Hôm nay,  

Toàn Cầu Cạn Nước

25/03/200700:00:00(Xem: 2693)

Toàn Cầu Cạn Nước: Nội Chiến Gia Tăng

Bài báo của Stephen Leahy dẫn nguồn từ phúc trình của các nhà khoa học nói rằng hạn hán và các cuộc xung đột, bạo động ở thành phố có liên hệ chặt chẽ với nhau tại các nước đang phát triển là điềm báo trước cơn sốt nước sinh hoạt đang gia tăng toàn cầu.

Bài báo dẫn lời của Marc Levy của the Center for International Earth Science Information Network tại Viện Địa Cầu của Trường Đại Học Columbia, New York nói rằng các cuộc xung đột nội bộ chứ không phải giữa các quốc gia với nhau, làm tới 1,000 người chết do chém giết lẫn nhau. Levy và các đồng nghiệp của ông đã dựa vào các chi tiết về kỷ lục các trận mưa, các thông tin về các vụ xung đột và các dữ liệu khác để phác họa trên bản đồ tỉ lệ của thế giới. Thí dụ trong cuộc nội chiếu gần đây tại Nepal, những nơi xảy ra nhiều vụ chém giết nhau nhiều nhất trong nước này là những nơi ít mưa trong những năm gần đây và đã bị hạn hán nghiêm trọng trong những năm cuối thập niên 1990.

Những nơi có mưa nhiều thì người dân có vẻ hiền hòa, sống hòa bình hơn. Các vùng ẩm ướt ở Phi Châu chẳng hạn có vẻ ít xảy ra nội chiến so với những vùng khô hạn. Các vùng có nguy cơ thường xảy ra nội chiến vì điều kiện khô khốc hồi năm rồi là Cote d'Ivoire, Sudan, Bangladesh, Haiti và Nagaland và Manipur ở Ấn Độ.

McLeman nói với phóng viên Inter Press Service rằng trong những thời kỳ hạn hán nghiêm trọng ở Nigeria, đồng cỏ cho bò và các vụ mùa của nhà thông thường làm cho con người dễ gây sự với nhau. Người Phi Châu đã phải đối mặt với nạn hạn hán đã hàng ngàn năm. Cứ vào mùa khô hạn, người dân lại kéo về các thành phố. Và ngày càng có thêm nhiều người ở lại thành phố, vì đó là nơi giải quyết nhu cầu sinh sống của họ dễ dàng hơn các vùng nông thôn. McLeman cũng cho rằng nhiều người Afghanistan đã phải trải qua thời kỳ hạn hán kéo dài và nông gia có lẽ đã phải gia nhập lực lượng Taliban vì họ không còn sự chọn lựa nào khác.

Trong khi đó thì Nils Petter Gleditsch của Trung Tâm Nghiên Cứu Nội Chiến thuộc Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế tại Oslo, Na Uy thì cho rằng hạn hán ở Hungry không giống như hạn hán ở Ethiopia, vì sự thay đổi khí hậu sẽ làm cho môi sinh trở nên tồi tệ hơn, thì sự tác động tới các xã hội sẽ phải được xem xét trở lại. Ông ước tính khoảng 1.5 tỉ người sẽ bị thiếu nước khắp thế giới và con số này sẽ gia tăng không ngừng cùng với sự gia tăng dân số toàn cầu và sự thay đổi khí hậu của trái đất.

Cuối cùng, Levy kết luận rằng sự thay đổi khí hậu có vẻ như là yếu tố chính đã làm cho các cuộc nội chiến liên tục xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.