Hôm nay,  

Đức Phật bàn về Chính trị học, Kinh tế học và thuật lãnh đạo đất nước

05/11/202310:12:00(Xem: 1473)

duc phat


Tóm lược

 

Chương này phác thảo về lý thuyết kinh tế và chính trị của giáo lý Phật giáo, bao gồm những khái niệm về các mối quan hệ giữa các quốc gia, nó dựa trên sự hiểu biết độc đáo về bản chất của thực tại. Một số độc giả có thể ngạc nhiên khi nghe rằng có một lý thuyết về chính trị học trong giáo lý của Đức Phật. Nhưng thực ra, Đức Phật đã nói một cách bao quát về chính trị, trái ngược với sự khẳng định của Max Weber, người nổi tiếng đã xác quyết rằng Phật giáo là "một tôn giáo có vị thế phi chính trị và phản chính trị một cách quá đặc biệt". Mặc dù mục tiêu quan trọng trong giáo lý của Đức Phật là giải thoát của cá nhân từ các đau khổ đang lan tràn. Đức Phật coi chính trị là quan trọng, nhưng không đặt nó quá nặng vì giá trị nội tại, nhưng vì nó tạo ra một môi trường ngoại tại có thể tạo điều kiện hoặc cản trở cho việc theo đuổi hạnh phúc cá nhân, nó được định nghĩa như là sự thăng tiến tâm linh và thành tựu của minh triết về bản chất đích thực của bản ngã và thế giới. Mặc dù được hiểu rõ nhất như là một phần mở rộng của giáo lý của Ngài bàn về việc giải thoát cho con người, Đức Phật cũng là một triết gia quan trọng về chính trị và xã hội nguyên thủy. Giáo lý về xã hội của Đức Phật song hành với tư tưởng về dân chủ hiện đại, nền kinh tế thị trường hỗn hợp và chủ thuyết quốc tế ở phương Tây. Chương này phác thảo về lý thuyết chính trị và kinh tế của Đức Phật bao gồm cả những tư duy của Ngài về thuật lãnh đạo đất nước và các khả năng cho trật tự quốc tế.
 
***
 
Đức Phật bàn về Chính trị học
 
Kinh điển Phật giáo buổi sơ thời đề cập đến một số vấn đề quốc tế, kinh tế và chính trị. Khi mục đích chính trong giáo lý của Đức Phật là giải thoát cá nhân ra khỏi các đau khổ đang lan tràn, giáo lý của Ngài cũng thừa nhận sự tương thuộc của cá nhân với xã hội, thể chế chính trị và kinh tế. Giáo lý của Đức Phật đã tìm cách dung hoà những mối quan hệ này một cách xây dựng. Mặc dù ở phương Tây phần lớn là không biết đến, Đức Phật là một triết gia nguyên thủy và quan trọng về kinh tế, chính trị và xã hội và một triết gia dân chủ mang tinh thần nhân bản và duy lý. (Ling 1981) .
    Các yếu tố chính trong viễn kiến về  quy phạm của Đức Phật đối với chính trị là gì? Đức Phật thấy chính trị không phải là một mục đích tự tại nhưng hoặc là một công cụ có thể cung cấp các điều kiện thuận lợi hoặc là những trở ngại có hại cho sự thăng tiến của cá nhân. Đức Phật công nhận rằng chính phủ là cần thiết để đem lại trật tự và phúc lợi xã hội và các giá trị, nội dung và tiến trình của nó phải phù hợp với "giáo pháp". "Giáo Pháp" (dhamma trong tiếng Pali) có nhiều ý nghĩa, nhưng ở đây đề cập đến các lời dạy của Đức Phật và sự hành trì giáo pháp, mà nó mang lại như là các quy luật tự nhiên hoặc phổ quát, chẳng hạn như luật duyên khởi và đau khổ, đó là kết quả từ  sự vô minh về chân lý cơ bản này. Những quy luật này không do Đức Phật tạo ra, có hoặc không có Ngài thì quy luật cũng vận hành, nhưng Đức Phật đã khai mở những quy luật này và khuyến nghị là chúng ta kiểm chứng và hành động cho phù hợp; không qua đức tin mù quáng, nhưng qua một tiến trình đánh giá thuần lý của con người. Một hệ thống chính trị được tổ chức phù hợp với những chân lý cơ bản này có thể giảm thiểu các hình thức đau khổ cho tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt là cho những người kém may mắn nhất mà sự đau khổ có thể dễ nhận ra là lớn lao nhất và nó đóng một vai trò tích cực trong việc cá nhân đạt đến các hình thức cao hơn trong hạnh phúc.
    Khi nói rằng việc thực hành chính trị phải phù hợp với giáo pháp vì tính chính thống của nó, điều đó có nghĩa là gì? Một nguyên tắc cơ bản của giáo pháp liên quan đến chính trị là sự bình đẳng và phẩm giá của tất cả các cá nhân. Đức Phật nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều có giá trị cố hữu và khả năng giác ngộ, được gọi là "Phật tánh". Trái ngược với giáo lý Bà la môn đang thịnh hành, Đức Phật bác bỏ hệ thống giai cấp và lập luận rằng các đức hạnh được phân phối đồng đều, không theo thứ bậc qua xã hội. Đức Phật xác định: "Hiện nay, vì cả hai đức tính tốt và xấu được bậc trí giả chê trách và khen ngợi, nó lan tràn trong bốn đẳng cấp mà không phân biệt, bậc trí giả không nhận ra lời chê trách về đẳng cấp thuộc về Bà la môn là nhiều nhất ... [bất cứ ai cũng có thể] được giải thoát nhờ vào các đặc điểm của giáo pháp. (DN, 27, 2012  trang 408). Giáo pháp được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người bất kể đến giai cấp, địa vị xã hội hay hoàn cảnh kinh tế. Bởi vì người dân và nhà lãnh đạo đều bình đẳng trước giáo pháp, các định chế chính trị nên phản ánh chân lý cơ bản này. Vì đã đến lúc những điều này là những nhận thức về xã hội mang tính đột phá thực sự.
    Giáo lý của Đức Phật cũng phản ánh nguyên tắc về bình đẳng khi Ngài quy định rằng chế độ quân chủ, hình thức cai trị chiếm ưu thế trong lúc Ngài còn sinh tiền, phải nên dựa trên sự đồng thuận của dân chúng (không phải là quyền thiêng liêng), nó được tiến hành với sự tham vấn với người bị trị, không phân biệt trong việc áp dụng về công lý và phù hợp với giáo pháp. Tuy nhiên, dân chủ là hình thức cai trị mà sự bình đẳng là tối quan trọng, và tăng đoàn, một sự sáng tạo chính trị riêng của Đức Phật, (sangha, dòng tu của Tăng và Ni trong tiếng Pali và Sankrit) được điều hành bởi sự bình đẳng nghiêm ngặt trong các quy luật về quy y, tham gia, quản lý và hoà giải tranh chấp.
    Bởi vì sự bình đẳng và thiện tánh tối hậu của mỗi cá nhân (và bởi vì họ tất cả đều đau khổ), Đức Phật dạy rằng mỗi người trong số họ đều xứng đáng với lòng từ bi của chúng ta, và ở mức độ tối thiểu, họ không nên bị hại bởi nhà nước. Bất bạo động hoặc vô hại (ahimsa trong tiếng Sankrit và Pali) là một hệ quả tự nhiên tất yếu của lời dạy của Đức Phật về sự bình đẳng của con người và là cơ sở của việc bảo vệ các quyền cá nhân. Có lẽ ví dụ trực tiếp nhất của nguyên tắc này đối với chính trị là lời khuyên của Đức Phật được Ngài lặp đi lặp lại rằng, một nhà lãnh đạo liêm chính phải tuân theo các giới luật đạo đức về việc không giết hại, không trộm cắp, không nói dối, v.v. Khẳng định hơn, nhà lãnh đạo thành công phải chứng minh lòng từ bi và  quan tâm thông qua các thực hành lòng tử tế, bình đẳng, kiên nhẫn và rợng lượng. Bất bạo động và bình đẳng là nền tảng của lòng công bằng xã hội trong Phật giáo, và chính phủ hoàn hảo đòi hỏi việc bảo vệ về đạo đức và pháp lý chống lại việc sử dụng tùy tiện quyền lực. Đức Phật, giống như những bậc quốc phụ của nước Mỹ, lo ngại về sự nguy hiểm của chế độ chuyên chế.
    Đặc điểm thứ ba trong giáo lý chính trị của Đức Phật là tinh thần khoan dung đối với các cấu hình chính trị khác nhau và phương cách thực dụng và không theo giáo điều (theo nghĩa này là "tự do" hoặc "đa nguyên") đối với các vấn đề chính trị. Thay vì công khai tán thành một hình thức đặc biệt của chính phủ, khi Ngài dành thiện cảm và tư vấn cho các nước cộng hòa các vương quốc như nhau, Đức Phật ngụ ý rằng, việc quản trị hoàn hảo có thể nhận được nhiều hơn là một hình thức của chính phủ, nhưng nó phải cho phép tối đa hóa hạnh phúc cá nhân của người dân (được định nghĩa theo một cách vượt ra khỏi sự hưởng lạc thú nhục dục đơn thuần và  bao gồm việc tự thực hiện) và giảm thiểu đau khổ của họ. Việc này cho phép người dân trau dồi lòng từ bi, khoan nhẫn, rộng lượng, tập trung thiền định và trí huệ trong khi ngăn cản tham lam, sân hận và vô minh. Đức Phật đã không cổ vũ công khai về một hình thức duy nhất của chính phủ, và ở một cấp độ, Ngài thừa nhận rằng các loại chế độ khác nhau có thể được coi như là chính thống, nếu tinh thần của người cai trị và bị trị phù hợp với giáo pháp.
    Tuy nhiên, Đức Phật chỉ ra một sự ưu tiên về các hình thức dân chủ và đại nghị của chính phủ. Trong giáo lý và giới luật của Ngài, Đức Phật tán thành các nguyên tắc dân chủ như sự tham gia của người dân và tự do bày tỏ ý kiến; thảo luận, tham vấn, xây dựng sự đồng thuận; bỏ phiếu và tôn trọng sự đồng ý của người dân; minh bạch thông qua các cuộc họp đối mặt và tranh luận công khai; tính ưu việt của tinh thần trọng pháp và chính phủ được giới hạn. Chúng ta thấy những tiền đề này trong sự tán thành của Đức Phật đối với nguyên tắc cộng hòa trong kinh điển và sự kết hợp của các nguyên tắc dân chủ thành các quy tắc chi phối xã hội riêng dành cho các tăng ni theo giới luật của Đức Phật. Giáo lý của Đức Phật có liên quan trực tiếp đến nền chính trị đương đại và tương thích với sự cai trị của một nhà nước dân chủ hiện đại. Tư duy về chính trị của Đức Phật tương đồng với tư tưởng về tự do dân chủ của phương Tây với sự nhấn mạnh về quyền bình đẳng, bảo vệ chống lại chuyên chế thông qua sự bình đẳng trước pháp luật, và việc quản trị có tham gia thảo luận.
    Sự khác biệt quan trọng nhất giữa nền dân chủ theo “giáo pháp” và nền dân chủ tự do của phương Tây là việc nhấn mạnh của Phật giáo đến các bổn phận cá nhân đối với tha nhân cũng nhiều như các quyền cá nhân, các nghĩa vụ vượt quá việc tuân thủ pháp luật. Khi nền dân chủ tự do đề cập rất ít về những phẩm chất đạo đức của những gì tạo nên sự quản trị hoàn hảo vượt qua các giá trị về bình đẳng về cơ hội và bảo vệ sự lựa chọn của cá nhân và thay vì tập trung vào tiến trình của việc quản trị hoàn hảo không thực chất (Garfield 2001), "nền dân chủ theo giáo pháp" mô tả một nghĩa vụ rõ ràng cho mối quan tâm đối với tha nhân và cả với thiên nhiên. Về cơ bản, trong nền dân chủ dựa theo giáo pháp, các cá nhân có nhiệm vụ không chỉ để tránh hạn chế tự do của tha nhân, nhưng cố gắng phát triển ý thức trách nhiệm và mối quan tâm phổ quát đối với chúng sinh và thế giới tự nhiên. Mặc dù nhiệm vụ này là trách nhiệm của mọi người, các định chế chính trị và các nhà lãnh đạo nên phản ánh những nguyên tắc này, và chính sách nên khuyến khích việc gây tiêm nhiễm và thực hành chúng. Sự nhấn mạnh về trách nhiệm cũng như quyền bắt nguồn trực tiếp từ bản thể học cơ bản trong thuyết tương thuộc và nhân quả. của Phật giáo. Hai lý thuyết cho rằng duy trì cuộc sống của chúng ta không tách rời nhau mà tương thuộc sâu xa. Thích Nhất Hạnh, nhà văn và nhà sư Phật giáo đương đại, nắm bắt được sự khác biệt này trong bối cảnh của Hoa Kỳ khi ông nhận xét: "Chúng ta có bức tượng Nử thần Tự do ở bờ biển phía Đông. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải tạo nên một bức tượng về Trách nhiệm ở bờ biển phía Tây để đối trọng với Tự do. Tự do mà không có trách nhiệm thì không phải là tự do đích thực.” (Hạnh 2006, trang 137). "Tự do" trong tư tưởng Phật giáo nghĩa là tự do từ xiềng xích của sự vô minh tự tạo, không phải là sự theo đuổi lợi ích "bản ngã" không kiềm chế.
 
Đức Phật bàn về Kinh tế học
 
Cũng giống như khi Đức Phật có những điều quan trọng để nói về chính trị học, Ngài đã đưa ra nhiều nhận thức sâu sắc và thực tế về các vấn đề kinh tế trong các kinh điển. Những giáo lý này mang đến sự hướng dẫn về cách làm thế nào để thăng tiến tâm linh và hạnh phúc vật chất có thể tương thích và hỗ trợ nhau.
    Mục đích của hoạt động kinh tế trong Phật giáo là cung cấp cơ sở vật chất cần thiết cho các cá nhân để tận hưởng một cuộc sống thoải mái, do đó, giải thoát  để họ theo đuổi các hình thức cao hơn về hạnh phúc. Sản xuất, tiêu thụ và phân phối của các cải vật chất phải làm giảm bớt đau khổ và cung cấp phúc lợi bền vững và công việc xứng đáng cho tất cả các thành viên của xã hội thông qua việc sử dụng khôn ngoan các nguồn lực khan hiếm. Quan điểm này về hoạt động kinh tế như một phương tiện hướng tới các mục đích cao cả hơn trái ngược với Kinh tế học cổ điển hoặc tân cổ điển phương Tây, nơi chỉ tập trung vào hạnh phúc vật chất và sản xuất, tiêu thụ và phân phối được thiết kế để tối đa hóa "tiện ích" hoặc "phúc lợi" của cá nhân thông qua sản xuất và tiêu thụ vật liệu ngày càng tăng, và trong cách tổng hợp, để làm tăng trưởng Tổng Quốc nội Sản phẩm (GDP), qua những hạn chế về nguồn lực.
    Giống như chính trị, Phật giáo coi sinh hoạt kinh tế là một phần của cuộc sống trong sự phù hợp với giáo pháp và do đó, xem chính trị như là một phần của khuôn khổ đạo đức rộng lớn hơn mà nó không thể bị tách rời. Nhờ vào học thuyết tương thuộc triệt để, hoạt động kinh tế nhất thiết phải là một phần của một tổng thể lớn hơn, một phần quan trọng, nhưng chỉ là một phần, và nó phải được giữ hài hòa với các khía cạnh gia đình, xã hội, môi trường và tâm linh của cuộc sống. Trong kinh tế học Phật giáo, không có "yếu tố phí tổn do ngoại cảnh". Tiến bộ kinh tế, đối với bản thân hay xã hội, không phải là một mục đích tự tại, mà là một phần của tiến trình rộng lớn hơn về thăng tiến cá nhân và xã hội.
    Tuy nhiên, Đức Phật cảnh báo chống lại việc bỏ qua các nhu cầu vật chất và tránh theo đuổi vật chất, và khuyến nghị là tiến bộ trong hạnh phúc vật chất và tinh thần được cân bằng -- cái gọi là "Trung đạo" giữa khổ hạnh làm hủy hoại thể xác và niềm đam mê vật chất khiến cho nghiền nát tâm hồn như là con đường dẫn đến hạnh phúc. Mục tiêu của kinh tế học Phật giáo là mang lại an toàn về vật chất, ổn định kinh tế cho cá nhân, xã hội và tăng trưởng bền vững. Nhà nước phải đảm bảo nhu cầu vật chất của các cá nhân dưới hình thức "bốn yếu tố cần thiết": thực phẩm, quần áo, chỗ ở và thuốc men, vì chúng tạo thành nền tảng cho việc theo đuổi khác như phát triển đạo đức và tiếp thu minh triết.
    Giáo lý về kinh tế của Đức Phật không phải là chống lại sự giàu có. Ngài dạy rằng không có đau khổ nào phát sinh từ việc trải nghiệm hoặc hưởng thụ các đối tượng của các giác quan. Vấn đề với của cải vật chất phát sinh từ ảo tưởng phổ biến của chúng ta mà nó hiểu sai về bản chất đích thực của các hiện tượng trong cõi luân hồi như đã thảo luận trong Chương 2. Đó là, chúng ta quên đi bản chất vô thường của những lạc thú vật chất và lầm lạc khi nghĩ rằng chúng là một nguồn gốc đích thực của hạnh phúc lâu dài. Đó là sự tham ái và chấp thủ của chúng ta vào những đối tượng phù du (và chính chúng ta) dựa trên sự sợ hãi, gian tham và vô minh về bản chất của thực tại mà nó dẫn đến đau khổ. Vấn đề không nằm ở các đối tượng của các giác quan hoặc là sự hưởng thụ bắt nguồn từ chúng, mà từ nhận thức sai lầm về bản chất vô thường của chúng và việc theo đuổi các đối tượng vật chất như là nguồn hạnh phúc tối cao cho  bản ngã mà cuối cùng nó cũng không tồn tại. Do đó, sự giàu có không cản trở con đường của sự giải thoát, nhưng sự ràng buộc vào sự giàu có thì có.
    Đối với cư sĩ, Đức Phật khuyên việc thụ đắc tài sản và thịnh vượng vật chất  thông qua đức tính siêng năng, cẩn trọng, tinh thần doanh nhân và khả năng tháo vát vượt khó khăn, nhưng Ngài cũng cổ vũ các giá trị như là quan tâm và chăm sóc tha nhân, không gây hại, rộng lượng, và cuối cùng, không ràng buộc với của cải vì là vô thường và không có khả năng mang lại hạnh phúc lâu dài. Không bị ràng buộc có nghĩa "là sở hữu và sử dụng của cải vật chất, nhưng không bị của cải làm sở hữu hoặc sử dụng" (Sizemore và Swearer 1993 trang 1).
    Tiêu thụ, giống như của cải, không bị Đức Phật ngăn cản, mà người ta nên lưu tâm đến các rủi ro liên quan đến nó. Bởi vì loài người có những ham muốn gần như không giới hạn, Đức Phật khuyến khích sự điều độ trong tiêu thụ mà người ta có thể phân biệt các nhu cầu vật chất và mong muốn. Để hướng dẫn trong việc phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn, Đức Phật liệt kê những thứ sau đây nên dùng tiền để chi tiêu: thực phẩm, quần áo và chỗ ở; chăm sóc cha mẹ; chữa trị cho thân nhân và khách; bố thí khi tưởng nhớ người quá cố; cúng dường; và các khoản thanh toán cho nhà nước (AN, 3:45, 2012).
    Tóm lại, đối với các cá nhân, Đức Phật khuyên về một cuộc sống quân bình, thoát khỏi những đau khổ của cả nghèo đói và thụ hưởng và được hướng dẫn bởi trí tuệ, phân biệt và chánh kiến. Phương cách này có thể dẫn đến một ý nghĩa sâu xa hơn của sự mãn nguyện, mà Đức Phật nói đó là "hình thức cao nhất của sự giàu có" (Dhp. 204, 2007). Trong Phật giáo, điều quan trọng là thái độ và hành động của một người về sự giàu, không phải là mức độ giàu có. Không ràng buộc là thái độ thích hợp đối với sự giàu có, mà nó có thể được trau dồi bằng cách thụ đắc của cải qua các phương tiện liêm chính, sử dụng nó với mức độ vừa phải, và phát triển lòng toại nguyện và chia sẻ của cải một cách rộng lượng, nhưng khôn ngoan (SN, 99, 2000).
    Đối với nhà nước, tình trạng nghèo đói là mối đe dọa chính đối với sự thăng tiến của cá nhân và xã hội và cung cấp  đầy đủ trong bốn điều kiện vật chất cho tất cả mọi người là mục đích đầu tiên của một hệ thống kinh tế chính trị. Cả cá nhân và nhà nước đều có nghĩa vụ bảo vệ và thúc đẩy phúc lợi của mọi người dân. Đối với cá nhân, nghĩa vụ quan tâm đến tha nhân này bắt nguồn từ sự phát triển của các trạng thái tâm trí cao hơn như lòng quảng đại và từ bi và tôn trọng bình đẳng và phẩm giá của chúng sinh. Nhưng chỉ có lòng từ thiện thôi là sẽ không đủ để giải quyết vấn đề. Thách thức về nghèo đói phải được giải quyết liên quan đến chính sách của chính phủ một cách có hệ thống, nhất thiết mà nó có thể sử dụng đầy đủ các nguồn lực sản xuất của xã hội (DN, 5, 2012). Nếu nhà nước thiếu quan tâm đến dân chúng, nhà nước có thể mất đi chính danh và tạo ra các căn bệnh xã hội và bất ổn. Nhà nước cũng phải ngăn chặn bất công kinh tế, loại bỏ tham nhũng và bảo vệ môi trường và người tiêu dùng khỏi bị bóc lột. Do đó, giáo lý của Đức Phật hình dung ra một cái gì đó là một vai trò to lớn hơn của nhà nước trong các vấn đề kinh tế so với hầu hết các mô hình kinh tế tự do truyền thống, nhưng việc trị liệu của Ngài không quá khác biệt với chủ nghĩa tự do phúc lợi trong nhiều nền kinh tế thị trường tiên tiến.
    Đối với khu vực tư nhân, Đức Phật thừa nhận rằng sở hữu tài sản tư nhân của cư sĩ là một đáp ứng thực dụng đối với các xu hướng vị kỷ của chúng ta và là một phương tiện hiệu quả để tạo ra động lực khích lệ cho lao động và năng suất (DN, 27, 2012). Ngài công nhận thương mại và tạo lợi nhuận là hoạt động kinh tế cần thiết và hợp pháp. Kinh tế học Phật giáo không hề là cách chống kinh doanh. Các kinh điển khuyến khích tự do kinh tế và tinh thần doanh nhân nếu theo đuổi một cách liêm chính, không gây hại cho tha nhân, và không có gian tham quá mức. Tại các điểm khác nhau trong kinh điển, Đức Phật khuyến khích doanh nhân là trong hành động nên đầy năng lượng, chánh niệm, thuần khiết, tự chủ, ân cần, chính mạng và chú tâm. Thật vậy, các giới thương nhân là một trong những thành phần đầu tiên ủng hộ cho triết học Phật giáo và truyền bá Phật giáo khắp châu Á. Thương nhân được khuyên là nên hành động với sự khôn ngoan, nhạy bén và đáng tin cậy và nên biết thế nào là một mức lợi thích hợp cho hàng hóa (AN, 1: 116, 2012). Lợi nhuận là chủ yếu và cần thiết nếu chúng được thu dụng một cách thành thực và không có gian lận hoặc lừa đảo. Doanh nhân được khuyến khích nên làm việc chăm chỉ và tránh lười biếng và hiệu năng trong quản lý là được khen ngợi. Một nhà văn đã mô tả ý nghĩa chính trong lời khuyên về kinh tế của Đức Phật trong kinh điển "một cách không thể nhầm lẫn là theo tư sản" (Reynolds 1993 trang 71), một tác giả khác xem đó như là phản ánh các giá trị "loại thương nhân" (Ornatowski 1996  trang 206). Tuy nhiên, việc tạo lợi nhuận không phải là mối quan tâm duy nhất của các nhà sản xuất và thương nhân, vì họ có trách nhiệm với nhân viên của mình xã hội, và cả với thiên nhiên nữa. Và kinh doanh một số hàng hóa bị minh thị cấm đoán, cụ thể là buôn bán vũ khí, con người (buôn bán nô lệ), sát sinh, say xỉn và chất độc (AN, III: 209, 2012).
   Liên quan đến mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế và môi trường, Đức Phật là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên cổ vũ về một khoa kinh tế học bền vững cho môi trường như một nguyên tắc xã hội thiết yếu. Vì sự tương thuộc sâu đậm và các trách nhiệm đạo đức của chúng ta, mà nó vượt ra khỏi con người cho đến tất cả sinh vật hữu tình và thiên nhiên trong kiếp này và kiếp hậu lai, Đức Phật khuyên nên duy trì mối quan hệ đúng đắn giữa các hoạt động sản xuất và môi trường. Đức Phật khẳng định rằng trong khi tích lũy của cải, loài người phải đối xử với thiên nhiên như một con ong thu thập phấn hoa khi nó vừa không gây hại cho vẻ đẹp của hoa cũng như cho hương thơm và đảm bảo kết quả trong tương lai. Cũng tương tự như vậy, sản xuất kinh tế không được gây hại cho môi trường tự nhiên hoặc  an lạc của các thế hệ tương lai, bằng cách phá hủy quyền lực tái tạo của thiên nhiên hoặc vẻ đẹp của nó (Dhp. 2007 trang 49). Phật giáo không xem môi trường là một sự sáng tạo thiêng liêng cho con người khai thác, cũng không được coi là "yếu tố ngoại tại" đối với tiến trình sản xuất. Môi trường cũng phải được đối xử cẩn trọng và không gây hại vì con người và thiên nhiên phụ thuộc nhau.
    Kinh tế học Phật giáo khác với các mô hình của phương Tây đang thịnh hành, trong một số chiều kích quan trọng, tuy nhiên, về cơ bản, nó không quá xa lạ với tư duy của phương Tây. Ở mức độ cơ bản, sự khác biệt quan trọng nhất là khi kinh tế học về thị trường tự do xem thế giới vật chất là có thật, thường hằng và nguồn hạnh phúc, thực tại vật chất trong kinh tế học Phật giáo coi nó là vô thường, và nếu xử lý một cách khôn ngoan, xem nó như là nguồn gốc của hạnh phúc ít hơn và là điều kiện tiên quyết cho các hình thức cao hơn của an lạc. Kinh tế học tự do quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng và mong muốn của bản ngã, và kinh tế học Phật giáo là một phương tiện để hỗ trợ các cá nhân trong việc thăng hoa bản ngã và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực đằng sau những ham muốn chưa được kiềm chế của chúng ta thông qua sự phát triển của sự điều độ, tự tại và trí huệ (về bản chất của thực tế).   Phương cách của Đức Phật nhấn mạnh đến chánh kiến, đó là hiểu biết về bản chất thực sự của cuộc sống của chúng ta, và chính nghiệp, đó là làm việc, thụ đắc tài sản và tiêu dùng phải nhất quán với quan điểm này. Với chánh kiến, người ta nhận ra tính cách vô thường là tối hậu, các bản ngã là không có thực chất và mọi hiện tượng và hiểu biết rằng vật chất không phải là nguồn gốc của hạnh phúc đích thực và bám víu vào chúng sẽ chỉ kéo dài đau khổ của chúng ta. Cuối cùng, từ quan điểm của Phật giáo, tăng sản lượng và tiêu thụ không nhất thiết là một thước đo chính xác cho sự cải thiện an lạc của xã hội hoặc các thành viên của xã hội. Đo lường sự an lạc trong xã hội là đồng nghĩa với việc mở rộng Tổng Nội địa Sản lượng (GDP) là thiếu sót và phải được thay thế bằng các số liệu toàn diện hơn nhằm xem xét đến một loạt các yếu tố quan trọng hơn nhiều để phát triển cho con người và kiểm tra phẩm chất và tính bền vững của tăng trưởng. Nhiều tổ chức quốc tế đang đi theo chiều hướng này, và trong Chương 5 chúng ta sẽ xét đến việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế này trong các chính sách phát triển về chỉ số về Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness, GNH) của Bhutan.
    Giống như các tư tưởng về chính trị của Đức Phật, lời dạy của Ngài về kinh tế không bắt buộc là một hệ thống kinh tế duy nhất, nhưng tương thích rộng rãi với nền kinh tế thị trường hỗn hợp, hiện đại. Về thị trường hỗn hợp, tôi muốn nói đến niềm tin rằng trong khi các thị trường vận hành hoàn hảo cho nhiều thứ, các thị trường không phải là giải pháp cho tất cả các vấn đề kinh tế, và chính phủ có một số trách nhiệm duy trì trong lĩnh vực kinh tế các giá trị xã hội mà nó vượt quá sự tự do và tinh thần cạnh tranh hợp pháp bao gồm nghĩa vụ quan tâm đến tha nhân và môi trường.
    Vì vậy, bất chấp sự khác biệt giữa kinh tế học Phật giáo và kinh tế học tự do, những khảo hướng này có nhiều điểm chung và một cuộc thảo luận có ý nghĩa là có thể giữa hai triết lý liên quan đến các vấn đề kinh tế quan trọng hiện nay như nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập, tính bền vững, quan hệ doanh nghiệp và chính phủ, và vai trò của nhà nước với những nước khác (Daniels 2005). Điều quan trọng là cả kinh tế học Phật giáo và chủ nghĩa tư bản theo thị trường tự do cùng chia sẻ một khảo hướng thực dụng và hợp lý đối với các vấn đề kinh tế mà nó công nhận về vai trò của cả hai khu vực công và tư. Giống như khi Đức Phật bàn về chính trị học, kinh tế học Phật giáo không phải là giáo điều và gợi ý rằng các hệ thống kinh tế phải linh hoạt và về mặt phả văn hóa phải phù hợp cho đúng lúc và nơi cụ thể (Welford 2007). Khả năng thích ứng này cũng mở ra cánh cửa để xem xét sự liên quan có thể hiện nay của giáo lý kinh tế của Đức Phật đối với cuộc sống hiện đại.
 
Đức Phật bàn về các mối quan hệ quốc tế và thuật lãnh đạo đất nước
 
Quan niệm Phật của giáo về chính trị khi phục vụ cho lợi ích chung mở rộng đến lĩnh vực quốc tế nơi mà nhân loại và sự tương thuộc cơ bản của chúng ta cuối cùng vượt qua các rào cản quốc gia, chủng tộc và các rào cản khác, mà nhiều nhất chỉ là các sự phân biệt theo quy ước. Điều này không có nghĩa là nhà nước phải tàn lụi trong Phật giáo. Các quốc gia, giống như việc định danh thông thường về "bản ngã" của chúng ta như là các thực thể cá nhân riêng biệt, có thể hoạt động hiệu quả cho đến khi nào mà người ta nhận ra tính chất dựa trên danh nghĩa, trao đổi và phụ thuộc của chúng và tránh bám víu chúng như nó có tính chất thực tại cố hữu . Các quốc gia có thể phục vụ một chức năng quan trọng bằng cách cung cấp các tiện ích công cộng cho công bằng. Cũng tương tự như vậy, một hệ thống các quốc gia cùng chí hướng có thể "tồn tại" và hoạt động hiệu quả, nếu người ta nhận ra và không đánh mất đi tầm nhìn về bản chất liên kết sâu xa hơn của tất cả mọi thứ.
    Do đó, thuật lãnh đạo đất nước theo Phật giáo là một phần mở rộng ra quốc tế về các nguyên tắc chính trị và kinh tế của Phật giáo theo tinh thần bình đẳng, hài hòa, phúc lợi xã hội, bất bạo động, hòa giải và trao đổi thương mại theo quyền lợi hỗ tương, đó là những gì đã được tóm tắt ở trên như là quy luật phù hợp với giáo pháp, đôi khi được gọi là "công chính" trong giáo luật Phật giáo. Đức Phật thảo luận về thuật lãnh đạo đất nước chủ yếu qua các dụ ngôn, khi giới thiệu khái niệm về nhà lãnh đạo thế giới (cakkavatti trong tiếng Pali, cakravartin trong tiếng Sankrit), là người sẽ mang lại tinh thần lãnh đạo gương mẫu cho các quốc gia trong hệ thống quốc tế. Các cakkavatti là một vị Phật thấp hơn hoặc thế tục, người cung cấp phúc lợi vật chất (nhiều hơn phúc lợi tinh thần) của nhân loại. Bằng ví dụ và sự rộng lượng (không chinh phục bằng bạo lực), người cai trị này (một cá nhân hoặc là một cơ quan đại diện) thiết lập một chính phủ lý tưởng với sự đồng ý của người bị trị, theo sau là một loạt các các quốc gia hiến định và dân chủ tương tự dựa trên các nguyên tắc chung. Mạng lưới lỏng lẻo này của các quốc gia lý tưởng sẽ tạo thành một hệ thống chính trị quốc tế để nhằm phục vụ lợi ích cho hòa bình và thịnh vượng trên toàn thế giới. Người ta có thể thấy chắc chắn tương đồng ở đây là viễn kiến của Kant về hòa bình vĩnh cứu giữa các quốc gia đại nghị cùng chí hướng và với lý thuyết hòa bình dân chủ và các khái niệm về một "xã hội quốc tế" và chủ thuyết quốc tế trong các tác phẩm về quan hệ quốc tế tại phương Tây hiện đại
    Mối quan hệ quốc tế theo Phật giáo bắt đầu bằng việc thành lập một nhà nước chính nghĩa, được cai trị bởi sự đồng thuận của người bị trị với các chính sách phù hợp với giáo pháp. Chính phủ này sẽ hoạt động vì lợi ích của người dân với sự cẩn trọng, công bằng vô tư, khoan dung và thúc đẩy bình đẳng vể phúc lợi vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội. Theo cách nói hiện đại, tấm gương sẽ là một nhà nước phúc lợi dân chủ được khai sáng đảm bảo tự do và an ninh kinh tế và thúc đẩy bình đẳng, khoan dung và quan tâm đến dân chúng (Jayatilleke1967). Theo thời gian, mô hình này sẽ mở rộng một cách tự nhiên và lây lan hoặc "giao du" đến các nơi khác trên thế giới, thông qua phép ẩn dụ của Phật giáo khi nói về “Pháp luân", giống như lời dạy ban đầu của Đức Phật, sau khi giác ngộ, Ngài đã khởi động bánh xe của việc hướng dẫn tâm linh. Các quốc gia khác này lần lượt sẽ thiết lập các quốc gia tương tự với các nguyên tắc cai trị và hiến pháp tương tự. Hệ thống quốc tế sẽ không phải là đế chế tập trung, mà là một sự kết hợp uyển chuyển của các quốc gia xoay quanh một thực thể nguyên mẫu (Tambiah 1976).
    Trong việc liên quan đến các quốc gia khác, thù địch và xâm lược bị cấm đoán và việc đào luyện tình thân thiện và lân quốc và trao đổi thương mại với quyền lợi hỗ tương được tán thành, cả hai nhằm để phù hợp với giáo pháp và dựa trên cơ sở nhanh chóng và hiệu quả, có nghĩa là, xâm lược không phục vụ cho quyền lợi vị kỷ trong trường kỳ. Đức Phật khuyên, "Hận thù không bao giờ chấm dứt bởi hận thù trên thế gian này. Hận thù chấm dứt bởi lòng từ bi, đây là quy luật ngàn đời" (Dhp. 2007 trang 105). Một quốc gia có thể duy trì quân đội cho mục đích phòng thủ nhưng bất bạo động được cho là lý tưởng cao cả hơn và Đức Phật khuyên chống lại việc sử dụng chiến tranh như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế (King 2013). Nguyên tắc đạo đức đầu tiên trong Phật giáo là kềm chế sát sinh hay tổn thương bất kỳ chúng sinh nào. Có rất ít hoặc không có sự hỗ trợ cho "chiến tranh chính nghĩa" trong Phật giáo (Jerryson 2013; Jayasuriya 2009). Đức Phật nói rằng các cuộc chiến  chỉ kéo dài xung đột trong tương lai. Theo như ghi nhận, Ngài cũng lên tiếng phản đối việc buôn bán vũ khí như là "mưu sinh bất chánh".
    Tóm lại, trong các vấn đề đối ngoại, nhà nước có nghĩa vụ không gây hấn và hợp tác với các quốc gia khác trên tinh thần thân hữu và bình đẳng vì lợi ích chung của nhân loại. Giống như tất cả lời khuyên của Đức Phật, lời khuyên này được đưa ra vì những lợi ích thiết thực, nó củng cố từng nhà nước một và khuyến khích mối liên kết chung của nhân loại mà sẽ đơm hoa kết trái trong hòa bình và thịnh vượng quốc tế. Học thuyết chính trị của Đức Phật về bình đẳng, dân chủ, chủ quyền toàn dân và các thể chế chính trị để phục vụ cho lợi ích chung về mặt vật chất và tinh thần tìm thấy sự thành tựu tối hậu của chúng trong một mạng lưới của các quốc gia trên toàn thế giới mà mỗi hành động tuân theo những nguyên tắc này. Do đó, trong Phật giáo, các quốc gia có thể tồn tại, nhưng chúng là những hiện vật do con người tạo ra vì lợi ích cho nhân loại rộng lớn hơn.
    Kinh nghiệm của Phật giáo về thuật lãnh đạo đất nước: Đế chế Mauryan của vua A Dục và Bhutan đương đại.
    Phật giáo đã định hình cho nhiều nền văn hóa khắp châu Á và gần đây hơn đã trở nên có ảnh hưởng ở phương Tây. Tuy nhiên, tác động chính trị của Phật giáo có phần trầm lặng hơn, bởi vì trật tự của Phật giáo ngay từ buổi đầu, đó là tăng đoàn dân chủ, nó phải tách biệt với chính trị, mặc dù không hoàn toàn tách biệt. Các hảnh giả miệt mài của tăng đoàn được coi là một nguồn tư vấn và gương mẫu cho xã hội và chính thể rộng lớn hơn, nhưng bị giới hạn trong việc tham gia trực tiếp vào tiến trình chính trị. Như vậy, có rất ít trường hợp mà người ta có thể tìm thấy một ví dụ thực nghiệm về một hệ thống chính trị được thành lập thực sự trên các nguyên tắc Phật giáo hoặc thực hành những gì có thể được gọi là thuật lãnh đạo nhà nước theo Phật giáo. Điều này không thể nói là Phật giáo đã không được sử dụng bởi các chính trị gia trong quá khứ và hiện tại để che đậy hành động của họ trong lời lẽ hùng biện theo Phật giáo, giống như các truyền thống tôn giáo khác đã được sử dụng, chỉ có điều là một nỗ lực đích thực để sắp xếp các nguyên tắc Phật giáo với thực hành chính trị là khá hiếm. Tôi đưa ra hai trường hợp có thể xảy ra về thuật lãnh đạo nhà nước theo Phật giáo - một xa xưa và một hiện đại để tham khảo. Trường hợp xa xưa là Đế chế Mauryan của vua A Dục, người cai trị đầu tiên của một nhà nước theo Phật giáo, và trường hợp hiện đại là Bhutan đương đại - ví dụ duy nhất hiện đang còn tồn tại của một nhà nước dân chủ bắt nguồn từ hiến pháp, chính trị và kinh tế theo Phật giáo.
 
– William J. Long
Đỗ Kim Thêm dịch
 
Tác giả William J. Long là Giáo sư khoa Chính trị học tại Đại học Georgia State (Hoa Kỳ). Nguyên tác của bản dịch là Buddha on Politics, Economics, and Statecraft (Chương 3 trang 35-50) trong tác phẩm A Buddhist Approach to International Relations - Radical Interdependence do Nhà Xuất Bản Palgrave Macmillan Cham ấn hành năm 2021.
Tác phẩm có thể truy cập tại https://doi.org/10.1007/978-3-030-68042-8.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, kể cả của những tác giả lừng danh như Mark Twain, Harriet Beecher Stowe, và William Shakespeare, đều đã từng bị cấm trong các trường học ở Hoa Kỳ vì bị các nhà hữu trách cho là có nội dung gây tranh cãi, tục tĩu, khiêu dâm hoặc không phù hợp. Một trong những cái tên đáng chú ý là Judy Blume, nữ tác giả của cuốn sách “Are You There God? It's Me, Margaret” (Chúa ơi Người có đó không? Là con, Margaret) năm 1970, từng bị phản đối và bị cấm ở nhiều trường học trên toàn Hoa Kỳ vì nói về tuổi dậy thì của phái nữ và các vấn đề tôn giáo.
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
Hãng giày Nike từng dự định ra mắt mẫu giày thể thao đặc biệt với tên gọi Air Max 1 Quick Strike Fourth of July nhân dịp kỷ niệm Ngày Độc Lập. Trên mẫu giày này có in biểu tượng quốc kỳ ban đầu của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với 13 ngôi sao xếp thành vòng tròn – còn gọi là cờ Betsy Ross. Tuy nhiên, bất ngờ thay, trước khi sản phẩm được bày bán, Nike đã rút mẫu giày này khỏi thị trường sau khi nhận được lời khuyên từ đại sứ thương hiệu và cầu thủ NFL Colin Kaepernick, cho rằng biểu tượng này mang tính xúc phạm vì có liên quan đến thời kỳ đen tối của Hoa Kỳ. Sự việc này đã làm dấy lên cuộc tranh cãi nảy lửa với nhiều ý kiến trái chiều.
Chuyện lẽ ra chẳng có gì. Cho đến khi bị chính trị xâm đoạt. Vào một ngày mùa hè, Erika Lee, 35 tuổi và là một cư dân của thành phố Springfield, tức Cánh Đồng Xuân, thuộc tiểu bang Ohio, đưa lên trên trang Facebook của cô một tin đồn bâng quơ cô mới nghe được. Điều cô nghe được là con mèo của một người hàng xóm đã biến mất, và rằng có thể một trong những người nhập cư Haiti hàng xóm của cô đã bắt con mèo đó. Cô đưa tin đồn đó lên trang Facebook của mình.
Tự cổ chí kim, những hiểu biết và phát triển mới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật thường khiến chúng ta vừa thấy thú vị và ấn tượng, vừa thấy lo lắng, sợ hãi. Mới đây, OpenAI đã dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới sẽ xuất hiện “siêu trí tuệ nhân tạo” (Artificial superintelligence). Để chuẩn bị, hãng này đang tập trung xây dựng một đội ngũ chuyên gia mới, và dành 20% tài nguyên điện toán của mình để đảm bảo rằng các hệ thống AI sẽ hoạt động phù hợp và tôn trọng các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức của con người.
Tháng 9 là tháng có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Sau đây là một số ngày đáng chú ý. 16 tháng 9. - 1994 - Ngày Ozone thế giới, nâng cao nhận thức về tầng ozone3. - 1970 - Jimi Hendrix qua đời vì dùng thuốc quá liều. - 1620 - Mayflower khởi hành đến Tân Thế giới. Con tàu Anh được gọi là Mayflower khởi hành từ Plymouth trong chuyến hành trình đến Châu Mỹ. Trên tàu có 102 hành khách đang tìm kiếm cuộc sống mới ở Tân Thế giới. Con tàu mất 10 tuần để băng qua Đại Tây Dương trước khi thả neo gần Cape Cod, Massachusetts.
Hiếm ai có thể hình dung cơn bão tin giả (fake news) hoành hành khắp nước Mỹ trong tám năm qua, từ cuộc bầu cử 2016, lại thổi đến từ Veles – một thị trấn xa xôi nằm phía tây nam châu Âu, ở North Macedonia, trên dòng sông Vardar êm ả. Không nói cũng không ai biết. Những câu chuyện trong bóng tối này mãi mãi không bước ra ánh sáng, hoặc cũng chỉ rất ít người biết đến, thấu rõ đường đi nước bước của thánh địa tin giả này, cho đến khi cuốn sách “The Book Of Veles” của nhiếp ảnh gia Jonas Bendiksen được xuất bản. Ông là người Na-Uy, thành viên của hội nhiếp ảnh danh giá Magnumphoto.
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng sắc đẹp sẽ mang lại lợi thế trong các mối quan hệ, học tập và công việc. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu việc “không được đẹp đẽ” không chỉ là một điều bất lợi mà còn bị coi là phạm pháp? Từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, ở Hoa Kỳ từng có các luật gọi là “luật xấu xí” (ugly laws), cấm những người có vẻ ngoài “khó coi” xuất hiện ở các nơi công cộng.
Dự án 2025 đề ra những thay đổi sâu rộng trong toàn bộ chính phủ liên bang, đặc biệt trong chính sách kinh tế và xã hội, và vai trò của chính phủ và các cơ quan liên bang. Trong những thay đổi đó có cả việc cắt giảm tài trợ cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), tháo dỡ cơ quan điều tra FBI và Bộ An ninh Nội địa, hủy bỏ các quy định về môi trường và biến đổi khí hậu để giúp gia tăng sản xuất nhiên liệu như dầu hỏa, cùng loại bỏ các Bộ Giáo dục và Thương mại ra khỏi nội các chính phủ. Hãng thông tấn Associated Press có một bài tóm tắt song rành mạch những chương trình của Dự án 2025 đối nội cũng như đối ngoại, tại đường dẫn này. Bao gồm trong Dự án 2025 cũng gồm cả việc lập tức dùng Đạo luật nổi dậy năm 1807 để tổng thống có thể ra lệnh cho quân đội vào dẹp các vụ biểu tình chống đối chính phủ, cùng chỉ đạo Bộ Tư pháp truy lùng các đối thủ của ông Trump. Chính ông Trump cũng đã từng tuyên bố với những người ủng hộ ông là ông là người sẽ giúp họ phục hận. Theo luật hiện hành, quân đội không đượ
Nghèo đói là yếu tố quyết định mạnh mẽ của bệnh Lao. Môi trường sống và làm việc đông đúc và kém thông gió thường liên quan đến nghèo đói, tạo thành các yếu tố gây nguy cơ trực tiếp cho việc lây truyền bệnh lao. Suy dinh dưỡng cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng để bệnh phát triển. Nghèo đói lại cũng liên quan đến tình trạng kém kiến thức về sức khỏe và từ đó thiếu những sự bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày dẫn đến nguy cơ tiếp xúc và truyền bệnh.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.