news_ukraine_0222-960x640
 
lạy Cha chúng con ở trên Trời
của vầng trăng tròn vạnh
và mặt trời thánh hóa
 
che chở cha mẹ con khỏi chết
nơi căn nhà tuyến đầu lửa đạn
quyết không lìa bỏ nó
như một nấm mồ
 
che chở người chồng con
ở phía bên kia chiến trận
như thể ở bờ bên kia dòng sông
chĩa mũi súng lên ngực
nơi anh từng hôn lên
 
con mặc trên người chiếc áo giáp chống đạn
không thể cởi ra
nó dính chặt lên người con như lớp da bọc
 
con mang trong người đứa con của anh
không thể đẩy nó ra được
bởi qua nó thân thể con là của anh
 
con mang trong người mảnh đất Mẹ
không thể mửa nó ra được
bởi nó luân lưu như dòng máu
qua trái tim con
 
bánh mì chúng con ăn hằng ngày
chúng con cho người đói
để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau
chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê
để họ tìm ra sự sáng suốt
 
và xin tha tội chúng con
những thành phố bị phá hủy tan tành
dù chúng con không tha tội kẻ thù chúng con
 
và chớ để chúng con sa xuống cám dỗ
nhận chìm bên trong thế giới thối tha này
nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ
vứt bỏ các hệ lụy của đất Mẹ
nặng nề và chẳng mảy may hữu ích
 
hãy che chở con
đừng cho con lại gần chồng con cha mẹ
và mảnh đất quê hương này.
 
– Lyuba Yakimchuk
 
(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).

Lyuba_Yakimchu
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.


Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.


Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những cây dưa cải xanh / đang cựa mình đón Tết trong bình / những củ hành còn hăng hăng / chờ đêm 30
Tôi trồng vườn rau lưu động. / Tập chăm chút những gì người Việt xem thường. / Tập yêu thương những gì dân tôi lơ đễnh. / Tập làm đôi điều hữu ích cho vợ hài lòng.
biết đâu chúng ta sẽ thiết tha hơn / im lìm với trái tim dừng lại / phong tỏa những mối tình quá khứ / núp sau cánh cửa mùa đông / thế giới thiếu những khuôn mặt hiền từ / mang lời an ủi cho những cành hoa nở muộn
thức dậy từ bóng tối / thấy màu sắc mọc lên trên ngọn đồi** / chúng ta là hành tinh xanh / là trái đất trở mình sau cơn tắm gội / thức dậy vượt qua những hố sâu / ngước mắt nhận anh em, nhận bạn bè / chúng ta những đứa con của Mẹ*** / không thể ngủ mê trong chia rẽ.
Ta đi vào ngõ ngách / Góc khuất của quê hương / Sẽ tìm thấy nhiều người / Mang rất nhiều vết thương / Những vết thương rất đẹp / Khi ngày mới sẽ tới / bước ra khỏi bóng tối / hân hoan không sợ hãi / hực lửa không khiếp sợ
khi phố lác đác lên đèn / dao động tắt dần / chậm và nhẹ / tiếng côn trùng da diết / ̶ ̶ ̶ em yêu hãy bay lên
Tập thơ Hoa Diên Vĩ Hoang Dại (The Wild Iris) ấn hành năm 1992 đã mang lại giải thưởng Pulitzer cho thi sĩ Louise Gluck. Trước khi lãnh giải Nobel văn chương năm 2020, bà đã là một thi sĩ nổi tiếng, Đoạt một số giải thưởng và tước hiệu quan trọng, như Thi sĩ Công huân quốc gia năm 2003-2004. Bạn đọc có thể tải xuống nguyên tác phẩm The Wild Iris, Hoa Diên Vĩ Hoang Dại của thi sĩ Nobel Louise Gluck như món quà đầu năm của Ngu Yên gửi tặng.
LTS - Tại Lễ Đăng Quang của Tân Tổng Thống Biden hôm qua ngày 20 tháng 1, 2021, một hình ảnh tươi sáng gây xúc động và được nhắc đến và khen ngợi, được “shared” nhiều nhất trên các trang mạng xã hội là đoạn nhà thơ trẻ Amanda Gorman, 22 tuổi, từ Los Angeles bước lên đọc bài thơ do chính mình sáng tác. Amanda là nhà thơ trẻ nhất, và là thơ thứ năm đọc thơ trong Lễ Đăng Quang Tổng Thống, nối gót 1. Robert Frost (Lễ Đăng Quang của TT John F. Kennedy, 1961), 2. Maya Angelou (Lễ Đăng Quan của TT Bill Clinton, 1993), 3. Miller Williams (Lễ Đăng Quan của TT Bill Clinton, 1997), 4. Elizabeth Alexander (Lễ Đăng Quan của TT Barack Obama, 2009). Việt Báo mời độc giả đọc “Ngọn Đồi Chúng Ta Leo”, bản Việt ngữ của nhà thơ/dịch giả Lưu Diệu Vân.
Này, ông Đào Tiềm, / lâu quá rồi, / từ lúc chia tay ở Việt Nam. / Ông sang Mỹ hồi nào? / Đêm qua, / từ chồng sách cũ chui ra, / nhìn thấy ông / tôi vô cùng hổ thẹn. / Bốn mươi tuổi ông đã đi về. / Bảy mươi tuổi tôi vẫn còn nấn ná. / Trách nhiệm / không phải của mình mà dây dưa. / Nợ nần / không phải của riêng mà ráng trả. / Ông tìm đến Suối Hoa Đào. / “Từ người già tóc bạc, / tới trẻ để trái đào, / đều hớn hở vui vẻ.” (**)
Ngồi nhìn nhau, khôn xiết biệt ly / Lắng nghe gió hát, giọng thầm thì: / Đời chớp tắt, người đi kẻ ở / Mấy mùa ly loạn, đỏ phong thi / Đỏ phong thi, khóc lá chiên đàn / Vườn xưa lót ổ, tiếng chim tràn / Hồn ai đó, sương tan ngoài ngõ / Bông dại ướt chiều, mây tím than Mây tím than, bóng mộ tím bầm Ma quen ma lạ, miểu sầu câm Ngơ ngác đau, rồi ngơ ngác hỏi Rưng rưng cát bụi, nắng thương thầm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.