news_ukraine_0222-960x640
 
lạy Cha chúng con ở trên Trời
của vầng trăng tròn vạnh
và mặt trời thánh hóa
 
che chở cha mẹ con khỏi chết
nơi căn nhà tuyến đầu lửa đạn
quyết không lìa bỏ nó
như một nấm mồ
 
che chở người chồng con
ở phía bên kia chiến trận
như thể ở bờ bên kia dòng sông
chĩa mũi súng lên ngực
nơi anh từng hôn lên
 
con mặc trên người chiếc áo giáp chống đạn
không thể cởi ra
nó dính chặt lên người con như lớp da bọc
 
con mang trong người đứa con của anh
không thể đẩy nó ra được
bởi qua nó thân thể con là của anh
 
con mang trong người mảnh đất Mẹ
không thể mửa nó ra được
bởi nó luân lưu như dòng máu
qua trái tim con
 
bánh mì chúng con ăn hằng ngày
chúng con cho người đói
để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau
chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê
để họ tìm ra sự sáng suốt
 
và xin tha tội chúng con
những thành phố bị phá hủy tan tành
dù chúng con không tha tội kẻ thù chúng con
 
và chớ để chúng con sa xuống cám dỗ
nhận chìm bên trong thế giới thối tha này
nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ
vứt bỏ các hệ lụy của đất Mẹ
nặng nề và chẳng mảy may hữu ích
 
hãy che chở con
đừng cho con lại gần chồng con cha mẹ
và mảnh đất quê hương này.
 
– Lyuba Yakimchuk
 
(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).

Lyuba_Yakimchu
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.


Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.


Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trở về bến vắng tịnh không / Thân trơ quán tưởng mênh mông sắc chiều / Trở về bóng đổ liêu xiêu / Cơn mê cũ cũng nhẹ hèo trôi đi
Cuộc chiến vừa tàn / Sau ba muơi năm / Người chiến binh về thăm nhà…
Già an lạc, là già trong hy vọng, / Lòng sung mãn trong giấc điệp bình an. / Khi số tận kêu ta dừng bước tiến / Chỉ là tạm biệt, vô thường sắc không
thế gian đến hồi tận diệt / Mỗi ngày nghe tin người chết / đau đớn tức tưởi / những tinh hoa lụi tàn / những hồn oan
Bây giờ là cuối tháng 3. Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa tháng Tư đen, tháng Tư gẫy súng, tháng Tư năm 1975. Những trường học tại miền Nam biến thành nơi tâp trung, tù đày cải tạo của hàng triệu quân, cán chính của chính phủ Viêt Nam Công Hòa. Hàng triệu người phía Nam vĩ tuyến 17, vươt biên tìm đến vùng đất tự do.
tôi bỏ lại đêm / những điều chưa nói hết / những điều chưa kể xong / những điều / đêm đã nghe cùng tôi / trong lặng im bóng tối. tôi bỏ lại trong bóng tối / những ý nghĩ / sót vụn / sự tưởng tượng / rỗng rạo / những thứ nên quên đi / khi trời tảng sáng.
Chiều về trên sông Giã từ vũ khí / Người đi qua đời tôi Dừng bước giang hồ
Những cái chết chưa bao / giờ có thật những cái / chết chưa bao giờ xảy / ra như chúng ta sinh
Vũ điệu không vần là một công trình nghiên cứu đồ sộ, nghiêm cẩn và sâu sắc do nhà thơ Khế Iêm viết rải rác từ trên 20 năm qua, gồm những bài viết chủ yếu là luận giải về thơ Tân Hình thức.
Tác giả bài thơ này là nhà thơ Mỹ Dana Gioia trích trong cuốn Rebel Angels: 25 Poets of The New Formalism, nhà xuất bản Story Line Press, 1996. Tôi đặc biệt yêu thích bài thơ.