- Mùa Hốt Trứng Nhạn
- Cáy
- Sau Cơn Bão Lửa
- Trồng Dâu Nuôi Tằm
- Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè
- Mì Xực Tắc
- Ba Khía
- Về Bắc
- China
- Chà Là, Basa
- Nuôi Gà
- Câu Tôm Hùm
- Nuôi Dơi
- Ăn Trộm Vịt
- Con Ma Ném Đá
- Lung Là Cái Gì"
- Đi New York
- Bên Bờ Freeway
- Rùa Rang Muối
- Mò Ðồ
- Lu Khạp Ở Miền Quê
- Ðêm Trên Sông
- Chuyện Miền Quê
- Chim Trời Cá Nước
- Sắc Tô Có Gì Lạ Không Em"
- Cây Huyết Dụ
- Dưa Hấu
- Trăn Rắn Ở Sóc Xoài
- Starbucks
- Đi Săn
- Một Chứng Nhân 90 Tuổi
- Đi Thẻ Mực
- Bún Cá Ngừ
- Cây Bần
- Kéo Côn
- Tự Mãn
- Ma Với Quỉ
- Dỡ Chà
- Về Long Xuyên Cần Thơ
- Ðâm Cá Nhái
- Bèo Dạt Mây Trôi
- Đi Một Ngày Đàng
- Đi Tát Đìa
- Món Ăn Quê Mùa
- Chim Đa Đa
- Hú Vía
- Du Lịch Hawaii
- San Jose Đi Dễ Khó Về
- Gỏi Cá Cơm
- Chuyện Khỉ
- Làm Giàu
- Xe Đò Hoàng
- Trở Về Trên Tàu Vn Thương Tín.
- Heo Nọc
Mực có ba bốn loài mà thôi:
Mực ống, mực nang, mực vĩ đại (giant squid) và bạch tuộc.
-Mực
nang thì lớn chừng 2 kg cho tới cả chục ký, râu ngắn, mình bè ra mập ngang và trong thân mình có một cái nang cứng, màu trắng xốp.
Nang này phơi khô để làm thuốc Bắc, tán nhuyễn để bỏ vô men rượu làm cho men xốp, đốt xông khói dưới gầm giường để trừ rệp, dán v v.
Mực này bắt không được nhiều nên người ta ít phơi khô, nhưng nếu có khô mực nang thì giá mắc lắm, vì nó ăn rất ngon.
Ở
vùng biển Đà Nẵng, giữa đèo Hải Vân và núi Sơn Chà có nhiều mực này, khi mình bắn nó bằng súng săn cá ở giữa những đám rong biển rồi lôi lên ca nô, thì nó vằn vi như áo lính nhảy dù,
màu sắc lấp lánh và thay đổi luôn luôn. Nếu bạn đến làng phong (Trị bịnh cùi) ở chân núi thì sẽ săn được con to lắm.
Mấy
năm gần đây, mực nang được VN xuất khẩu qua Mỹ khá nhiều, giá cũng khá mắc và ăn thì dòn ngon lắm. Có điều này nói ra hơi buồn, là chỉ mấy lần đầu thì ăn ngon thôi!!! Mấy lần sau thì
trong bụng con mực đầy nước đá, cho nên mua con mực 10kg thì đến 3kg là nước đá rồi.
Đã
thế lại ướp quá nhiều muối, đến nỗi khi luộc lên chấm nước mắm gừng hay
mắm nêm thì trở thành mặn đắng, nuốt không trôi. Làm như vậy giống như lừa khách hàng, và kết quả lâu dài về
sau ai cũng biết là sẽ tệ hại lắm lắm!!
Mỗi khi có El Ninõ, luồng
gió và nước nóng thổi từ Mễ Tây Cơ lên miền Nam Cali một loại mực cực lớn, dáng ngoài nó giống con mực ống, nhưng có khi nặng tới hơn 10kg, thịt nó dầy hơn hai
đốt ngón tay. Khi nó ăn câu thì thường là đứt dây, ngoại trừ mình dong nó vô sát trong bờ hay cạnh tàu, rồi dùng móc sắt mà kéo lên.
Con
bạch tuộc thì mình nó tròn như quả trứng, nhưng râu to mà dài, râu nó to hơn ngón chân cái là thường. Tuộc thường sống trong đám đá ở lòng biển, đi câu tôm hùm mà dính bạch tuộc thì
phải biết cách mới kéo nó lên được. Mình thả lỏng dây câu ra cho đến khi nó di chuyển, các hấp khẩu buông ra khỏi cục đá để bò thì phăng giây
câu lên thật nhanh.
Mực nào cũng thế, khi lên khỏi mặt nước là nó phụt mực ra có vòi, thành thử phải cẩn thận để né mực, không thôi sẽ dính có khi đầy mặt hoặc quần áo.
Bạch tuộc con nhỏ như cái ốc mít, xào khóm hoặc hành tây ăn cũng ngon lắm.
Người
ta dùng cái tỉn nước mắm cũ, xỏ vô thành từng dây rồi thả chìm dưới đáy
biển, con bạch tuộc thường chui vô đó trú ngụ và thế là ngư dân kéo lên
mà bắt một cách dễ dàng.
Con mực mà ta thường ăn, và có nhiều nhất trên biển là mực ống. Nó đi hàng đàn và nổi lên gần mặt nước khi thấy ánh đèn. Vì vậy, người ta đốt đèn thật sáng, khuyến dụ nó nổi lên mà xúc,
cái đó kêu là đi thẻ mực. Mực ống nhỏ làm sạch, lấy râu nó bằm chung với thịt ba rọi, nấm mèo, bún tàu (miến), tiêu hành tỏi ớt, rồi dồn vô con mực, lấy cái tăm gài lại cho chắc rồi chiên lên ăn
ngon kể gì, nhớ là khi chiên thì để lửa vừa vừa không thôi nó nổ, đừng ở trần mà đứng gần bếp, phỏng cả da đó nghe.
Loài mực đặc biệt nhất ở điểm đi thụt lùi, lúc gặp nguy hiểm nó chạy ngược như tên bắn.
Cái đít đi trước, cái đầu đi sau ....còn mấy cái râu đi sau rốt.
Nhờ một cái ống ngay ở miệng, con mực nạp nước vô bụng rồi phun ra thành vòi như máy phản lực để tiến.
Nó
còn một đặc điểm nữa là phun mực đen ngòm rồi chạy trốn, khiến cá hay kẻ thù không tìm thấy nó đâu trong làn nước đen thùi đó.
Hồi trước kia, người ta dùng ánh sáng của đèn khí đá hay đèn manchon mà dụ mực nổi
lên mặt nước trong những đêm tối trời rồi dùng vợt mà xúc. Nhưng bây giờ ngư dân dùng ánh sáng đèn
điện có sức sáng cả hàng mấy ngàn nến.
Ở VN thì mực có khắp trên các vùng biển, nhưng nhiều nhất là ở Nha Trang, Đại Lãnh. Không những có nhiều mà mực lại lớn nữa.
Phú
Quốc cũng có nhiều mực, con nhỏ hơn nên ngoại trừ phơi khô một số ít con trộng trộng, còn lại nhỏ quá thì họ bỏ chung vô cá tạp mà làm nước mắm.
Ở chợ Dương Đông Phú Quốc, họ bán mực còn sống trong những thau
nước biển, khi mình mua thì họ bỏ cả mực lẫn một ít nước vô bịch ni lông, thành thử khi về tới nhà, con mực vẫn còn
bơi lội.
Ngoài đảo này có nhiều cây bứa mọc hoang, trái bứa lớn bằng nắm tay dùng để nấu canh chua, khi chín vàng thì hơi ngọt có thể sên với đường làm thành mứt bứa chua chua, ngọt ngọt.
Lá bứa non có màu nâu đỏ như màu lá xoài lúc mới mọc, nhưng khi già rồi thì xanh đậm, lá rất dầy. Cả trái lẫn lá bứa đều chua nên bị tụi con nít trèo lên hành
hạ tối ngày, không có trái thì
chúng lấy lá mà ăn với muối hột.
Trong buổi nhậu mực tươi, họ cũng bẻ một cành bứa về. Một nồi nước sôi có tra chút muối và bứt ít lá bứa, vò cho bể ra làm bốn làm năm mà thả vô nồi.
Con mực còn sống nguyên như thế, được vớt và thảy vô nước sôi (nó sống dưới nước cả đời thì cần gì phải rửa, mà bị trụng vô nước sôi như vậy thì nhớt nheo, lẫn vi trùng gì cũng chết ráo).
Con mực chín liền, lại được vớt ra, cuốn
với rau thơm mà chấm với mắm nêm. Phải nhớ đưa đầu nó vô trước, vì khi mình cắn phát đầu tiên, bọc mực bể ra, thì nó không có dịp phọt vô mặt
người đối diện.
Chất mực, trộn lẫn với thịt con mực thật ngọt ngào, nhưng ăn xong, thè lưỡi ra thì cả miệng lẫn lưỡi đều đen thùi như cái ống khói tàu.
Ngày xưa người ta hay phơi mực trên sân, hay trên cát ngoài bãi biển, ôi thôi ruồi bụi bay phủ lên coi phát gớm, nhưng nay những tàu mực làm dàn phơi ngay trên tàu, hoặc trên liếp đóng nổi
cao gần bờ. Lại có nhà máy xấy mực nên phần vệ sinh khỏi lo nữa.
Đây là bài hát hồi còn nhỏ, mà tui còn nhớ:
-Anh em ơi, rượu đế với khô mực này
Ai chưa say, thì uống với tôi ly đầy.
Từ chỗ tôi ở miền nam Cali mà tới Seattle ở miền bắc Mỹ cũng xa xôi như SG với Bắc Kinh, thế mà nghe người bạn rủ rê lên đó câu mực, là tôi hún hớn khăn gói tã lót lấy vé máy bay đi liền.
Mùa đông ở trong vùng vịnh Seatle có đầy mực. Những chiếc tàu đánh cá từ Alaska nằm thả neo trong vịnh có rọi đèn quanh tàu sáng trưng. Chúng tôi dùng thuyền cao su và ca nô nhôm chạy
lại gần hàng phao của họ, dùng mồi cây lân tinh phát quang có một chùm lưỡi mà giựt lên giựt xuống, mực bu lại gần và bị giựt móc vô có khi một con, có khi hai ba con.
Trời mưa tuyết lạnh cóng, phải mang bình ga và lò sưởi theo mà hơ tay hơ chân, nhưng đi câu mực ham lắm, chỉ
cần một tiếng đồng hồ là được đầy mấy thùng rồi.
Hơi buồn một tí, là vì nhiều quá, ăn mất ngon, và mình cũng không thể phơi hay xấy gì được, đành phải đem phân phát cho mấy người quen, mà phải năn nỉ họ mới chịu lấy.
Con cá nhà táng là con vật lớn nhứt trên quả địa cầu này (còn sống), nó lớn hơn cá voi, và chỉ ăn mực mà thôi.
Mỗi
ngày nó ăn hàng mấy trăm ký lô mực. Cái miệng nó ngoác ra và "xúc" cả đàn mực. Khi ngậm miệng lại thì nước thoát ra bằng cái mang, còn bao nhiêu mực thì nuốt trộng, không cần phải
nhai và cũng không thấy nó đòi hỏi rau thơm nước mắm gừng chi cả, đúng là dễ tánh!!!
Thịt
heo nạc quết nhuyễn gói lại trong lá chuối mà luộc thì kêu là giò lụa hay giò nạc, nếu làm dẹp bằng bàn tay rồi cho thêm quế vô mà chiên, hay đắp chung quanh một ống tre hoặc nhôm mà
nướng thì gọi là chả quế.
Con cá thác lác cắt đầu rồi phơi chừng vài tiếng đồng hồ, sau đó lấy cái chai mà lăn cho phòi thịt ra, chỉ còn xương da ở lại, rồi cũng bỏ vô cối quết cho dẻo lại, đem chiên hay vo viên bỏ vô lẫu
thì gọi là chả cá.
Cá biển vì ít xương, nên có thể lọc lấy thịt bỏ vô máy xay mà làm chả cá, bán ở chợ thiếu gì, nhưng sao bằng được chả
cá thác lác!
Con mực tươi thái nhỏ, xay ,rồi quết nhuyễn mà làm chả
mực thì ngon lắm. Ở ngoài Bắc và vùng Nha Trang có món này dòn và ngon tuyệt trần.
Hiện nay những người cung cấp thức ăn cho nhà thương hay các hãng xưởng bên VN đang gặp khó khăn vì người ta bị ngộ độc thực phẩm hàng loạt, không thể nào biết được chả cá, chả
mực có pha thêm thịt cá nóc hay không. Làm như vậy khác nào cầm dao giết người"
Trong sông rạch miền Nam có cá nóc mít, nó nhỏ bằng ngón tay thôi, nhưng khi bắt lên bờ, nó kêu nóc nóc chừng vài giây thì lớn như trái banh tơ-nít. Không thấy ai ăn con nóc mít ruộng này
bao giờ.
Cá nóc biển thì có nhiều loại và lớn hơn nhiều. Ngư dân cũng không sợ khi ăn nó, họ nói khi lột da và làm ruột đừng làm dập gan mật của nó thì ăn không sao cả.
Thịt nó lại dai và ngon, làm khô để nhậu cũng rất bắt mồi, nhưng hàng năm người chết vì thịt cá nóc càng tăng, có khi cả làng bị trúng độc..
Nhưng nếu người ta xẻ ra, nhuộm màu rồi ướp tiêu, đường vô mà phơi rồi chở lên vùng cao nguyên để bán, thì không ai phân biệt được nữa.
Khi thịt cá nóc đem trộn với cá khác, xay ra làm chả thì lại ngon hơn và chỉ có trời mới biết có bao nhiêu con cá nóc độc ở trong đó.
Ôi cuộc sống đau có dài bao nhiêu, chúng ta nếu chăm chỉ làm ăn, cuối tuần hoặc mai mốt già rồi thì xách cần đi câu không sung sướng hay sao, cần gì phải lừa gạt người khác, mà vẫn cảm
thấy sảng khoái trong lòng.