể thành công. Liên Âu và Nhật bản sẽ phát triển mau hơn. Trung quốc sẽ mua hàng thêm trên thị trường toàn cầu.
Nhưng trên thực tế , các trở ngại còn quá vĩ đại. Các chính quyền có thể làm ngơ lời khuyến cáo này. Hoa kỳ vẫn còn kết vào chính sách đồng Mỹ kim phải mạnh; Trung quốc thề quyết không chịu rời bỏ bất cứ cái lợi nào để cho xuất khẩu.
Giả thử như được chấp nhận, chương trình này cũng không đi đúng theo như đã quảng bá.
Các ngưới nước ngoài đã đầu tư hàng tỷ bạc vào chứng khoán và trái phiếu của Hoa kỳ. Sợ đồng Mỹ kim bị mất giá khiến tiền đầu tư này còn thua tiền tệ của nước họ, khiến họ bán tống, bán táng làm cho giá chứng khoán sụt xuống.
Liên Âu và Nhật bản không tài nào có thể làm cho phát triển kinh tế tăng lên được.
Liên Âu đang khốn khổ về trợ cấp thất nghiệp quá rộng rãi, luật lệ cứng ngắc và thuế má cao.
Khốn khổ thứ nhất của Liên Âu là cho duy trì nạn thất nghiệp, khốn khổ thứ hai và thứ ba là không cho sinh ra được việc làm.
Tại Nhật, lãi xuất thấp và ngân quĩ thâm thủng lớn khiến không thể nào hồi phục được cái nền kinh tế đã bị chê vì ngân hàng quản lý tồi, giới tiêu thụ quá thận trọng và lợi nhuận công ty thấp.
Trong những trở ngại này , không có cái nào có thể chữa trị dễ dàng bằng chính sách kinh tế được, vì tất cả đã ăn sâu trong cỗi rễ chính trị quốc gia và tâm lý của người dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.