news_ukraine_0222-960x640
 
lạy Cha chúng con ở trên Trời
của vầng trăng tròn vạnh
và mặt trời thánh hóa
 
che chở cha mẹ con khỏi chết
nơi căn nhà tuyến đầu lửa đạn
quyết không lìa bỏ nó
như một nấm mồ
 
che chở người chồng con
ở phía bên kia chiến trận
như thể ở bờ bên kia dòng sông
chĩa mũi súng lên ngực
nơi anh từng hôn lên
 
con mặc trên người chiếc áo giáp chống đạn
không thể cởi ra
nó dính chặt lên người con như lớp da bọc
 
con mang trong người đứa con của anh
không thể đẩy nó ra được
bởi qua nó thân thể con là của anh
 
con mang trong người mảnh đất Mẹ
không thể mửa nó ra được
bởi nó luân lưu như dòng máu
qua trái tim con
 
bánh mì chúng con ăn hằng ngày
chúng con cho người đói
để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau
chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê
để họ tìm ra sự sáng suốt
 
và xin tha tội chúng con
những thành phố bị phá hủy tan tành
dù chúng con không tha tội kẻ thù chúng con
 
và chớ để chúng con sa xuống cám dỗ
nhận chìm bên trong thế giới thối tha này
nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ
vứt bỏ các hệ lụy của đất Mẹ
nặng nề và chẳng mảy may hữu ích
 
hãy che chở con
đừng cho con lại gần chồng con cha mẹ
và mảnh đất quê hương này.
 
– Lyuba Yakimchuk
 
(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).

Lyuba_Yakimchu
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.


Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.


Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không ai muốn thấy điều lẫn tránh / của mùa tai ương / cuộc sống không dễ dàng / thu hẹp đến độ không ngờ
Ta bụi bặm bầm xác dập thân / Nên thương câu thiên địa phong trần / Em hồng nhan còn ta bạt mạng / Ham mần thơ chí tử nên…đần
Ngoài kia chim cất tiếng / Ngoài kia lá rừng bay / Không gian ôm vũ trụ / Thơ ôm thơ trong tay
Tôi quen biết nhị vị thi sĩ Cao Mỵ Nhân (Hoa Kỳ) và Trịnh Cơ (Pháp Quốc) cũng đã được mấy năm, khởi đầu từ trên những diễn đàn Đường Thi xướng họa. Tôi rất quý mến và ngưỡng mộ họ, và tôi cũng biết, cả hai đều từng là quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, là anh kiệt và anh thư phục vụ nước nhà từ trước 1975 cho đến ngày tan đàn xẻ nghé.
Nhà thơ Huy Tưởng đã bắt đầu tập thơ mới "Đêm vang hình tiếng chuông" của mình bằng một bài thơ lục bát phá cách rất hàm súc.
Người đàn ông / đứng trên balcon hút thuốc / anh ta thả những cái vòng tròn khói
Cứ chia hai phe tàn hại, nguyền rủa nhau, chém thương tích vào hồn dân tộc. Yêu nước nào sao không yêu nước mình?
Còn chút lương tâm nào không, sao nhởn nhơ, hưởng thụ, bỏ thí dân tộc? Học nhiều làm gì, chỉ phát huy ganh tị, muốn hơn người, sắc diện âm u, chải lóc, mang gương, thắt cà vạt, gọi là nhân phẩm?
Tháng lạnh, / Em chưa về cuối đông / Hỏi thăm lối sỏi, bụi gai hồng / Sỏi ngây ngô gội sương đêm trắng / Mai, thấy trồi xanh ngọn cỏ bồng
Con đường ven biển, mưa sa / Bỗng dưng thổn thức nhạt nhòa lệ rơi!? / Mưa hay lệ, / Hỡi tôi ơi! / Vầng trăng ngày ấy đầy vơi nỗi niềm / Đã xa? Hay vẫn hiện tiền? Đã quên?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.