Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (126)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Đỗ Kim Thêm dịch
Mới nhất
A-Z
Z-A
Chủ nghĩa tư bản đang vận hành ở đâu – Thế giới có thể học được gì từ Thụy Sĩ, Đài Loan và Việt Nam
30/09/2024
10:32:00
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
“Tình hình nghiêm trọng hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh” – Moritz Küpper phỏng vấn Đại Sứ Nga Sergej J. Netschajew
23/09/2024
14:43:00
Đại sứ Nga tại Đức, Sergej J. Netschajew cho biết, để chấm dứt chiến tranh Ukraine, cần phải có một kế hoạch hòa bình. Đồng thời, ông chỉ trích gay gắt phương Tây đã biến Ukraine trở thành một nước “chống Nga”. Ông kêu gọi phương Tây đề xuất một kế hoạch hòa bình cho cuộc chiến Ukraine. Chỉ sau khi đó, Moscow mới đánh giá được liệu là vấn đề có thể được thảo luận không. Đồng thời, nhà ngoại giao này đổ lỗi cho phương Tây và khối NATO về trách nhiệm cho cuộc chiến...
Nền dân chủ đang thực sự thoái trào?
30/08/2024
00:00:00
Lại một lần nữa, nền dân chủ tự do đang bị đe dọa trên toàn thế giới. Theo nhiều cách, chúng ta đã từng chứng kiến những thách thức như vậy trước đây và nền dân chủ cuối cùng đã nổi lên giành chiến thắng. Liệu lần này có nên có sự tự tin tương tự như vậy không? Những mối đe dọa phản dân chủ chắc chắn không có nghĩa là sự kết thúc của hệ thống. Nhưng thay vì bám víu vào niềm tin lạc quan trong chiến thắng trên toàn cầu tất yếu của nền dân chủ, hiện nay những người bảo vệ nền dân chủ phải áp dụng tư duy thực tế dựa trên bằng chứng thực nghiệm - đặc biệt là khi dữ liệu thách thức các giả định đã tồn tại từ lâu và đặt ra những vấn đề khó giải quyết.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan và vai trò của răn đe trong các kịch bản không gây chiến
20/07/2024
08:28:00
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Những bài học của Tập Cận Bình về Nga
05/07/2024
00:00:00
Vào ngày 4 tháng 2 năm 2022, ngay trước khi xâm chiếm Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký một văn bản ca ngợi mối quan hệ đối tác “không giới hạn”. Hơn hai năm kể từ ngày đó, Trung Quốc đã từ chối lên án cuộc xâm lược và giúp Nga nhận được trang thiết bị, từ các động cơ máy cho đến máy bay không người lái, những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh.
Chiến lược phòng thủ ba mặt của Mỹ để chuẩn bị cho cuộc chiến ở châu Á, châu Âu và Trung Đông
14/06/2024
00:00:00
Dưới thời các Tổng thống Barack Obama, Donald Trump và Joe Biden, chiến lược phòng thủ của Hoa Kỳ đã được xây dựng dựa trên quan niệm lạc quan rằng, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cần chiến đấu nhiều hơn một cuộc chiến trong cùng một lúc. Dưới thời chính quyền Obama, đứng trước tình trạng tiết kiệm ngân sách, Bộ Quốc Phòng đã từ bỏ chính sách lâu đời là sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong hai cuộc chiến lớn để tập trung vào việc có được các phương tiện chiến đấu và chỉ giành chiến thắng trong một cuộc chiến. Hành động đó đã đẩy nhanh xu hướng, hướng tới một quân đội Mỹ nhỏ hơn. Nó cũng thu hẹp các lựa chọn khả dụng cho giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ, vì việc cam kết cho Hoa Kỳ tham chiến ở một nơi sẽ ngăn cản hành động quân sự ở nơi khác.
Hợp tác Mỹ-Trung vẫn còn khả thi
17/05/2024
00:00:00
Mặc dù Mỹ đã từ bỏ chính sách tham gia với Trung Quốc, nhưng chiến lược cạnh tranh đại cường mà nó thay thế, không loại trừ sự hợp tác Mỹ – Trung trong một số lĩnh vực. Một ví dụ điển hình là một trận bóng đá, nơi hai đội quyết chiến nhưng tuân theo các quy tắc và ranh giới nhất định, chỉ đá bóng chứ người không đá nhau. Gần đây, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Bắc Kinh trong nỗ lực giúp ổn định các mối quan hệ với Trung Quốc, nhiều vấn đề mà ông thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gây tranh cãi sôi nổi. Ví dụ, Blinken cảnh báo Trung Quốc không nên cung cấp vật liệu và công nghệ để hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Nga chống Ukraine, và ông phản đối các yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông cùng hành vi quấy rối Philippines (một đồng minh của Hoa Kỳ). Các tranh chấp khác liên quan đến cách giải thích về chính sách “một Trung Quốc” của Mỹ đối với Đài Loan cũng như các biện pháp kiểm soát thương mại và xuất khẩu của Mỹ về công nghệ sang Trung Quốc.
Bàn về hiện tình kinh tế và kiểm soát dân chúng ở Trung Quốc
26/04/2024
00:00:00
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Làm thế nào để ngăn chặn cuộc chiến Đài Loan?
19/04/2024
00:00:00
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Việt Nam và cuộc chiến Nga – Ukraine: “Chính sách ngoại giao cây tre” của Hà Nội mang lại kết quả nhưng vẫn còn thách thức
29/03/2024
00:00:00
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Quay lại