(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.
Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT
Khi viên đạn đã bắn ra,/
đừng hy vọng lấy lại, /
đừng thất vọng /
nếu không trúng đích.
Nếu cây súng /
có trí não, có tâm tư, /
lời nói là viên đạn /
gây thương tích.
Người là một loại súng liên thanh. /
Khạc đạn từ lúc thức dậy /
cho đến tận chiêm bao. /
Bắn nhiều hơn suy nghĩ./
Bắn kẻ địch. /
Bắn luôn đồng minh. /
Khi lời đã nói ra, /
đừng thất vọng /
nếu không có hiệu quả, /
đừng hy vọng
sẽ thay đổi ý nghĩa.
Những người hiếm quí
tự bắn mình, /
nhiều hơn bắn người khác. /
Ai có đánh máu, /
mới hiểu máu khóc. /
Người tự bắn mình, /
phải tập mọc nhiều trái tim /
khắp thân thể. /
dù gì rồi cũng phải đi vào lòng đêm
những bờ môi và ngón tay trò chuyện /
luôn khởi đầu bằng lời nói /
vinh danh tình yêu đủ mọi hình dáng /
những ngôi sao rơi xuống từ bầu trời /
sáng trên tay những người đàn ông và đàn bà /
bốn mùa thu đông xuân hạ
Chừng này tuổi, con mới hiểu,
vì sao mẹ nhẫn nhục, cha thường mỉm cười.
Thuở xưa, anh em làm tay chân trìu mến nâng đỡ.
Thời nay, anh em vẫn tay chân,
nhưng tay cào chân, chân đá tay.
tôi thấy mẹ tôi bay từ tầng cao và bà nhẩn nha
la đà không muốn chạm mặt đất. những ngày
cuối năm mẹ xúng xính trong áo ấm và khăn
quàng cổ. mẹ vẫy tay tôi như mọi khi và cũng
như mọi khi tôi cất tiếng gọi mẹ. tôi nghĩ mẹ nghe
tôi vì sau bao năm tôi vẫn ở trong quỹ đạo mẹ vẫn
còn thấy mẹ lướt thướt vẫy tay từ tầng cao vào
những ngày cuối năm.
Vắng vẻ công viên đìu hiu quán xá /
Những con đường rưng rức gọi nhau /
Chờ tiếng chân đi. Như bờ đê chực vỡ /
Có tiếng nhạc về rung hoa hè phố /
Ai một mình đứng hát thánh ca /
Trước giáo đường im lìm khép cửa*
Tưởng nhớ nhạc sĩ: Lam Phương -
Anh đã biết, chuyến tàu thống nhất /
Chiều Tây Đô, chiều thu ấy nghẹn ngào /
Nửa đời yêu em, nửa đời gian khổ /
Sầu ly hương, gác vắng đơn côi.
Chiều hành quân, chuyến đò vĩ tuyến
Chỉ có em, con chim nhỏ, mắt người tình
Đêm tiền đồn, tình như mây khói
Tháng tư buồn, như giấc chiêm bao
Hỡi mặt trời, hãy chiếu sáng hơn thêm / Và cơn mưa, hãy vì tôi đổ xuống / Những giọt sương trên cánh đồng buổi sáng / Làm dịu dần vầng trán đẫm mồ hôi. /
Hỡi bão tố, xin hãy thổi lên tôi / Cho tôi bay qua bao nhiêu vùng đất / Hãy mang tôi đi về miền xa nhất / Thêm một lần được nằm xuống nghỉ ngơi.
Giáng sinh 2020 thế giới ghi nhận chuyện lạ kỳ.
Hầu hết các ông già Noel đều bịt mặt.
Lần đầu tiên trong lịch sử, ông già thân ái bị cách ly.
Mỗi năm, ông ấy mặc áo quần đỏ, mang râu trắng.
Ngồi trong thương xá dưới gốc cây thông.
Hô hô hô... Merry christmas ...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.