Hôm nay,  

Uyên Thi Bistro & Corner View (sinh Sinh Bakery Cũ): Câu Chuyện Của Bà Nội Trợ Trở Thành Chủ Nhà Hàng

12/01/201000:00:00(Xem: 26290)

Uyên Thi Bistro & Corner View (Sinh Sinh Bakery Cũ): Câu Chuyện Của  Bà Nội Trợ Trở Thành Chủ Nhà Hàng

 Cháo Trần Gian

 

 

 

 

 

 

Hủ Tiếu Cao Lầu

 

 

Mới mấy tháng nay, người dân Little Saigon khi đi ngang góc đường Bolsa & Pagoda (đối diện chợ T&K) vào buổi tối, sẽ thấy quán Corner View rực rỡ ánh đèn qua khung cửa kính. Quán nằm ngay ngã tư, bề ngang chỉ chừng 4m, chiều dài 20 m nằm dọc theo con đường Pagoda. Nó gợi cho chúng ta nhớ lại hình ảnh quán xá thường gặp ở Sài Gòn,Hà Nội, hẹp mà dài. Thực ra nằm ở vị trí này trước giờ vẫn là Sing Sing Bakery, nay mới được bài trí lại để thành Corner View theo dạng quán ăn khuya. Có điều ít người biết là chủ nhân của cả Sing Sing Bakery lẫn Corner View- chị Uyên Thi- cũng chính là người sở hữu và điều hành quán Uyên Thi  Bistro, vốn quen thuộc với người dân Little Saigon đã từ lâu…
 Chị Uyên Thi vượt biên sang Mỹ từ năm 1983. Ở Việt Nam chị chưa bao giờ có kinh nghiệm nhiều về nấu nướng, huống chi là nhà hàng. Đến Mỹ, chị phải chăm sóc, nấu ăn cho chồng và bốn con nhỏ của gia đình mình.  Công việc của một bà nội trợ  buộc chị phải thành thạo bếp núc. Chị bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật nấu nướng để có bữa ăn ngon cho gia đình. Chị đi làm phụ bếp, hỏi bạn bè để rút kinh nghiệm về công thức và cách làm các món ăn mà gia đình mình thích. Được chừng 10 năm, thấy kinh nghiệm nấu ăn cho gia đình của mình đã khá phong phú, chị nghĩ đến chuyện chia xẻ kinh nghiệm này với các bà nội trợ khác. Năm 1996, chị cộng tác với đài radio VOV thực hiện chương trình “ Cùng Nhau Làm Bếp Với Uyên Thi”. Điểm đặc biệt của chương trình này là không phải do một đầu bếp chuyên nghiệp đứng ra dạy nấu ăn, mà là sự chia xẻ kinh nghiệm của một người nội trợ với những người nội trợ khác. Chương trình rất thành công, vì nhiều thính giả theo cách hướng dẫn của chị Uyên Thi đã tự nấu được những món ăn ngon như mong muốn mà trước giờ không biết học ai. Chính vì thế, nhiều người ái mộ chương trình hỏi chị sao không thử mở nhà hàng" Thế là chị bắt đầu mở tiệm Uyên Thi Quán đầu tiên vào năm 1997, vị trí nằm ở vị trí quán Lục Đỉnh Ký hiện nay (Bolsa & Pagoda).
Là quán bán thâu đêm đầu tiên của người Việt ở Little Saigon, Uyên Thi được sự hưởng ứng nồng nhiệt của bà con trong cộng đồng. Đến năm 1999, chị Uyên Thi mua lại tiệm bánh Sing Sing Bakery ngay sát bên, vì chị cũng có thú làm bánh ngọt. Năm 2001, chị mới bắt đầu đi học nấu ăn ở trường Le Cordon Bleu danh tiếng của Pháp trên Los Angeles.  Năm 2006, chị mở lại quán Uyên Thi Bistro ở địa điểm góc đường Bolsa Magnolia cho đến ngày hôm nay.
Một trong những đặc điểm của cả Uyên Thi Quán hồi xưa và Uyên Thi Bistro ngày nay qua nhận xét của nhiều khách hàng là thực đơn ở đây đa dạng và có tính cách ngẫu hứng chứ không theo một khuynh hướng nào. Không phải là quán ăn thuần miền Bắc, miền Trung, hay miền Nam. Cũng không phải là quán của các món ăn gia đình. Có lẽ đó là cái đặc trưng riêng của Chị Uyên Thi, khi chị chọn thực đơn theo những món mà bản thân mình thấy ngon và thích trước đã. Thực khách “chấm” các món rất khác nhau ở Uyên Thi: cơm gà Xiu Xiu, bò lúc lắc, mì gõ, xôi chiên gà rô ti… Nhiều người thắc mắc: tại sao món mì gõ lại nằm trong thực đơn của Uyên Thi" Câu trả lời đơn giản là bởi vì chị Uyên Thi thích món ăn “nhà nghèo” này. Nhân có một người quen có gia đình đã từng bán mì gõ ở Sài GÒn, chị hỏi “bí quyết” của món này, rồi đưa vào bán ở quán mình. Lúc đó chắc chị không nghĩ rằng món ăn mì gõ bình dân lại được nhiều thực khách thưởng thức ở quán như hiện nay.


Tương tự như vậy, ở Sing Sing Bakery cũng có khá nhiều món “ăn chơi” khá độc đáo. Món tàu hủ lạnh nước đường gừng, có biến tấu ăn dòn giống như thạch, mát miệng mà thanh. Các loại bánh ngọt ở đây đều làm không quá ngọt như các lọai bánh của Mỹ. Những lọai bánh thông thường như bánh bông lan, bánh cake của Sing Sing Bakery cũng có hương vị riêng, vừa khẩu vị của những dân ăn thích bánh theo kiểu Tây.
Việc biến Sing Sing Bakery thành Corner View là một ý tưởng độc đáo của chị Uyên Thi. Như đã nói, quán có một vị trí khá đặc biệt ở trung tâm Little Saigon, và có một cái “view”  ban đêm đẹp hơn ban ngày nhiều. Do quán hẹp,  bàn ăn được kê dọc theo quán, sát bên khung cửa kiếng. Khách vào đây ăn tối, ngồi nhìn ra ánh đèn đường Bolsa, khu chợ T&K, đôi lúc có cảm giác mình đang ngồi trong một góc quán Brodard trên đường Tự Do của Sài Gòn, hoặc trong một quán ăn khuya trong khu Chợ Lớn. Thực đơn ở đây cũng gợi nhớ lại cung cách đi ăn khuya của dân Sài Gòn. Món “Cháo Trần Gian” dọn tô cháo trắng riêng, rồi gọi thêm các món cá kho, dưa món, củ cải muối… riêng trong từng chén nhỏ. Món “Hủ Tiếu Cao Lầu” là một biến tấu của món Cao Lầu Hội An. Nhân một chuyến về Việt Nam làm từ thiện từ Bắc chí Nam, chị Uyên Thi đã ghé qua Hội An ăn món đặc sản này, rồi cảm nhận được cái ngon của nó, nên đem vào thực đơn quán của mình. Còn nhiều món ăn đêm tương tự như vậy nữa.  Những ngày cuối tuần quán mở đến hai giờ sáng. Cùng gia đình hay một nhóm bạn, trời khuya lạnh tạt qua đây ăn một món gì nóng hổi, vừa ngắm phố xá về khuya, có lẽ ta sẽ có lại cái cảm giác thư giãn ngày nào ở Việt Nam, vốn rất khó tìm thấy ở xứ Mỹ quá bận rộn.
Làm chủ hai tiệm ăn với rất nhiều món ăn thuộc đủ lọai, tôi hỏi chị Uyên Thi làm sao để giữ chất lượng của các món ăn trong quán của mình. Chị bảo rằng phải yêu nghề thì mới có thể theo cái nghiệp làm chủ nhà hàng được. Ngoài chuyện công thức nấu nướng, khi nấu ăn, mình phải để hết cái tâm vào món ăn của mình, vui với niềm vui của khách khi khách được thưởng thức một món ăn vừa ý. Chị tin rằng khi nấu ăn có cái tâm như vậy, thực khách sẽ cảm nhận được. Khách trở lại với quán vì món ăn ngon, và cũng vì cảm nhận được sự quan tâm này của người chủ. Chị nói rằng tuy là chủ, nhưng chị thường xuyên là người rời tiệm trễ nhất. Khi thợ đã về hết rồi, chị vẫn ở lại để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để cho ngày mai. Chị nghĩ rằng khi thợ đến mà mọi thứ đã sẵn sàng, họ sẽ có điều kiện để phục vụ những người khách đầu tiên một cách đầy đủ và trọn vẹn. Nấu ăn mà để tâm đến khách hàng thì bận bịu lắm. Nhiều khi chỉ là động tác múc một muỗng nước lèo chan vào tô bún, chị cũng ý thức mình nên chan vào góc nào của tô trước để một miếng thịt được nóng hơn, để một miếng rau tươi không bị chín nhừ. Mình phải thấy vừa ý thì mới mong khách hàng vừa ý được. Nấu ăn “có để tâm” là như vậy đó.
Ngồi trong quá Corner View nhìn ra phố xá Bolsa về đêm, tôi cứ tiếc quán không được bày thêm một dãy bàn sát bên vỉa hè của con phố Pagoda. Nếu được vậy, nửa khuya khách ngồi co ro, ăn uống xì xụp, để thêm văng vẳng bản nhạc “Phố Đêm đèn mờ giăng giăng…”, tôi tin rằng khách sẽ cứ tưởng như đang ngồi ở giữa lòng Sài Gòn thân yêu, chứ không phải là Little Saigon ở Cali cách xa cả một đại dương…
Đòan Hưng

Ý kiến bạn đọc
12/05/201614:50:08
Khách
Tôi muốn mua một đầu tóc giả thì bao nhiêu tiền ? và liên-hệ ở đâu ? xin chị Thy cho biết cam ơn.
01/10/201307:00:00
Khách
cô uyên thy nấu ăn rất ngon và những công thức của cô chia sẽ rất nhiều công thức và làm rất thành công tiệm của cô nhiều người nước ngoài ăn thì được nhiều người rất khen mình thì chưa ăn bao giờ vì mình ở việt nam nên không thể nhưng chắc sẽ sang mĩ để thưởng thức
09/03/201208:42:36
Khách
Chị Uyên Thy ơi, cho em hỏi nếu làm bánh bao để bán thì dùng loại bột gì ạ? em nghe người ta nói phải bỏ men bánh bao gì nữa có phải không chị?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
A Who's Who về người Việt tị nạn thành công trên nước Mỹ, từ kinh doanh đến văn học, từ chính trị đến quân sự, từ chuyên gia khoa học đến ngành nail... Bài của nhà báo/ doanh nhân Kiều Mỹ Duyên. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Thành phố Đà Lạt đang phổ biến một quy hoạch phát triển Đà Lạt để biến nơi này trở thành đủ thứ trung tâm... cụ thể là, theo nhà nước, Đà Lạt sẽ có 5 đô thị vệ tinh, và sẽ thành trung tâm du lịch, trung tâm khoa học, trung tâm nghiên cứu...
Vào ngày Chủ Nhật 21 Tháng 8-2011, lúc 1:30 chiều tại Thư Viện Quốc Gia (10872 Westminster Ave. Suite 214 Westminster, trong khu chợ Người Việt), Tiến Sĩ Dự Bị Nguyễn Hữu Quỳnh Trâm
Vào ngày Thứ Bảy 20/08/2011 sắp tới, tại Coastline Community College (12901 Euclid St. Garden Grove 92840), Viet Care và Hội Yểm Trợ Sức Khỏe Tinh Thần Tại Quận Cam (OCAVMHAS) phối hợp tổ chức Ngày Tinh Thần Khỏe Mạnh lần thứ ba.
Sau 36 năm lịch sử tị nạn của Người Việt Đất Mỹ, thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ đã tham gia làm việc và hoạt động trong dòng chính ngày một đông đảo và thành công hơn.
Vào cuối tháng 10 tới, giới yêu nghệ thuật Quận Cam sẽ được thưởng thức chương trình Ballet mang tên Vết Lăn Trầm (Quiet Imprint).
Vào cuối tháng 6 vừa qua, cộng đồng người Việt Quận Cam đón mừng chiến công của một cô bé gốc Việt lớp Bảy ở thành phố Huntington Beach.
Vào Tháng Tám tới đây, Tiến Sĩ Dự Bị Nguyễn Hữu Quỳnh Trâm (Tilburg University, Washington) sẽ thực hiện một workshop có tên là “Tâm Tình và Hồi Tưởng Qua Chuyện Kể, Âm Nhạc Và Nghệ Thuật” tại văn phòng Cộng Đồng Người Việt Quận Cam (VNCOC)
Văn phòng của chị Mỹ Ngọc nằm ở thành phố Brea , cách trung tâm Little Saigon khoảng nửa tiếng lái xe. Chức vụ hiện nay của chị là District Manager, quản lý 11 văn phòng giao dịch của Wells Fargo nằm rải rác ở các thành phố Brea, Placentia, Anaheim Hills, Yorba Linda.
Anh Danny Trần hiện nay là Store Manager (Giám Đốc Chi Nhánh) của Wells Fargo chi nhánh Little Sai Gon
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.