Những đêm cuối tháng tối trời, đom đóm bay lập loè đậu trên những lùm
bụi dành dành, ô rô cóc kèn ở bờ sông coi có vẻ ma quái lắm.
Loài ba khía cũng leo hết lên những nhánh bần, chứ không thập thò dưới hang nữa. Ngày thường thì vừa nghe tiếng động của bước chân là chúng phóng biến xuống hang còn mau hơn còng
gió. Bây giờ thì mỗi cành nhỏ cũng đeo cả chục con.
-Tụi nó làm gì vậy "
-Chúng "Yêu" nhau đấy.
Một chị mái có dăm anh đực bám quanh. Yêu đâu chẳng biết, bị loài người soi đèn túm cả bọn bỏ vô thùng sắt tây.
Người ta đổ nước vô rửa nhiều lần, rồi để nguyên ba khía sống như thế vào khạp da lươn.
Nước
muối nấu chung với vài thanh đường thẻ, độ muối rất đậm đặc chừng nào thả một hột cơm vô mà không chìm thì mới được. Đổ nước muối vào vừa ngập
ba khía thì lấy miếng rổ cũ mà
nén ba khía xuống rồi dằn cục đá lên trên.
Bất cứ loài mắm nào cũng phải để khá lâu cho ngấu, có loại 6 tháng, có loại một năm. Nhưng mắm ba khía thì khác, ta có thể ăn nó sau ...ba ngày!!!
Nhìn mấy bà mấy cô đi chợ, móng tay sơn đỏ choét, Việt cũng như Miên, xà vô hàng bún
mắm ba khía, tay bốc bún bỏ vô miệng, tay kia cầm cái ngoe con ba khía mút chùn chụt, coi "dễ
thương" hết sức.
Con mắm ba khía ăn với bún hay cơm, phải làm như thế này mới ngon:
-Lấy nước sôi rửa sơ qua, bóc mu vất đi, bẻ thân mắm ra làm bốn.
Pha nước mắm ớt tỏi chanh đường cho ngon rồi trộn vô ba khía ...
Xong rồi ..bốc ăn ...
Miên trông thấy cũng phải thèm.