Hôm nay,  

Niềm Tin Nhân Chủ, Mĩn Quà Nơ En 98, Chuyện Gẫu Về

15/02/199900:00:00(Xem: 11965)
Niềm Tin Nhân chủ, món quà Nô En 98, chuyện gẫu về

Đỗ Mười - Petreson - Giáng Sinh và Hà Nội phố

BẠN ĐỌC

Ở miền Bắc Việt Nam, cái nôi của đảng cộng sản Đông
Dương, từ lúc còn thời bức màn tre cho đến sau năm 75 phủ bức
màn sương, nhân dân ta đã chịu đựng suốt nửa thế kỷ "vô thần"!
Những bộ óc chủ trương vô thần đã đạt được nhiều mục tiêu "cao cả"
cho dân tộc như hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
thống nhất đất nước, đưa giai cấp nông dân-công nhân lên hàng
lãnh đạo tối cao của sự nghiệp giải phóng cách mạng, v.v... Đấy
là kể về vài nét đại cương lớn của những người cộng sản. Hệ quả
của nó chưa biết sẽ đi về đâu, vì 23 năm sau ngày giải phóng
những nhà tư tưởng hàng đầu của cộng sản đã và đang lên tiếng
mạnh mẽ về "sợi dây đỏ xuyên suốt" của đảng cộng sản như cựu
Tướng Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Lữ Phương...
Nhân mùa Nô En 98 lại về tỏa sáng trên khắp hành tinh,
trong phần đất nhỏ của miền cực Đông Nam Châu Á, nước Việt và
đồng bào ta trong giờ phút Chúa giáng sinh trần thế, chắc đều
muốn chia sẽ nỗi khổ đau của Chúa. Chia sẻ nỗi khổ đau với Chúa
tức là muốn bày tỏ nỗi nhọc nhằn cùng nhân loại. Một trong những
mặt của đời sống tâm linh đáng được ca tụng là nguyện cầu, và chỉ
có nguyện cầu mới dung dưỡng niềm tin tươi sáng hơn hôm nay.
Về mặt này thì tuyệt đại đa số đồng bào ta thì vẫn an
nhiên tự tại, đó là cái tính "đặc thù" của dân Việt. Có nghĩa là
tuy sống âm thầm đấy, nhưng hàm dưỡng nội lực phản kháng không
biết lúc nào, nội lực phản kháng có khi tích cực ở mặt này, có
lúc tích cực ở mặt khác, ví như con sóng Hồng Hà, cuồn cuộn dòng
Cửu Long, thơ mộng như Hương Giang, chưa biết chừng...
Đời sống tự hoàn thiện và mở rộng theo sự phát triển tự
nhiên của nó, trong đó tâm linh, đời sống tôn giáo phụng thờ của
mỗi người, nói rộng hơn, niềm tin hay đức tin của mỗi cá nhân
không thể và sẽ không bao giờ cạn kiệt dù trải qua trăm cuộc bể
dâu. Có lúc, người ta tin rằng tôn giáo và niềm tin hẳn sẽ triệt
tiêu đối với người dân Việt khi những chủ thuyết ngoại lai đang
trong thời kỳ "xâm lăng" mãnh liệt.
Nhưng thật ra không hẳn như thế, nếu, người ta có dịp ra
thăm làng quê ngoài Bắc. Sở dĩ chú trọng đến làng quê vì các khu
vực đại lý nhân văn ở đó còn giữ nguyên được chất sinh thái và
sinh mệnh tự nhiên nhiều hơn khu vực tỉnh thành là nơi đang "kinh
tế thị trường hóa". Hoặc giả ghé lại căn nhà của bà con cố hương,
dù nhà mái tranh hay mái ngói đỏ, căn phòng trang trọng và lớn
nhất vẫn là căn phòng thờ. Phòng thờ, ôi! nghe nó linh thiêng làm
sao. Đâu đây, hương khói ngạt ngào, tiếng chuông mõ của Sư Cụ, lời
kinh nguyện của Ma Sơ, câu hát vọng từ vọng lên trong khoảnh khắc
nào đó, ta phân vân tự hỏi chính ta có còn niềm tin hay không"
Ta khẳng định một lần nữa, niềm tin ăn sâu tận gốc rễ hàng
ngàn năm tuổi của người Nam rồi. Tiếng chầy kinh, chuông mõ chỉ là
mượn tạm vậy thôi.
Ấy vậy mà niềm tin năm nay lại là món quà mới, ai cũng biết
nó cũ kỹ lắm rồi, nhưng vì năm nay quốc tế đồng loạt cử hành ngày
lễ kỷ niệm 50 năm ra đời bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, cho
nên ông già Nô En phúc hậu, ông Tiên nhân từ lại mang gói quà
niềm tin về tặng cho các cháu và cho cả người lớn nếu ai thích
nhận.
Cứ xem những hình ảnh người dân miền Bắc dưới chế độ
xã hội chủ nghĩa do các thông tín viên, phóng viên quốc tế phóng
ra khắp thế giới, nhìn người bạn đồng hương đạp chiếc xe đạp cũ
kỹ kéo theo sau cành thông khổng lồ, người bạn kéo hộ theo niềm
tin của chúng tôi đấy. Cành thông đó có thay cho biểu tượng chính
trị nào của thời sự hôm nay không, hay có thay cho hàng khẩu hiệu
võ mồm om sòm đang nhập cảng tràn ngập trên các sách vở, báo chí,
đường phố" Chỉ có người bạn đồng hương gò lưng kéo theo cành thông
mới trả lời nổi.
Thử tưởng tượng cảnh ông bà cha mẹ anh em vây quanh cành
thông lung linh nến trắng tỏa hơi ấm trong căn nhà nhỏ giữa đêm
đông Hà Nội, cảnh hàng vạn con người chen chúc trầm trồ đến bên
cạnh cành thông-hang đá ở Nhà Thờ Lớn Hà Nội, chúng tôi lại phân
vân tự hỏi ông "vô thần" chắc đang bận đi du lịch xứ sở khác vì
ngại gặp phải niềm tin. Qủa là phúc cho ông vô thần.
Vô thần giờ đây biến thành sáo ngữ ám chỉ về một con người
không theo đạo nào, dù đạo Phật hay đạo Chúa, vô thần cũng có thể
ám chỉ người cộng sản cực quyền mê sảng ăn theo "chủ nghĩa
Mác-Lênin". Tội nghiệp cho ông vô thần vì ông có niềm tin mà ông
không dám nói ra vì lỡ bộ rồi. Ông có quyền cãi rằng ông tuy theo
chủ nghĩa vô thần nhưng ông vẫn có niềm tin. Ông dẫn chứng là
điều này nhận ra ở trong số gần 80 triệu người Việt Nam có đến
cả triệu người không theo đạo nào mà chỉ theo đạo "Thờ Cúng Ông


Bà Tổ Tiên". Như vậy, có thể gọi những người này, gia đình này
là vô thần được không nhỉ" Ngày xưa, chỉ cách đây vài chục năm,
người theo Gia Tô giáo ít khi có lệ thờ cúng tổ tiên, nhưng nay
qua cuộc cách mạng từ Vatican về công giáo dân tộc thì lệ thờ
cúng ông bà cha mẹ theo truyền thống dân tộc đã được phổ biến
như một tục lệ không có không được.
Rõ ràng "Niềm Tin" không kỳ thị ai cả. Nói theo Đức Giáo
Hoàng trong những bài nói chuyện với nhân dân Cuba, ngài luôn
luôn lập lại niềm tin của "Tình Thương, Sự Sống, Hòa Giải, Đối
Thoại...". Nói theo Thiền Sư Thích Trí Siêu thì "Niềm Tin ở trong
tim mỗi tín đồ... khi con người đã có niềm tin thì bất cứ nơi
chốn nào mình vẫn có thể thực hiện được đức tin của mình..."
Niềm tin nói theo nhà tranh đấu Đoàn Viết Hoạt thì "Hỡi tất cả
những người Việt yêu nước trong cũng như ngoài đảng cộng sản,
hãy đoàn kết lại cùng đứng lên tranh đòi lấy tự do dân chủ để
mở đường thoát cho dân tộc. Chúng ta tin chắc rằng toàn dân vì
tự do dân chủ, tự do dân chủ tất thắng, toàn dân tất thắng!"
Niềm tin tiềm tàng trong quá khứ anh hùng, kiên cường
trong hiện tại, lô hoa trình vạn thắng tương lai.
Niềm tin không phân biệt "người lương", "người đạo". Tất
nhiên cũng loại trừ người "ngoại đạo" nếu "tin có Chúa ngự trên
cao" (nói theo Phạm Duy). Niềm tin chỉ ngại có một ông ngoại tất
cả các thứ đạo, kể cả đạo ông bà ông cũng đem "đấu" nốt thì quả
là cực kỳ nguy hiểm cho xã hội. Ông này gọi là ông "vô đạo".
Thông thường ông này ưa lồng dưới, núp bóng dưới hình thức "chủ
nghĩa". Rất khó mà nhận ra ông, vì có khi ông thiên về "cực hữu
chủ nghĩa", có khi ông chủ về "cực tả chủ nghĩa". Nếu là một
người bình thường thì từ hữu đến tả chỉ cách nhau một mặc khải,
một duyên thức, một viêm thức là xong. Và nếu người không phải
là sản phẩm của xã hội mà là sự tái sinh huyền nhiệm của đấng
tối cao sinh thành, thì bất luận người đó là thành phần nào cũng
tất có niềm tin trong tim. Bắt đầu của sự trở về với niềm
tin là sự trở về với chính mình.
Lại nói thêm về cái gọi là danh từ độc hại chủ nghĩa mà
niềm tin ớn xương sống, vì mấy chục năm qua nó được xài quá
nhiều và quen thuộc đến nỗi ví bữa cơm của người dân thiếu chủ
nghĩa thì ăn không ngon. Chính sách nhồi sọ chữ nghĩa chủ nghĩa
phổ biến đến nỗi chính báo chí cộng sản sau này chế ra hàng đống
chủ nghĩa khác như "chủ nghĩa cục bộ", "chủ nghĩa cá nhân", "chủ
nghĩa tạch tạch sè", "chủ nghĩa quan liêu cửa quyền", "chủ nghĩa
mackeno", "chủ nghĩa cơ hội", "chủ nghĩa cực quyền", "chủ nghĩa
sen đầm", "chủ nghĩa bá quyền", "chủ nghĩa sùng bái", "chủ nghĩa
phản động", "chủ nghĩa bán nước", "chủ nghĩa yêu nước giả hình",
"chủ nghĩa dân tộc", "chủ nghĩa phi liên kết" "chủ nghĩa phi
liên kết", "chủ nghĩa mơ hồ", "chủ nghĩa hư vô", "chủ nghĩa
thực dụng", "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa", "chủ nghĩa
đô la", "chủ nghĩa thừa sai", v.v..., đọc tới đâu nghe đom đóm
nổ đôm đốp tới đó, kẻ yếu bóng vía bắt hoảng hồn xây xẩm.
Lại nói thêm về món quà "Niềm Tin" năm nay, chợt nhìn thấy
hình ngài Đại Sứ Mỹ Douglas "Pete" Peterson trên internet, người
anh em cỡi Honda Dream rong chơi Hà Nội phố, có một chút vui-buồn
nghèn nghẹn dâng lên. Hà Nội một thời là "niềm tin yêu hy vọng
của núi sông hôm nay và mai sau...". Hà Nội một thời phải "lìa
xa thành đô yêu dấu một sớm khi heo may về...". Không biết ông
Đại Sứ có thuộc hai bài hát này không (ông Đại Sứ nói tiếng Việt
hay hơn người Việt), nhưng nhớ lại đúng vào ngày 25 trước một
tháng Nô En năm ngoái, ông đi du thuyết ở Quận Cam cả quyết: "Tôi
là Đại Sứ của quí vị"! Và ông Đại Sứ đòi "bắc một cây cầu qua
dòng sông đau khổ..." Cầy cầu mới bắc được một đầu, còn một
đầu nữa ông để quên đâu" Nay thấy ông phom phom cỡi Dream dạo
năm cửa ô quan, lạng khắp 41 tỉnh thành Việt Nam, ăn phở 1 đô la
ở một góc phố bình dân, hớt tóc ráy tai vài chục xu trên chiếc
ghế gỗ dưới gốc me gốc sấu, (hoa sữa hoa phượng rơi đầy đầu-thơ
mộng), ông đấu đủ thứ chuyện vãn, xong về Mỹ rối rít khoe "nổi
tiếng không kém gì tên tuổi mấy ông cán bộ phường", sướng thật.
Mới đây, lại nghe tin kể lại chuyện đối đáp giữa ông Đại
Sứ với nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười năm 1991, thấy ngồ ngộ:
Đỗ Mười:
- Ngài có bị tra tấn không"
Peterson:
- ....
(chắc là nghẹn!)
Đỗ Mười:
- Tôi muốn biết, Ngài có bị tra tấn không"
Peterson:
- Vâng, có chứ.
Nói xong ông Đại sứ cuốn tay áo lên, vết dây trói đốt phỏng
tận cùi chỏ và đưa cao bàn tay có những lúc tê cứng cho ông Tổng Bí
Thư coi.
Đỗ Mười kéo một ống quần lên khoe dấu sẹo rằn rện nói:
- Tôi bị tra tấn ở Hỏa Lò bởi người Pháp nhiều chục năm
trước khi ngài vào đó.
Không biết hai "Niềm Tin" có gặp nhau không, nhưng, thế là
huề.

California, Nô En 1998. (lkt

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.