Hôm nay,  

Vẻ Vang Dân Việt

20/05/200100:00:00(Xem: 5171)
"Đinh Việt chùi nước mắt khi một Thượng Nghị Sĩ Mỹ trần thuật cuộc hành trình của đứa trẻ, từ 10 tuổi đã trốn chạy khỏi VN bằng thuyền đến lúc trở thành một giáo sư đại học luật khoa, đang trả lời cuộc phỏng vấn của ủy ban [ Thương viện Mỹ ] hôm Thứ Ba, xét cử Phụ tá Tổng trưởng Tư pháp.

Đối với em Việt và gia đình, đó là một chuyến đi không ngày trở lại. Họ trốn chạy [ vượt biên theo thuật ngữ thường dùng của người Việt ] khỏi VN bằng thuyền năm 1978. Sau 12 ngày thiếu thức ăn và nước uống, họ ghé vào một hải cảng Mã lai, bị bắn đuổi ra lại biển Nam Hải.

Đêm ấy họ lội vào bờ, biết chắc chiếc thuyền không thể đi nổi nữa. Người me của Đinh [Việt], Bà Nguyễn, nán lại thuyền, vác "cây búa to bằng bà", phá một lổ bên mạn cho thuyền chìm, khỏi bị ép buộc trở ra khơi."

Trên đây là lời dịch thoát ( vì dịch là phản, khó chuyển hết ý nghĩa và âm điệu của câu văn tác giả ) phần đầu của bài phóng sự của hai ký giả Dena Bunis và Anh Đo đăng tải trên Nhựt báo Orange County Register, Thứ Tư 10-5-2001.

Đối với TNS Pet Domenici, câu chuyên của cậu bé Việt là một câu chuyện" vĩ đại."

Đối với hàng triệu người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS (vượt biên bằng thuyền, bằng băng núi rừng, vượt sông suối, bằng chương trình nhân đạo HO, ODP, v.v.) trong cuộc di tản lớn nhứt của lịch sử dân tộc Việt và quan trọng không thua Cuộc Exodus của Dân Do thái ở thế kỷ 13 trước Công nguyên, đó là câu chuyện của mình, của chúng ta. Mỗi người đều có một chuyện để nhớ thương, để tự an ủi khi vấp ngãù, gượng dậy và đi tới hầu vươn lên trên quê hương mới này.

Văn học nghệ thuật đã đề cập nhiều nhưng không bao giờ nguồn cảm hứng cạn. Còn nói nữa, nói mãi không thôi vì đó là bài ca sống, một thiên bi hùng ca của một khối lớn dân tộc Việt trên con đường hoà nhập và phát triễn vào nền văn hóa Tây phương.

Dưới góc nhìn đó, thứ nhứt, nếu Ô. Đinh Việt được Uûy ban thông qua, Oâng là người Việt gốc Mỹ đầu giữ một chức vụ cao trong hệ thống tư pháp Mỹ. Thứ hai, Oâng là một người đầu tạo được bằng cớ hùng hồn chứng tỏ người Việt gốc Mỹ có thể thành công trong hệ thống pháp luật cấp quốc gia của Mỹ. Vẽ vang dân Việt.

Nhưng người Việt ít khi đem thành bại mà luận anh hùng. Oâng Việt được làm Phụ Tá Tổng trưởng Tư pháp là điều tốt. Nhưng điều tuyệt hão phải là hình ảnh Ô. Việt đưa ra trước Chánh quyền và Nhân dân Mỹ. Đó là hình ảnh của hàng triệu người Việt tỵ nạn CS phấn đấu vươn lên trên đất Mỹ từ hai bàn tay trắng. Đó là bằng cớ hùng hồn về giá trị của gia đình Việt Nam.


Lòng hiếu thảo và sự hy sinh cho nhau của gia đình đã giúp vượt mọi khó khổ. Chính những giá trị cỗ truyền dân tộc ấy đã được vị TNS Mỹ dùnglàm bối cảnh để giới thiệu ứng viên. Chính những giá trị đó đã giúp một đứa trẻ 10 tuổi đã vượt biên và chỉ trong 23 năm sau, trở thành một giáo sư đại học luật, ứng viên một chức vụ cao cấp trong ngành tư pháp của một đại siêu cường thế giới. Chính những giá trị cổ truyền ấy đã làm một người duy lý do nghề nghiệp lý mềm lòng, nhỏ lệ bên cạnh song thân, trước một ủy ban Thượng viện, khi nghe lại hành trình gian khổ của gia đình. Chính những tình tự rất người, không quên nguồn gốùc, không quên những ngày khó khổ, làm Ô. Việt không thành công cũng thành nhân trong lòng người Mỹ lẫn Việt.

Việc Ô. Việt được chấp nhận cử làm Phụ tá Tổng trưởng Tư pháp hay không, đối với người Việt không có gì quan trọng lắm. Cái đạo nghĩa thâm trầm, tinh thần gia đình Việt cao quí được bảo tồn và trân trọng tại xứ Mỹ này mới là điều quan trọng. Quan chỉ nhứt thời. Đạo nghĩa mới muôn thuở. " Quế hương bất viễn, thư hương viễn;/ Thế vị vô như đạo vị trường." Nên ít người Việt đem thành bại luận anh hùng. Không thành công, Ô. Việt cũng đã thành nhân trong lòng người Mỹ gốc Việt. Không phải vì Ô. là ứng viên chức Phú tá Tổng trưởng Tư pháp, mà vì Ô là một người trẻ tỵ nạn cố gắng vươn lên, hoà nhâp nhuần nhuyễn vào dòng chính Mỹ mà vẫn bảo lưu hài hoà giá trị đạo đưc cá nhân, gia đình và xã hội Việt ngay trên đất Mỹ.

Ngoài ra Ô. còn có công củng cố niềm tin và hy vọng của hàng trăm ngàn người Việt trẻ của thế hệ thứ hai vá các sắc tộc thiểu số khác, rằng xã hội Mỹ đúng là một xã hội tạo cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên.

Hoàn toàn khác với VNCS, nơi lớp trẻ hiện nay chiếm trên phân nửa tổng dân số.Nhưng con đường tiến thân hoàn toàn bế tắc, do bao rào cản lý lịch, quan điểm lập trường, tuổi đảng, mà Đảng CS tự đặt ra để giành quyền thống trị cho Đảng CS nói chung và cho lớp đảng viên lão làng nói riêng theo chủ nghĩa danh bộ chế ( nomenclaturat). Cơ hội đồng đều không có trong tự điển CS và cũng sẽ không bao giờ có đối với lớp trẻ ở Việt Nam khi CS còn nắm quyền hành. Niềm tin và kỳ vọng lớn của những người tỵ nạn CS trẻ cũng như già, như Ô. Việt và gia đình, đặt nơi Ô. Việt là trực tiếp hay gián tiếp đem ánh sáng tự do dân chủ Mỹ về giúp cho 70 triệu người Việt đang quằn quại dưới ách độc tài đảng trị CS.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.