Ở miền Trung, từ Noel cho đến tết ta trời lạnh buốt và mưa giăng giăng rất buồn. Trong khi ở miền Nam, mỗi năm khi gió bấc thổi về thì lòng người hớn hở.
Từ tháng 11 cho đến Noel, trên ruộng đồng miền Nam có rất nhiều tép đồng. Nó chỉ lớn bằng mút đũa thôi, nhưng mập tròn căng.
Người
lớn thì đặt đó, cắm đăng, có đêm được cả giạ, cả bao. Con nít cũng có thể bắt được nhiều bằng cách cất vó. Chẳng phải là vó lớn đâu, chỉ là một mảnh vuông vải mùng mỗi bề chừng 5
gang, gọng là 2 thanh tre mỏng.
Bỏ chiếc vó nhỏ xíu này xuống bờ ao, hoặc bên bờ ruộng luá, rắc lên một nhúm cám đã rang vàng. Chừng một phút sau, nhấc lên đã được nửa chén tép đang nhảy lao xao rồi.
Tép này lấy kéo cắt hết râu, xào với hành tỏi tiêu bột ngọt rồi bầy ra diã.
Ở
dưới mương nước trong, có hai loài rau dại: Cây hẹ nước và cây chóc. Hãy hái một ít rửa sạch. Dùng bánh tráng dầy hay mỏng cũng được, cuốn những thứ kể trên như cuốn bò biá, chấm
với nắm nêm.
Món này mang củi lửa ra ngay chỗ bắt tép, ăn mới ngon.......
Ai có về miền Rạch Giá...Nhắn dùm tôi...
Trên đường từ Long Xuyên về Rạch Giá, có một vùng ruộng đất phì nhiêu gọi là vùng Cái Sắn.
Sau 1954, có 1 bài hát hình như của nhạc sĩ Nguyễn Hiền:
-Ai về Miền Cái Sắn xinh tươi.
Ai về đồng luá mới, ai về nhà má tôi.
Nhắn rằng dù xa nơi mến thương.
Nhưng lòng tôi vấn vương,
Mối tình hoài cố hương.
-Đây dù nhà mới cất thô sơ,
Cánh đồng tràn sóng luá,
Bên bờ dòng nước mơ.
Lớp người dân di cư đắp xây
Phá rừng hoang đốn cây,
Ðồng thẳng cánh cò baỵ
-Mai ngày muà luá mới đâm bông.
Tôi về tìm sức sống
ven bờ giòng nước trong.
Gió chiều đuà trăng thanh ngát hương,
Sống hoà nhịp bốn phương.
Cho lòng tràn mến thương .....
Ở giữa vùng Cái Sắn là Quận Kiên Tân(Sau 75 gọi là Huyện Tân Hiệp). Từ đây trở lên hướng Long xuyên, Cần Thơ thì có những kinh đào theo mẫu tự ABC .... Nhưng về hướng Rạch giá thì lại
theo thứ tự 12345.
Mỗi kinh cách nhau 2 cây số (Có mấy kinh lại chỉ cách 1 cây)
Những kinh ABC ngoài trồng luá, người dân còn làm vườn, rẫy và làm pháo.
Thuốc
lào 999 bán ở chợ Ông Tạ, xuất xứ ở đây. Cà pháo từng bao tải chở đi SG
cũng như món mắm tôm đen thùi, thúi nức mũi (nhưng ngon lắm) cũng từ vùng này chở đi.
dân số.
Ruộng luá ở đây trải dài mút tầm nhìn, như trong bài hát Hè Về cuả Nhạc Sĩ Hùng Lân:
-Bâng khuâng nghe gió đùa mây thắm đàn chim cánh đo trời
Phân vân đôi maí chèo khua nước thuyền ai biếng trôi.
-Xa xa lớp lúa dồn cao sóng vàng leo dốc chân đồi.
Thanh thanh hương sen nồng ướp gío trăng khi chiều rơi..
Tôi không phải gốc là người Bắc Di Cư 54, nhưng thời thơ ấu từ Thủ Dầu Một về sống chung trong khu người Bắc ở Cái Sắn, bạn bè cùng lớp, bạn bè lính, hầu hết là Bắc Kỳ, nên bây giờ nói
giọng Bắc rặt.
Tôi có thể nói:
-Tôi không đi xe nôi, cũng chẳng đi xe nam, tôi đi xe nửa. Vưà nanh nẹn, dzẻ tiền, nại không sợ bị xìu nốp.
Tôi còn hát:
-Ai
bảo Di cư là khổ Di cư sướng lắm chứ. Ngồi tàu bay, ta vào miền Nam, lòng ta sướng nao nao. Rau muống trong Nam lại nhiều, mà người Nam không
biết. Ước mong sao, rau muống lên
cao, tăng sức mạnh cần lao ...
Trẻ con Bắc kỳ, Nam Kỳ chủi nhau, tôi vào cả 2 phe.
Chửi rằng:
-Bắc kỳ ăn trái cà na. Ăn nhằm lựu đạn, chết cha Bắc Kỳ.
Rồi hợp với bên kia chửi lại:
-Bắc kỳ ăn cá rô cây. Nam kỳ ăn d...ái thằng Tây đen xì.
Tuổi
thơ qua mau, lớn lên chúng tôi sát cánh, cả Bắc lẫn Nam kỳ, chống lại quân thù, có nhắc nhớ lại những trận đánh nhau ngày còn nhỏ để mà nhớ tiếc ngày vui qua mau.
Rau muống có màu đỏ tím, mọc tràn đồng, dân Nam chỉ hái cho heo ăn. Người Bắc vô thấy rau muống mọc hoang ngoài ruộng nhiều quá, mừng như gặp cố nhân, thiếu điều ôm chầm lấy, oà
lên mà khóc nức nở.
Tại sao lại phải khóc" Là vì rau muống đồng ăn dễ bị đau bụng lắm. Mãi về sau này người ta mới khám phá ra rằng, phải lấy một cần câu, hay một roi trúc vụt tưới sượi vào đám rau muống cho
ra bớt nhựa, thì vài hôm sau ăn mới được.
Sau này, chẳng ai phải làm như thế nữa, chẳng cần luộc hay xào đập tỏi gì cả. Chỉ cần muối chua
ngọt, ăn cũng ngon quá trời, mà chẳng thấy ai đau bụng nữa hết...
Ngọn rau muống đỏ rất bự, to như ngón tay cái, chẻ ra trộn dầu dấm như trộn sà lách ăn cũng ngon lắm.....