(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.
Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT
Không có khoảng cách
không có khẩu trang
lồng ngực không thở
tim vẫn bang hoàng
Tóc xanh tóc trắng
nghiêng đầu vào nhau
tuổi trẻ tuổi hạc
cùng chia sợi sầu
Bờ hiên dĩ vãng xanh rờn nhung nhớ mà đau như có gai đâm vào da thịt
một thời xưa ta ở nơi đâu
trong ngôi nhà ấu thơ có hàng chè tàu chiếc cổng xi măng con đường đất đá
trên bờ thành ấu thơ ta đã trèo lên ngồi vắt vẽo chân đánh đu hạnh phúc
Vĩnh Hảo, vốn dĩ là một nhà văn đa tài, từ cuối thập niên 1980's với những những tác phẩm mà chúng tôi ưa thích như: Thiên Thần Quét Lá (tập truyện), Núi Xanh Mây Hồng (truyện dài), Cởi Trói tập I & II (truyện dài), và Mẹ, Quê Hương và Nước Mắt (tập truyện), v.v... Ngoài ra, ông là một nhà báo, nhà thơ và hơn hết là một hành giả Đạo Phật nghiêm túc, từ tốn và chuẩn mực. Chúng tôi may mắn được xem ông như là một pháp hữu thân tín. Những gì cần nói, ông nói; những gì cần làm ông làm; thậm chí những gì im lặng, ông lại im lặng cũng vì lợi ích chung và cho số đông. Ông vốn nhẹ nhàng, thầm lặng nhưng nổi bật trong những gì ông để ý đến từ văn hoá, nghệ thuật, Phật giáo đến công cuộc hoằng pháp, và kể cả việc làm từ thiện ở miền sâu, miền xa tại Việt Nam.
Langston Hughes là một thi sĩ da đen nổi tiếng của Mỹ. Bài thơ này được xuất bản năm 1930, thời điểm của cuộc Đại Suy Thoái. Người da đen khi ấy vẫn chưa có quyền bình đẳng như bây giờ. Phải đợi đến phong trào Civil Rights vào thập niên 1960 luật pháp mới cho phép họ ăn chung bàn, ngồi chung chỗ với người da trắng...
Bây và cả chủng tộc bây
Hãy nhìn xuống nơi bây đang sống
Mà xấu hổ.
Hãy nhìn xuống những người da trắng
Rồi nhìn lại mình
Mà xấu hổ
Rằng cái nghèo vẫn ngửa ngay ra đó,
Rằng con ngu cái dốt cứ đẻ đầy ra đó
Tan sương đầu ngõ có đâu ngờ / Gặp lại ta là mây xanh lơ / Hôm nay tạnh ráo màu siêu thực / Bữa nọ òa bay sắc viễn mơ / Cảm tạ tình sau thương ý trước / Tri ân tâm đạo thấu huyền cơ / Biển dâu dẫu biết lòng chưa thỏa / Vẫn ngước trông lên lạy mịt mờ.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.