Hôm nay,  

Ve Vãn Lịch Sử (2)

15/04/200300:00:00(Xem: 4236)
Những nhìn lại của Wilson thực ra cũng chưa "tới đâu vào đâu" cả, với chỉ một độc giả "thường thường bậc trung", là chúng ta bi giờ. Nói rõ hơn, Wilson biết, chuyện gì xẩy ra tại Liên Bang Xô Viết vào thập niên 1930, như những trang của ông về Stalin ở trong "To the Finland Station" cho thấy. Nhưng vấn đề, không với Stalin, mà là với Lênin: típ người lý tưởng dâng hết đời mình cho nghĩa cả, người của hành động, đúng như định nghĩa của Marx, đừng giải thích, hãy thay đổi thế giới. Khi vẽ chân dung Lênin, Wilson thừa nhận ông dựa vào tài liệu của Đảng và Nhà Nước, (vào thời kỳ này, đã có những tài liệu "ngoài luồng", thí dụ như cuốn "Lenin" của Mark Landau-Aldanov, một di dân, do Dutton xuất bản, 1922). Lênin có thể gây ấn tượng, như là một người dâng hết đời mình cho nghĩa cả, (cho lòng nhân từ quên cả thân mình), nhưng ông còn là một chính trị gia thủ đoạn tàn nhẫn, hay dùng từ của nhà văn Nga, Vladimir Nabokov, vào năm 1940, trong một lá thư gửi cho Wilson, ngay sau khi đọc xong cuốn sách của bạn mình, "To the Finland": a "pail of milk of human kindness with a dead rat at the bottom" (một xô sữa, tức cái chất người 'người ơi là người', với một con chuột chết ở dưới đáy".
Trong lời tựa, cho ấn bản 1972, tác giả Wilson cũng đưa ra một cái nhìn về con chuột chết đó. Nhưng ông vờ đi, một thực tại hiển nhiên, rằng, hầu hết những nét nổi cộm nhất của chế độ Stalin - sử dụng khủng bố, trình diễn những tòa án nhân dân, và những trại tập trung cải tạo- đều do Lênin đầu têu, và khánh thành. "To the Finland Station" bắt đầu với sự phản bội những nguyên lý, những lý tưởng Cách Mạng Pháp, của Napoleon, nó phải "nên" chấm dứt với sự phản bội của Lênin, với Chủ Nghĩa Xã Hội của Âu Châu. Wilson tin rằng, ông đang viết về sự thành công của những tư tưởng trong hành động ["tri" biến thành "hành", ideas in action], về sự chuyển dịch cái tưởng (tượng) thành cái thực. Dựa vào câu nói của Vico, như là điểm mở ra tác phẩm của ông, "thế giới xã hội là tác phẩm của con người" ("the social world is the work of man"), thì, câu chuyện ông chọn lựa, là một câu chuyện về sự thất bại.

Sự thực, theo như người viết hiểu, Wilson không phải là đảng viên CS, nhưng ông rất mê CS Đệ Tứ, của Trotsky, chứ không phải Đệ Tam. Bà vợ của ông, Mary McCarthy, theo Đệ Tứ. Và tờ Partian Review có khuynh hướng Đệ Tứ, chứ không phải tiền đồn chống Cộng. Trotsky thường vẫn cho rằng, mình trung thành với chủ nghĩa CS, của Lênin. Thành thử Wilson không thể nào nói ngược về Lênin được. Thất bại của cuốn sách còn là ở chỗ đó.
Về câu nói của Nabokov, và hình ảnh, "xô sữa với một con chuột chết ở dưới đáy". Theo như người viết được nghe kể lại, Nguyễn Đức Quỳnh, tác giả Thằng Kình, thuộc nhóm Hàn Thuyên, [với những thành viên như Trương Tửu, Đặng Thai Mai], theo Đệ Tứ, khi chạy trốn Đệ Tam (bỏ đất bắc vào nam, từ trước 1954), cũng đã từng so sánh Quốc Gia và Cộng Sản, bằng một hình ảnh khá tương tự, [tôi tin rằng ông chưa hề đọc câu của Nabokov]: Cộng Sản giống như một bát cơm gạo tám thơm, nhưng trộn thuốc độc, còn Quốc Gia, một bát cơm gạo hẩm, mốc, mà còn có vị thum thủm, vì trộn phẩn ở trỏng! Sở dĩ miền nam có được sự cởi mở, so với miền bắc, ngay cả ở những người theo CS, là do ảnh hưởng Đệ Tứ, với hai lãnh tụ nổi cộm là Hồ Hữu Tường và Nguyễn Đức Quỳnh (những người đã mất không nói tới, thí dụ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm. Nguyễn An Ninh không theo nhưng có cảm tình với Đệ Tứ). Ngoài ra còn những người nổi tiếng khác, như Trần Văn Ân, Tam Ích chẳng hạn. Nên nhớ, cái chất văn nghệ tự do của miền nam, không phải đợi tới Ngô Đình Diệm hoặc chính thể Cộng Hòa, mới có, mà là có công lao của những người Cộng Sản Đệ Tứ. Chúng ta hiểu tại sao ngư\ời Cộng Sản ở trong nước thù ngụy thì một, mà thù Đệ Tứ, thì mười, là vậy.
Jennifer Tran
(Tài liệu tham khảo:
-THE HISTORICAL ROMANCE by LOUIS MENAND
Edmund Wilson's adventure with Communism.
Issue of 2003-03-24
Posted 2003-03-17
(Tạp chí Người Nữu Ước, trên lưới)
-To the Finland Station, Một Nghiên Cứu về Viết và Hành Lịch sử (A Study in the Writing and Acting of History). Nhà xb Anchors.
Edmund Wilson sinh ngày 8 tháng Năm, 1895, tại Red Bank, New Jersey. Học Princeton. Tác giả những cuốn: I Thought of Daisy (1929), tập truyện ngắn, Memoirs of Hecate County (1946), một tập thơ, Poets, Frawell (1929), và một số kịch phẩm. Ông nổi tiếng như là nhà phê bình, với những tác phẩm như Axel's Castle (1931), The Triple Thinkers (1938), The Wound and the Bow (1941)...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.