Thảm Họa Kéo Dài
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Trận động đất dữ dội tại Nhật Bản từ cuối tuần trước với số địa chấn kế 9 điểm, gây ra nạn sóng thần (người Nhật gọi là tsunami) lan tràn khắp Thái Bình Dương, có vẻ còn kéo dài khiến cả thế giới phải lo âu theo dõi. Cho đến thứ Ba tuần này, ngay tại nơi khởi điểm là thành phố Sendai, ở miền bờ biển Đông Bắc Nhật tiếp giáp với Thái Bình Dương, đã bị tàn phá hầu hết với số người chết có thể lên tới trên 10,000 người. Nhưng một hiểm họa khác lại xẩy ra tại thành phố Fukushima ở khoảng giữa Sendai và Thủ đô Kyoto. Đó là nạn phóng xạ nguyên tử vì ở đây có đến 4 nhà máy điện chạy bằng nguyên tử năng mà hệ thống làm nguội máy đã bị bể vỡ vì có đến hàng trăm cơn hậu chấn rất mạnh đến 6 điểm.
Sự phóng xạ nguyên tử này khác với những vụ phóng xạ do bom hạt nhân gây ra. Vì máy điện dùng những ống chứa nguyên tử khinh khí đựng trong 4 cái bầu khổng lồ có chứa nước biển. Khi nước biển trong bầu được các ống nguyên tử khinh khí làm nóng sôi lên bốc hơi, hơi đó được chuyển đi làm chạy máy phát ra điện lực. Khi nước sôi quá độ, máy tự động tháo cho nước sôi chảy ra ngoài và cho nước biển lạnh chẩy vào máy thay thế, cứ thế liên tục. Đây là phương pháp dùng nguyên tử năng tạo ra điện. Thế nhưng các cơn hậu chấn đã làm bể các ống dẫn nước biển, nên các chuyên gia e rằng các bình chứa nước có ống khinh khí sẽ bị nổ, gây ra hiểm họa phóng xạ. Khoảng 140,000 người ở Fukushima đã được lệnh đóng cửa, không được ra ngoài sau khi một cơn hậu chấn gây ra một vụ nổ.
Sáng thứ Ba các chuyên gia hạt nhân Nhật nói họ có thể phải nhờ quân đội Mỹ và quân đội Nhật dùng trực thăng tưới nước lạnh vào các bầu chứa nước biển để làm nguội bớt sức nóng. Trong một diễn văn truyền hình, Thủ tướng Nhật Naoto Kan nói sự phóng xạ đã từ 1 bầu chứa lan ra ngoài. Kinh tế Nhật Bản hiện đứng vào hàng thứ 3 trên thế giới, riêng ở Á Châu Nhật là nước giầu nhất, từ sau Đệ nhị Thế chiến chưa bao giờ Nhật lâm nạn đói khổ như lúc này. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại Thế chiến lần chót đã kết thúc năm 1945 sau khi Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Bây giờ Mỹ đóng vai chủ chốt dùng quân đội cứu nước Nhật.
Điều đặc biệt đáng chú ý là trong những ngày Sendai và Fukushima lâm nạn, tình thế nhốn nháo hầu như không có Cảnh sát hay binh sĩ xuất hiện ở ngoài đường, vậy mà người ta thấy dân chúng ở hai thành phố này và các vùng phụ cận đều giữ được trật tự và có khi còn giúp đỡ lẫn nhau. Khi có những cơ quan từ thiện mở cửa để tiếp tế thức ăn cho dân mỗi ngày, dân chúng sắp hàng dài nối đuôi nhau mà không hề có sự chen lấn. Có khi những người trẻ thấy có người già, bệnh hoạn hay thương tật, họ liền bước qua một bên để nhường chỗ cho những người này tiến lên trước họ. Văn hóa Nhật, tinh thần Nhật là thế đó. Thật đáng phục.
Tuy nhiên còn một vấn đề khác khiến thế giới, nhất là những nước có bờ biển tiếp giáp với Thái Bình Dương phải lo âu. Sóng Tsunami rất mạnh, nên sau khi phá bờ biển Đông Bắc Nhật Bản, nó đã chạy vào Thái Bình Dương theo chiều hướng hơi chếch một chút so với vòng đai Trái Đất, nghĩa là nhằm hướng ra biển vào nơi chót của lục địa Nam Mỹ châu. Bước tiến của Tsunami trên mặt biển cũng rất nhanh.
Ngày thứ nhất, tức 11 tháng 3, nó tàn phá Sendai và vùng phụ cận, rồi đến ngày thứ 2, nó bắt đầu hướng về Thái Bình Dương. Các nhà thiên văn Mỹ tính tốc độ của nó và dự liệu đến ngày thứ 7 của nó, tức ngày 17 tháng 3 mũi dùi chính của tsunami sẽ đánh vào Hawaii. Ngày hôm sau nó sẽ đánh vào bờ biển của nước Mỹ ở Bắc California. Tuy nhiên ở đây nó không đánh vào cạnh tiếp giáp với Thái Bình Dương mà đánh vào phía bên trong vùng vịnh gây thiệt hại đến Oakland và mặt bên trong của San Francisco, gần xa lộ 101, kể cả khu vực Redwood City.
Điều đáng phiền không phải chỉ có vấn đề bản đồ và tọa độ, mà còn vấn đề sử sách, báo chí đã ghi lại rõ ràng những nạn động đất và những vết nứt rạn vỏ Trái Đất của chúng ta. Vỏ Địa cầu có những phiến đá khổng lồ nối tiếp với nhau như gạch lát nhà. Những miếng đó do ảnh hưởng của sức nóng trong ruột Trái Đất nên nhiều lúc chúng nứt rạn rồi xô đẩy lẫn nhau, có khi chồng lên nhau. Đó chính là nạn động đất vậy.
Ở Bắc Cali, chúng ta đã biết đã có một chỗ mảnh vỏ chồng lên nhau và nứt ra, tạo thành những khe hở. Các nhà khoa học gọi đó là "fault" (tức đứt đoạn). Ở Bắc Cali có "vết nứt" từ Bắc San Jose cho đến San Francisco. Chúng ta đã thấy có nạn động đất ở San Francisco ngày 17-10-1989. Lần này nếu có động đất, ít nhất cũng phải lên đến 8 điểm địa chấn kế.
Sau đó "tsunami" tiếp tục con đường chạy chéo góc Thái Bình Dương để đánh vào dọc bờ biển từ Mễ Tây Cơ xuống đến Columbia, Peru, Chile, nhưng sức mạnh của nó đã yếu đi nhiều. Ở phía Đông, sau khi men qua Đài Loan, sức sóng cũng yếu đi nhiều, nó không với tới miền Nam Hải với đảo Hải Nam hay bờ biển Việt Nam và cả Phi Luật Tân cũng thoát nạn, vì đường đi xéo góc của nó nhắm vào hướng Tây. Chính vì thế Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Tân Tây Lan và cả Úc châu thoát khỏi bàn tay tàn bạo của tsunami. Sau khi đi khỏi cái đuôi của Nam Mỹ, tsunami tàn dần....cho đến dịp khác.
Hãy trở lại tình hình ở Nhật vào sáng thứ Tư tuần này. Những nhân viên cấp cứu trước đây đã phải chạy ra ngoài sau khi một cơ sở chứa bầu khinh khí bị bể ở Fukushima, nay đã trở lại làm việc. Đài truyền hình toàn quốc NHK của Nhật cho thấy các trực thăng quân đội bay trên vùng trời đo lường độ phóng xạ trên các lò nguyên tử khinh khí để sẵn sàng sối nước biển lạnh trên các lò đó để làm nguội bớt. Trong khi đó hàng triệu người dân phải phấn đấu qua đến ngày thứ 5 vì bị thiếu lương thực.
Về hiểm họa phóng xạ, ông John Price, một chuyên gia người Úc nói cho đến nay ông thấy dân chúng trong vùng này ít bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Nhưng ông tỏ ý lo ngại cho các nhân viên cứu trợ khoảng 180 người phải thay phiên làm việc suốt ngày đêm. Về các lò phản ứng hạt nhân, Cơ quan An ninh Hạt nhân và Công nghiệp cho biết lò số 1 có tới 70% các ống chứa khinh khí bị hư hại. Theo thống tấn Kyodo của Nhật, tại lò số 2 có 33% ống khinh khí bị hư hại và trong lõi của cả hai lò đã có một phần bị nóng chảy. Thảm họa còn dài.
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Trận động đất dữ dội tại Nhật Bản từ cuối tuần trước với số địa chấn kế 9 điểm, gây ra nạn sóng thần (người Nhật gọi là tsunami) lan tràn khắp Thái Bình Dương, có vẻ còn kéo dài khiến cả thế giới phải lo âu theo dõi. Cho đến thứ Ba tuần này, ngay tại nơi khởi điểm là thành phố Sendai, ở miền bờ biển Đông Bắc Nhật tiếp giáp với Thái Bình Dương, đã bị tàn phá hầu hết với số người chết có thể lên tới trên 10,000 người. Nhưng một hiểm họa khác lại xẩy ra tại thành phố Fukushima ở khoảng giữa Sendai và Thủ đô Kyoto. Đó là nạn phóng xạ nguyên tử vì ở đây có đến 4 nhà máy điện chạy bằng nguyên tử năng mà hệ thống làm nguội máy đã bị bể vỡ vì có đến hàng trăm cơn hậu chấn rất mạnh đến 6 điểm.
Sự phóng xạ nguyên tử này khác với những vụ phóng xạ do bom hạt nhân gây ra. Vì máy điện dùng những ống chứa nguyên tử khinh khí đựng trong 4 cái bầu khổng lồ có chứa nước biển. Khi nước biển trong bầu được các ống nguyên tử khinh khí làm nóng sôi lên bốc hơi, hơi đó được chuyển đi làm chạy máy phát ra điện lực. Khi nước sôi quá độ, máy tự động tháo cho nước sôi chảy ra ngoài và cho nước biển lạnh chẩy vào máy thay thế, cứ thế liên tục. Đây là phương pháp dùng nguyên tử năng tạo ra điện. Thế nhưng các cơn hậu chấn đã làm bể các ống dẫn nước biển, nên các chuyên gia e rằng các bình chứa nước có ống khinh khí sẽ bị nổ, gây ra hiểm họa phóng xạ. Khoảng 140,000 người ở Fukushima đã được lệnh đóng cửa, không được ra ngoài sau khi một cơn hậu chấn gây ra một vụ nổ.
Sáng thứ Ba các chuyên gia hạt nhân Nhật nói họ có thể phải nhờ quân đội Mỹ và quân đội Nhật dùng trực thăng tưới nước lạnh vào các bầu chứa nước biển để làm nguội bớt sức nóng. Trong một diễn văn truyền hình, Thủ tướng Nhật Naoto Kan nói sự phóng xạ đã từ 1 bầu chứa lan ra ngoài. Kinh tế Nhật Bản hiện đứng vào hàng thứ 3 trên thế giới, riêng ở Á Châu Nhật là nước giầu nhất, từ sau Đệ nhị Thế chiến chưa bao giờ Nhật lâm nạn đói khổ như lúc này. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại Thế chiến lần chót đã kết thúc năm 1945 sau khi Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Bây giờ Mỹ đóng vai chủ chốt dùng quân đội cứu nước Nhật.
Điều đặc biệt đáng chú ý là trong những ngày Sendai và Fukushima lâm nạn, tình thế nhốn nháo hầu như không có Cảnh sát hay binh sĩ xuất hiện ở ngoài đường, vậy mà người ta thấy dân chúng ở hai thành phố này và các vùng phụ cận đều giữ được trật tự và có khi còn giúp đỡ lẫn nhau. Khi có những cơ quan từ thiện mở cửa để tiếp tế thức ăn cho dân mỗi ngày, dân chúng sắp hàng dài nối đuôi nhau mà không hề có sự chen lấn. Có khi những người trẻ thấy có người già, bệnh hoạn hay thương tật, họ liền bước qua một bên để nhường chỗ cho những người này tiến lên trước họ. Văn hóa Nhật, tinh thần Nhật là thế đó. Thật đáng phục.
Tuy nhiên còn một vấn đề khác khiến thế giới, nhất là những nước có bờ biển tiếp giáp với Thái Bình Dương phải lo âu. Sóng Tsunami rất mạnh, nên sau khi phá bờ biển Đông Bắc Nhật Bản, nó đã chạy vào Thái Bình Dương theo chiều hướng hơi chếch một chút so với vòng đai Trái Đất, nghĩa là nhằm hướng ra biển vào nơi chót của lục địa Nam Mỹ châu. Bước tiến của Tsunami trên mặt biển cũng rất nhanh.
Ngày thứ nhất, tức 11 tháng 3, nó tàn phá Sendai và vùng phụ cận, rồi đến ngày thứ 2, nó bắt đầu hướng về Thái Bình Dương. Các nhà thiên văn Mỹ tính tốc độ của nó và dự liệu đến ngày thứ 7 của nó, tức ngày 17 tháng 3 mũi dùi chính của tsunami sẽ đánh vào Hawaii. Ngày hôm sau nó sẽ đánh vào bờ biển của nước Mỹ ở Bắc California. Tuy nhiên ở đây nó không đánh vào cạnh tiếp giáp với Thái Bình Dương mà đánh vào phía bên trong vùng vịnh gây thiệt hại đến Oakland và mặt bên trong của San Francisco, gần xa lộ 101, kể cả khu vực Redwood City.
Điều đáng phiền không phải chỉ có vấn đề bản đồ và tọa độ, mà còn vấn đề sử sách, báo chí đã ghi lại rõ ràng những nạn động đất và những vết nứt rạn vỏ Trái Đất của chúng ta. Vỏ Địa cầu có những phiến đá khổng lồ nối tiếp với nhau như gạch lát nhà. Những miếng đó do ảnh hưởng của sức nóng trong ruột Trái Đất nên nhiều lúc chúng nứt rạn rồi xô đẩy lẫn nhau, có khi chồng lên nhau. Đó chính là nạn động đất vậy.
Ở Bắc Cali, chúng ta đã biết đã có một chỗ mảnh vỏ chồng lên nhau và nứt ra, tạo thành những khe hở. Các nhà khoa học gọi đó là "fault" (tức đứt đoạn). Ở Bắc Cali có "vết nứt" từ Bắc San Jose cho đến San Francisco. Chúng ta đã thấy có nạn động đất ở San Francisco ngày 17-10-1989. Lần này nếu có động đất, ít nhất cũng phải lên đến 8 điểm địa chấn kế.
Sau đó "tsunami" tiếp tục con đường chạy chéo góc Thái Bình Dương để đánh vào dọc bờ biển từ Mễ Tây Cơ xuống đến Columbia, Peru, Chile, nhưng sức mạnh của nó đã yếu đi nhiều. Ở phía Đông, sau khi men qua Đài Loan, sức sóng cũng yếu đi nhiều, nó không với tới miền Nam Hải với đảo Hải Nam hay bờ biển Việt Nam và cả Phi Luật Tân cũng thoát nạn, vì đường đi xéo góc của nó nhắm vào hướng Tây. Chính vì thế Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Tân Tây Lan và cả Úc châu thoát khỏi bàn tay tàn bạo của tsunami. Sau khi đi khỏi cái đuôi của Nam Mỹ, tsunami tàn dần....cho đến dịp khác.
Hãy trở lại tình hình ở Nhật vào sáng thứ Tư tuần này. Những nhân viên cấp cứu trước đây đã phải chạy ra ngoài sau khi một cơ sở chứa bầu khinh khí bị bể ở Fukushima, nay đã trở lại làm việc. Đài truyền hình toàn quốc NHK của Nhật cho thấy các trực thăng quân đội bay trên vùng trời đo lường độ phóng xạ trên các lò nguyên tử khinh khí để sẵn sàng sối nước biển lạnh trên các lò đó để làm nguội bớt. Trong khi đó hàng triệu người dân phải phấn đấu qua đến ngày thứ 5 vì bị thiếu lương thực.
Về hiểm họa phóng xạ, ông John Price, một chuyên gia người Úc nói cho đến nay ông thấy dân chúng trong vùng này ít bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Nhưng ông tỏ ý lo ngại cho các nhân viên cứu trợ khoảng 180 người phải thay phiên làm việc suốt ngày đêm. Về các lò phản ứng hạt nhân, Cơ quan An ninh Hạt nhân và Công nghiệp cho biết lò số 1 có tới 70% các ống chứa khinh khí bị hư hại. Theo thống tấn Kyodo của Nhật, tại lò số 2 có 33% ống khinh khí bị hư hại và trong lõi của cả hai lò đã có một phần bị nóng chảy. Thảm họa còn dài.
Ý kiến bạn đọc
17/03/201100:57:34
Thach Nguyen
Khách
Rat hay,xinloi vi bo may xu dung tieng Viet khong co.