news_ukraine_0222-960x640
 
lạy Cha chúng con ở trên Trời
của vầng trăng tròn vạnh
và mặt trời thánh hóa
 
che chở cha mẹ con khỏi chết
nơi căn nhà tuyến đầu lửa đạn
quyết không lìa bỏ nó
như một nấm mồ
 
che chở người chồng con
ở phía bên kia chiến trận
như thể ở bờ bên kia dòng sông
chĩa mũi súng lên ngực
nơi anh từng hôn lên
 
con mặc trên người chiếc áo giáp chống đạn
không thể cởi ra
nó dính chặt lên người con như lớp da bọc
 
con mang trong người đứa con của anh
không thể đẩy nó ra được
bởi qua nó thân thể con là của anh
 
con mang trong người mảnh đất Mẹ
không thể mửa nó ra được
bởi nó luân lưu như dòng máu
qua trái tim con
 
bánh mì chúng con ăn hằng ngày
chúng con cho người đói
để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau
chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê
để họ tìm ra sự sáng suốt
 
và xin tha tội chúng con
những thành phố bị phá hủy tan tành
dù chúng con không tha tội kẻ thù chúng con
 
và chớ để chúng con sa xuống cám dỗ
nhận chìm bên trong thế giới thối tha này
nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ
vứt bỏ các hệ lụy của đất Mẹ
nặng nề và chẳng mảy may hữu ích
 
hãy che chở con
đừng cho con lại gần chồng con cha mẹ
và mảnh đất quê hương này.
 
– Lyuba Yakimchuk
 
(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).

Lyuba_Yakimchu
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.


Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.


Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lịch sử luôn luôn có loài chim bay ngửa. Mỗi trăm năm xuất hiện một lần. Bị ép bay sấp, chúng cùng quẫn rồi chết. Chim bay ngửa hót không âm thanh.
Vó ngựa cuồng rông đường thiên lý / theo về bụi đất rợp đồng hoang / mắt xanh đã mờ dấu kim-cổ / tự tình rớt lại những bâng khuâng.
ngồi đây tóc rối bời bời / xuân đông thu hạ gọi mời thiên thu / cảm lòng một chút sương mù / thấm lưng nghe mỏi tiếng ru chợt buồn.
Khi còn nhỏ, mẹ thường nhắc đi cầu tiêu vì tôi ham chơi. Nơi đó trở thành quen thuộc. Khi đi tu, trong nhà dòng, tôi thích vào nhà cầu, ngồi rất lâu. Khi đã quen không khí, yên tĩnh, không ai quấy rầy.
Có thể nói đây là thời thổ tả lẫn lộn vĩ nhân với những anh hề vở hài kịch không màn kết cục ngoặt nghoẽo cười cho đến tái tê
Lửa chưa chắc đốt nơi hỏa ngục hay điện ngục, nhưng bập bùng trong lòng. Chén bát khăn đũa ngóng chờ - đã quá giờ. - Thật không đến sao? Bưng con gà quay cất vào tủ lạnh.
Việt Nam ơi, Miền Trung đó! Đất khó bao năm cày lên sỏi đá, Mưa nguồn nước lũ bạc đầu thôn. Gió trút cây ngàn che núi xả, Mẹ thiên nhiên dang cánh rộng vuông tròn.
tôi đi trên cánh đồng cỏ dại hoa lá mùa hè thức dậy có những hương thơm làm ngây ngất tấm lòng chung thủy sắt son có những con chim biết hót tiếng trong và dài như hơi thở của sống còn gang tấc
Quá nửa khuya, phiếu bầu ông Trump thắng thế. Phe này reo hò, phe kia ủ rũ, Quá mỏi mệt, tôi ngủ ngồi. Chiêm bao. Thấy ông Trump đến nhà. Hỏi thăm sức khỏe. Ông sờ tôi từ đầu đến chân. Sờ đến đâu, tôi trắng đến đó.
Người ta đang đi đâu mà ngược về hai phía? họ đã đi như thế từ thời ông Adam