news_ukraine_0222-960x640
 
lạy Cha chúng con ở trên Trời
của vầng trăng tròn vạnh
và mặt trời thánh hóa
 
che chở cha mẹ con khỏi chết
nơi căn nhà tuyến đầu lửa đạn
quyết không lìa bỏ nó
như một nấm mồ
 
che chở người chồng con
ở phía bên kia chiến trận
như thể ở bờ bên kia dòng sông
chĩa mũi súng lên ngực
nơi anh từng hôn lên
 
con mặc trên người chiếc áo giáp chống đạn
không thể cởi ra
nó dính chặt lên người con như lớp da bọc
 
con mang trong người đứa con của anh
không thể đẩy nó ra được
bởi qua nó thân thể con là của anh
 
con mang trong người mảnh đất Mẹ
không thể mửa nó ra được
bởi nó luân lưu như dòng máu
qua trái tim con
 
bánh mì chúng con ăn hằng ngày
chúng con cho người đói
để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau
chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê
để họ tìm ra sự sáng suốt
 
và xin tha tội chúng con
những thành phố bị phá hủy tan tành
dù chúng con không tha tội kẻ thù chúng con
 
và chớ để chúng con sa xuống cám dỗ
nhận chìm bên trong thế giới thối tha này
nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ
vứt bỏ các hệ lụy của đất Mẹ
nặng nề và chẳng mảy may hữu ích
 
hãy che chở con
đừng cho con lại gần chồng con cha mẹ
và mảnh đất quê hương này.
 
– Lyuba Yakimchuk
 
(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).

Lyuba_Yakimchu
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.


Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.


Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người ta đang đi đâu mà ngược về hai phía? họ đã đi như thế từ thời ông Adam
Chôn đau vào lũ triều dâng cuốn phăng cơ nghiệp mộ phần tổ tiên rú hờn rừng giận núi thiêng lằn ranh sống chết nhỡn tiền mắt ta
Người chồng cong mình chạy trên bờ / nhìn người vợ lên chiếc thuyền lá tre / chiếc thuyền chỉ chở được hai người / người chèo thuyền / đưa vợ anh qua sông sanh đẻ
Nhiều đêm ngủ mơ thấy mình nhỏ như con sâu. Không dám nói với ai. Chỉ nói vào thơ vì thơ không biết khi dể. Có phải vì yêu em tôi trở nên hèn nhát? Hoặc vốn đã hèn từ lúc sinh ra? Tôi không nhận cả hai, nhưng cả hai xỉ vả dày vò tâm trí người giả dối.
Lúc xưa, anh và tôi, học sinh cùng trường. Lớn lên cùng xông vào chiến trận. Đổ máu bảo vệ quê nhà. Gặp nhau mừng chưa chết. Nghe nhau từng tin tức hành quân. Gặp lại trong trại tù cải tạo. Cắn mảnh đường phèn chia đôi. Rít chung mẩu tàn thuốc lá. Chúng ta làm anh em suốt đời. Bây giờ gặp lại: Dân Chủ - Cộng Hòa, vì sao thù nhau hơn thù Cộng Sản?
bỗng thấy già nua / như trái đất và mặt trời / Pythagore và Euclide đã chết / toán học không định hình nổi sự sống
kính thưa sáu tám mênh mông / ru ta từ thuở mẹ bồng trên tay / mùa đông quê ngoại sương bay / phên tre gió tạt gò mây nắng chìm / tay huơ chân đạp chiều im / o oe tiếng khóc tiếng bìm bịp kêu /
Chợt / Chợt / người hóa thành con ve / chôn ấu trùng xuống đất / chờ mươi năm sau tái sinh.
Giải Nobel Văn Chương năm nay, 2020, được trao cho nhà thơ người Mỹ Louise Glück, theo bản tin của BBC cho biết hôm Thứ Năm, 8 tháng 10 năm 2020.
Hưu về viết sách bàn thơ phú lòng xót xa thì chữ xót xa mấy chục năm hèn đau đã đủ còn chút linh hồn thả nó ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.