Ba em cũng như rất nhiều người Việt Nam vì không chấp nhận được cuộc sống không có tự do dưới chế độ cộng sản nên đã bỏ nước ra đi. Ba em đã phải trải qua một cuộc hành trình đầy khó khăn để đến xứ Mỹ này.
Đầu tiên phải tìm đường móc nối với những người có ý định đi vượt biên. Rồi sau đó chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Phải mất năm lần với hai lần bị rượt đuổi và ba lần bị bắt nhốt nhưng ba em trốn thoát. Nghe ba em kể giống như trong phim đầy nguy hiểm và hồi hộp. Đến lần thứ sáu ba em mới đi được nhưng lại phải đối mặt với những nguy hiểm khác. Đầu tiên là không có nước uống. Với gần 60 người trên một con thuyền nhỏ tưởng chừng như nước biển có thể tràn vô bất cứ lúc nào. Đến lúc trời mưa ập xuống tưởng là có nước uống nhưng lại không được hứng nước uống vì nước mưa và sóng lớn sẽ làm lật thuyền bất cứ lúc nào. Ba em nói lúc đó ba em ăn được một tép chanh mà nó ngọt như đường. Cũng may là đến ngày thứ năm thì thuyền tới được một cái đảo nhỏ của người Inđo. Lúc đó khi ba em bơi vào bờ suýt chết đuối vì bị một người không biết bơi kéo theo.
Ba em ở bên đảo 5 tháng thì được bảo lãnh qua Mỹ. Mặc dù những nguy hiểm đến tính mạng đã qua đi nhưng ba em còn phải đối mặt với nhiều khó khăn vất vả mới được như ngày nay.
Từ những hy sinh của ba em cũng như hàng ngàn người Việt Nam để đi tìm tự do, em mới hiểu và trân quý khi được sống trên đất nước có tự do và nhiều cơ hội cho em nên em phải biết gìn giữ và sống xứng đáng với sự hy sinh đó.
Adela Trần, 15 tuổi, là học sinh lớp 7 niên khóa 2014-2015 của trường Việt Ngữ Nguyễn Bá Tòng (giáo xứ St Barbara)
Chú thích: Tựa đề do thầy Trần Văn Minh đặt vì bài luận văn không có tựa đề.
..
Năm 1975, khi cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, từ đó đã xảy ra những cuộc di tản ra khỏi đất nước để trốn chạy chế độ cộng sản. Ba em cũng đã phải trải qua hành trình đầy khó khăn này.
Trong năm 1982, ba em rời Việt Nam trên một chiếc thuyền nhỏ, tổng cộng có mười bảy người, trải qua hành trình ba ngày ba đêm trên biển cả. Ba em bị cướp hai lần bị mất hết tất cả. Sau đó đã vào một hòn đảo nhỏ ở Thái Lan. Lúc đến bờ, chủ tàu làm thuyền chìm để cảnh sát không đuổi ra nước được. Cảnh sát đến và cho chỗ ở cho hai tuần tới khi đi trại tị nạn với mấy ngàn người khác. Trại tị nạn của Thái Lan rất nghèo và những thân nhân của ba gửi ba tiền để sống. Cuối năm 1983, Mỹ phỏng vấn và nhận ba thì Mỹ gửi ba đi Ga Lăng II ở Indonesia để học Anh văn, văn hóa Mỹ và đời sống của người Mỹ. Ga Lăng II rất nghèo khổ và không bằng trại tị nạn ở Thái Lan. Trong tháng mười một năm 1984 có máy bay gửi ba đi Mỹ. Lúc ba đến Mỹ, ba chưa biết lái xe và chưa nói tiếng Anh giỏi thì ba phải học nghề, học Anh văn và học lái xe. Ba mua xe $500 để đi làm nhưng xe hay bị hư. Vì vậy ba phải nghỉ mỗi lần bị hư thì không được tiền ngày đó.
Bây giờ em đang được sống ở một đất nước tự do, giàu có. Cuộc sống của em được đầy đủ về vật chất và tinh thần. Cái đó cũng nhờ ba em đã trải qua hành trình gian khổ để đi tìm tự do, hạnh phúc.
Brian Phạm, 15 tuổi, là học sinh lớp 7 niên khóa 2014-2015 của trường Việt Ngữ Nguyễn Bá Tòng (giáo xứ St Barbara)
.
,