- Mùa Hốt Trứng Nhạn
- Cáy
- Sau Cơn Bão Lửa
- Trồng Dâu Nuôi Tằm
- Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè
- Mì Xực Tắc
- Ba Khía
- Về Bắc
- China
- Chà Là, Basa
- Nuôi Gà
- Câu Tôm Hùm
- Nuôi Dơi
- Ăn Trộm Vịt
- Con Ma Ném Đá
- Lung Là Cái Gì"
- Đi New York
- Bên Bờ Freeway
- Rùa Rang Muối
- Mò Ðồ
- Lu Khạp Ở Miền Quê
- Ðêm Trên Sông
- Chuyện Miền Quê
- Chim Trời Cá Nước
- Sắc Tô Có Gì Lạ Không Em"
- Cây Huyết Dụ
- Dưa Hấu
- Trăn Rắn Ở Sóc Xoài
- Starbucks
- Đi Săn
- Một Chứng Nhân 90 Tuổi
- Đi Thẻ Mực
- Bún Cá Ngừ
- Cây Bần
- Kéo Côn
- Tự Mãn
- Ma Với Quỉ
- Dỡ Chà
- Về Long Xuyên Cần Thơ
- Ðâm Cá Nhái
- Bèo Dạt Mây Trôi
- Đi Một Ngày Đàng
- Đi Tát Đìa
- Món Ăn Quê Mùa
- Chim Đa Đa
- Hú Vía
- Du Lịch Hawaii
- San Jose Đi Dễ Khó Về
- Gỏi Cá Cơm
- Chuyện Khỉ
- Làm Giàu
- Xe Đò Hoàng
- Trở Về Trên Tàu Vn Thương Tín.
- Heo Nọc
Phàm cây gì mọc nhanh thì gỗ không tốt, thí dụ cây cao su, cây bông gòn. Kể cả cây bạch đàn tăng trưởng không nhanh mấy, mà gỗ trắng cũng là
loại xoàng.
Cây oak (Sồi), sycamore (Gía tị) mọc dài theo đường 152 là những loại gỗ tốt tại Mỹ, 20 năm sau, ta coi bộ nó chẳng khác gì hồi chúng ta mới tới đây.
Trong khi đó cây bần mọc rất nhanh, sau ít năm gốc cây có thể ba tay không giáp, nhưng trong thân toàn là bộng cùng lỗ,
thớ gỗ xoắn xít dẻo quẹo. Nếu mà có dùng cưa để xẻ cũng rất khó
khăn.
Chặt cành bần phơi khô để chụm bếp thì khói nhiều lắm, nhưng
sau khi ngâm dưới nước ít lâu rồi mới phơi khô thì củi đỡ khói hơn nhiều.
Gỗ dùng để đóng xuồng ở miền đồng bằng sông Cửu Long thường là
gỗ sao, thao lao (bằng lăng), tệ lắm cũng làm bằng gỗ dầu, chứ nếu đóng
bằng mấy thứ gỗ tạp khác thì không qua khỏi ba
con trăng (ba tháng).
Trái bần vừa chua vừa chát, ăn với cơm tệ hơn trái cà nhiều.
Cặc bần mọc từ dưới bùn trồi lên mặt nước, dùng làm nút chai tốt lắm.
Người ta chặt những cành bần lớn bằng bắp vế, cổ tay dùng cắm chà dọc theo bờ sông để bắt cá.
Cắm chà và dỡ chà ra sao """
Dọc theo hai bên bờ những con sông lớn hay kinh xáng (Kinh do xáng múc đào), người ta thường thấy những dề lục bình dạt vào đám cành cây được rào bằng nhũng cây tre cao vút, đó gọi là
đám chà.
Đám chà lớn hay nhỏ cũng còn tùy khả năng của chủ nhân, thường thì bề ngang chừng 15 thước, dài 40 thước .
Phải xin phép chính quyền chứ không phải muốn cắm chà chỗ nào cũng được, vì sông còn phải để đủ khoảng rộng cho tàu thuyền lưu thông, lẽ dĩ nhiên Chủ Chà phải đóng thuế hàng năm.
Chà dùng tốt nhất là cây gừa (cây si), kế đến là trâm bầu, mù u .. Tệ nhất là cây tre vì nó có gai, mà cho dù không có gai như tre mỡ, trúc đá, tầm vông ...thì cũng dở lắm, vì tuy bền nhưng vỏ
tre không thối rữa được như những loại cây kia, để làm đồ ăn cho tôm tép và cá nhỏ, mà không có cá nhỏ thì cá lớn cũng đâu vô trú ngụ (có cá nhỏ làm thức ăn cho cá lớn).
Khởi đầu, người ta chất chà còn xanh lá xuống sông, xung quanh cặm nọc tre. Lục bình (bèo bồng) trôi dạt trên sông tấp dần vào giữa đám chà, sinh sản rất mau, nở đầy hoa tím trông đẹp
giống như đuôi công.
Vỏ và lá cây bắt đầu thúi rữa thu hút những bầy cá con, tôm tép vô rỉa. Tôm càng, cá lớn cũng nhận đám chà làm chỗ ở
lâu dài, nhứt là khi có một xác chó hay heo chết xình trôi kẹt vô đám
chà.
Hồi xảy ra vụ người Miên "Cáp Duồn" chặt đầu người Việt rồi thả trôi sông, đố có ai dám ăn tôm càng bắt từ mấy đám chà, vì ai cũng biết tôm càng xúm bu vô đám chà có "Thằng Chỏng" mà rỉa
...
Tùy theo mùa trong năm, nhưng thường thì cứ cách vài tháng là người ta dỡ chà một lần. Đó là một ngày vui....