- Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond
- Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond
- Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác the Chau Trial
- Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác the Chau Trial Của Tác Giả Elizabeth Pond / Hậu Quả
- Biên Bản Ghi Lời Khai Của Dân Biểu Châu
- Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xiix)
- Đọc Sách vụ Án Trần Ngọc Châu.
- Đọc Sách vụ Án Trần Ngọc Châu: Người Hùng John Paul Vann
- Phần 1
- Phần 2
- Phần 3
- Phần 4
- Phần 5
- Phần 6
- Phần 7
- Phần 8
- Phần 9
- Phần 10
- Phần 11
- Phần 12
- Phần 13
- Phần 14
- Phần 17
- Phần 19
- Phần 20
- Phần 21
- Phần 22
- Phần 23
- Phần 24
- Phần 25
- Phần 26
- Phần 27
- Phần 28
- Phần 29
- Phần 30
- Phần 31
- Đọc Sách Vụ Án Trần Ngọc Châu: Cia Và Sự Thất Bại Chính Trị Của Mỹ Ở Việt Nam
Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond (XXIV)
Đấu Khẩu Gay Gắt Trước ToàTác giả Elizabeth Pond
Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu...
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.”
Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau.
Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”, với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.
***
XXIV. Đấu Khẩu Gay Gắt
Chánh thẩm:
(nói nhỏ nhẹ, dường như không phải để
buộc ông Châu ngừng nói nhưng là để ông Châu bớt sôi nổi).
Chúng ta có 44 tỉnh. Các Tỉnh trưởng khác chẳng có ai liên lạc với Cộng sản và cũng chẳng có tỉnh nào lọt vào tay Cộng sản. Nếu như tất cả các Tỉnh trưởng đều làm như kiểu của ông thì Miền Nam đã mất từ lâu. Nếu như họ mất tinh thần như ông và cũng liên lạc với Cộng sản kiểu như ông thì Miền Nam cũng đã mất. Nếu tất cả các cấp thẩm quyền từ trung ương trở xuống đều suy nghĩ theo kiểu của ông thì Miền Nam cũng đã mất.
Ông Châu:
Nếu như Kiến Hòa đã mất sau hai năm tôi làm Tỉnh trưởng và nếu vào thời đó tôi đã có điều gì làm sai hoặc bậy thì tại làm sao mà khi rời Kiến Hòa tôi lại được tặng Bảo Quốc Huân Chương và chiến công bội tinh" Tôi cho rằng ngay chính quí tòa cũng phải khen ngợi tôi thay vì mỉa mai tôi.
(từ trong phòng rộn lên tiếng cười)
Tôi đã gặp anh Hiền của tôi không phải để tiếp tay với ông ta mà là để thuyết phục cho ông ta quay về với chính nghĩa quốc gia. Khi tôi còn ở Trung tâm Phát triển Nông thôn thì tôi cũng đã được gắn huy chương khi rời khỏi công tác đó.
Sở dĩ tôi không báo cáo các cuộc gặp gỡ của tôi với anh tôi lên cấp chỉ huy trực tiếp là bởi, như tôi vừa nói, tình hình thời đó rất rối ren. Tuy nhiên tôi đã có đề cập đến việc đó với đồng nghiệp người Hoa Kỳ của tôi.
Chánh thẩm:
Tôi muốn ông hiểu được mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm trong các hoạt động của ông Hiền. Ông ta thực hiện những hành vi có phương hai đến an ninh quốc gia.
Ông Châu:
(rất bực mình).
Ông Hiền là anh của tôi, tôi hiểu ông ta rõ hơn bất kỳ một người nào khác trong gia đình tôi. Chúng tôi đã từng sống với nhau, từng đi hướng đạo với nhau và từng đi kháng chiến với nhau.
Lần đầu tiên gặp ông Hiền tôi đã cự ông ta rất dữ. Tôi hỏi ông ta xem anh mang cấp bực gì" Bạn bè của anh nhiều người đang có quyền cao chức trọng. Anh đang làm gì cho đất nước. Nếu như anh cho rằng anh đang phục vụ đất nước" Anh chê chúng tôi những người Miền Nam là theo Mỹ. Tôi bảo ông ta rằng Miền Bắc là theo Tàu và Nga. Ông ta rơm rớm nước mắt. Tôi biết rằng ông Hiền sống dưới sự kềm kẹp của Cộng sản nhưng mà cơ bản thì tận đáy lòng ông ta vẫn là một người quốc gia. Còn một việc nữa cần phải nói là vợ con ông ta cũng như họ hàng bên vợ đều ở phía bên kia. Tôi cho rằng ông ta sợ bị bên kia trả thù.
Có một điều tôi dám nói chắc. Ông Hiền đã giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện để hình thành hội nghị Paris. Tôi không đồng ý về cách mà quý tòa mô tả người anh của tôi.
Chánh thẩm:
Cộng sản họ rất ranh mảnh. Họ chẳng bao giờ thú nhận họ là Cộng sản. Họ thành công khá nhiều trong việc giả dạng đội lốt quốc gia. Theo như bản tự khai của ông giải trình thì tỉnh của ông yên ổn là để cho dân Kiến Hòa đi bầu và cử ông làm Dân biểu. Do đó mà ông trúng cử là nhờ có sự cấu kết với Cộng sản. Ông bảo rằng ông đã không nhận sự trợ lực của phía bên kia. Nhưng ai mà biết cho được việc đó" Bằng chứng là tỉnh của ông yên ổn và ông đã trúng cử.
Ông Châu:
(lại tựa vào bục, trông có vẻ thách thức hơn bao giờ hết, và giọng nói thì vẫn tiếp tục căng thẳng).
Tôi gặp ông Hiền vào cuối 1965. Làm thế nào mà ông Hiền có thể vận động giúp tôi lâu như thế trước khi có cuộc bầu cử vào 1967" Và giả sử là ông Hiền có thực sự giúp tôi đi nữa thì hóa ra là các nhà cầm quyền đều mù.
Tôi muốn kêu gọi sự chú ý của quý tòa. Thế nhưng tòa án này lại không vô tư. Tòa này đã từng xử vụ Đại úy Phạm Doãn Đệ (1). Tôi biết ông ta rất rõ tôi không muốn bị hiểu lầm là có ý ganh ghét hoặc nói xấu ông ta. Tôi là chỗ bạn bè thân quen với gia đình ông ta. Ông ta cũng có mối liên hệ với ông Hiền y hệt như tôi vậy. Thế nhưng ông ta đã được chính tòa này xử trắng án.
Nếu muốn thì tôi đã có thể trốn đi một cách dễ dàng nhưng như đã nói trước đây tôi sẽ không bao giờ bỏ chạy. Chính vì thế mà hôm nay tôi có mặt ở đây.
Chánh thẩm:
Chúng tôi chưa buộc ông vào tội gì cả. Việc đó ủy viên công tố sẽ làm. Chúng tôi chỉ hỏi ông một vài điều để làm sáng tỏ bản cung khai của ông. Chúng tôi không ép ông nói hoặc nhận bất cứ một điều gì trái với ý mình. Nếu như ông không biết trước kế hoạch của Cộng sản về vụ Tết Mậu Thân thì tại sao ông lại đi khuyến cáo người Mỹ về kế hoạch an ninh phòng thủ" Ông biết trước về kế hoạch đó thì tại sao ông lại không báo cho chúng tôi biết.
(Bác sĩ Đệ là một trong nhiều sĩ quan quân đội và cảnh sát được tha bỗng hoặc chẳng bao giờ bị đưa ra xử vì các mối liên lạc với ông Hiền mà nội dung và mục đích thì cũng chẳng khác gì các mối liên lạc giữa ông Hiền và ông Châu.)
Ông Châu:
Tôi không hề biết tin tức cụ thể gì về cuộc tấn công vào dịp Tết. Nhưng vì tôi đã từng làm ở trung tâm phát triển nông thôn và qua phản ứng của ông Hiền tôi đã đoán ra ý đồ của địch cùng các mục tiêu của phía Cộng sản, nhờ vào kinh nghiệm bản thân. Ngay cả CIA cũng yếu bởi khi họ làm việc ở trung tâm phát triển nông thôn họ đã để cho tôi thấy rõ là họ chẳng hiểu gì cả. Tôi đã cố gắng giải thích cho họ hiểu. Nếu như họ chịu khó nghe tôi, tiếp thu cái kinh nghiệm của tôi, và hành động đúng như tôi nói thì Cộng sản đã chẳng làm gì nên trò.
Chánh thẩm:
Chúng ta chẳng can dự gì đến CIA ở đây.
Ông Châu:
Được rồi, tôi đồng ý với quý tòa là không đụng chạm gì đến CIA. Tôi tiếp tục được chứ".. Các giới chức Việt Nam (không nêu rõ danh tính) chẳng hề đếm xỉa gì đến kinh nghiệm cùng ý kiến của tôi. Do đó mà thể theo lời đề nghị của giới chức Hoa Kỳ vào cuối tháng 8 năm 1967, tôi đã trình bày nhận định của tôi về tình hình chung trong nước, trong suốt ba tiếng đồng hồ, với Đại sứ Bunker và các cộng sự viên thân cận của ông ta.
Các viên chức Hoa Kỳ (trong số có Tướng Wyand, Tư lệnh các Lực lượng Hoa Kỳ đảm trách Vùng III Chiến thuật và các tỉnh bao quanh Thủ đô Sàigòn) đã kiên nhẫn tiếp thu các ý kiến và đề nghị của tôi. Chính vì vậy mà áp lực tấn công của địch vào Tết Mậu Thân đã bị triệt hạ phần lớn.
Chánh thẩm:
Tại sao ông lại giới thiệu người anh tên là Khang vào làm việc tại Trung Tâm Phát Triển Bình Định Nông Thôn" Phải chăng là để ông ta làm liên lạc cho ông"
Ông Châu:
Không, ông Khang, người anh cả của tôi, lúc đó đang thất nghiệp, do đó mà vì ông ta là anh tôi nên tôi giúp ông ta được tuyển mộ vào Bộ Phát Triển Nông Thôn để làm công việc không có gì là quan trọng.
Chánh thẩm:
Theo như cảnh sát phúc trình thì ông Khang là một nhân vật quan trọng.
Ông Châu:
Tôi thực sự không cần đến ông Khang, bởi tôi có thể tiếp xúc trực tiếp với ông Hiền. Việc gì tôi lại phải cần đến ông Khang để theo dõi hoạt động về bình định nông thôn và làm báo cáo"
Chánh thẩm:
Ông thử nghĩ xem, các người anh của ông và ông đã thực hiện những hoạt động có hại cho đất nước, rồi ông núp trong Hạ Viện để thực hiện các hoạt động của mình.
Ông Châu:
(cắt ngang chánh án với vẻ căm ghét)
Theo điều 4 của Hiến Pháp thì nhân dân Việt Nam đều chống Cộng. Nhưng còn việc phái đoàn ta tiếp xúc với phái đoàn Cộng sản ở Paris thì sao"
Chánh thẩm:
Đấy là gặp gỡ công khai. Trường hợp của ông là gặp gỡ lén lút. Ông đang tìm cách bôi bác Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa.
Ông Châu:
Tổng Thống Thiệu và (cựu) Ngoại Trưởng Thanh đều nói là ta có thể tiếp xúc với Mặt Trận Giải Phóng.
Chánh thẩm:
Ông không thể tự ví mình với Tổng Thống và Ngoại Trưởng.
Ông Châu:
Tôi là một Dân biểu. Tôi có quyền.
Chánh thẩm:
Không, ông không có quyền nếu như không được phép của Chủ tịch Hạ Viện. Nhưng tôi không muốn tranh luận bởi...
Kỳ tới: Công tố buộc tội Dân biểu Châu
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo:
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500