Hôm nay,  

Hà Nội Kết Thúc Hội Nghị Thượng Đỉnh Asean Trong Thử Thách Của Quốc Tế

15/02/199900:00:00(Xem: 10785)
Hà Nội Kết Thúc Hội Nghị Thượng Đỉnh Asean Trong Thử Thách Của Quốc Tế *
Vấn đề khủng hoảng kinh tế vùng cũng đã là một đề tài
chính của hội nghị thượng đỉnh của một khối ASEAN tại Hà Nội,
cuộc họp thường miên này đã kết thúc.
Đây cũng là một cuộc họp mà nhiều người mô tả là nhiều
rạn nứt nhất trong lịch sử của khối ASEAN. Trong khi hội nghị đang
diễn ra thì Thủ Tướng Singapore, ông Goh Chok Tong đã phải thú
nhận công khai là ASEAN đã không có được những phản ứng mong đợi
trong vụ khủng hoảng kinh tế vùng, và mặc dù có những lời kêu
gọi vận động hùng hồn của một vài đại biểu, nhưng nhiều người
trong chỗ riêng tư đã thừa nhận là ASEAN nay đang trải qua một
cơn khủng hoảng cả về niềm tin, lẫn về bản hệ của mình.
Bàn về tương lai của Hiệp Hội này, ban Đông Á đài BBC
đã có một cuộc thảo luận với ông Josheph Waldy thuộc Viện Nghiên
Cứu Chiến Lược Quốc Tế tại Jarkata, và ông Tamico một Đại sứ của
Singapore, cả hai đều đã xuất bản các nghiên cứu về ASEAN.

-- Trong mấy tháng vừa qua, ASEAN đã để cho thế giới có
cảm tưởng là bị chia rẽ; đã có những căng thẳng trong quan hệ
song phương giữa Malaysia và Singapore, giữa Malaysia và Indonesia,
Malaysia và Philipine chẳng hạn. Tại Hà Nội có lãnh tụ ASEAN vẫn
nhận thức được là họ đang ở trong sự thử thách của quốc tế, vì
vậy họ quyết định xiết chặt hàng ngũ và rèn luyện một tình đoàn
kết mới. Họ không còn chối bỏ mọi chuyện nữa, đó là một điều rất
quan trọng. Tại Hà Nội có lãnh tụ ASEAN đã công nhận là các nước
của họ đã có những lầm lẫn về chính sách và họ có những cơ chế cả
trong lãnh vực công lẫn lãnh vực tư, cần phải cải tổ lại, và họ
đã thông qua được một kế hoạch nhiều biện pháp tế bạn để làm
chuyện đó.

-- Thưa ông Joseph, những điều ông Tommy vừa mới nói đó
nghe có giống như những gì mà ông đã thấy xẩy ra tại Hà Nội tuần
qua hay không"

-- Hoàn cảnh của hội nghị lần này trước hết cố nhiên là
ta có một thế hệ lãnh tụ mới và sau đó một loạt những lời nói
tranh cãi song phương bên trong nội bộ ASEAN, và rồi đến vấn đề,
mà vấn đề này quả thật là to lớn, tức là vấn đề của
những thành viên mới mà hãy còn chưa học hỏi được cách thức đối
xử làm sao như là một thành phần của vùng, và theo tôi thì xét
trong hoàn cảnh như vậy ta phải thán phục là họ đã đưa ra một số
những điều mà anh Tommy vừa nói đến.

-- Quay trở lại với Hiệp Hội ASEAN thì một trong những
vấn đề gây nhiều chia rẽ nhất là vấn đề phê bình, và tại đây tôi
đặc biệt nghĩ đến Miến Điện, thế các anh có nghĩ là nếu tổ chức
này có khả năng tự phê bình thì sẽ lành mạnh hơn hay không"

-- Cố nhiên là chúng ta ai cũng cần phải phê và tự phê.
Điều đó hiện đang xảy ra, có lẽ là bạn sẽ không thấy chuyện đó
xảy ra tại cuộc họp của các lãnh tụ, hoặc là ngay ở các cuộc họp
cấp Bộ Trưởng, như ta đã thấy chuyện đó xẩy ra tại rất nhiều tổ
chức dân sự và phi chính phủ, và họ đã đưa ra những lời phê bình
thật gay gắt. Đó chính là điều khiến cho ASEAN trở nên hấp dẫn
hơn vào lúc này.

-- Tôi đồng ý rằng Đông Nam Á không nằm ngoài ra được
khuynh hướng của thế giới hiện nay, tức là khuynh hướng dẫn đến việc
giảm dần các quyền uy của nhà nước và trao trách nhiệm cho xã hội


nhiều hơn, trong đó có cả các tổ chức phi chính phủ. ASEAN cũng đã
nhạy bén với khuynh hướng này, và tôi có thể nói là ASEAN trên
phương diện này đã còn đi xa hơn là Liên Hiệp Âu châu nữa. Các Bộ
Trưởng của ASEAN chẳng hạn, đã ngồi xuống cùng với anh Joseph và
các đồng nghiệp của anh Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế
ASEAN chẳng hạn, để nghe quan điểm của các anh. Và theo tôi các
lãnh tụ trẻ của ASEAN như Ngoại Trưởng Surid của Thái,
Ngoại Trưởng Domingo của Phi đều nóng ruột muốn thấy một
sự thay đổi trong ASEAN, mới thấy ASEAN sẵn sàng nói với nhau một
cách thẳng thắng và cởi mở, ngay cả trước quần chúng nữa.

-- Thế để nhảy tới trước một bước, tôi muốn hỏi về vai trò
của ASEAN trong thập niên sắp tới, nhiều người nghe nói là Quỹ
Tiền Tệ Quốc Tế nay đang đi vào Đông Á, và chính Washington áp
đặt những gì thật sự xẩy ra và ASEAN thì đang có nguy cơ trở thành
vô nghĩa, các anh nghĩ sao"

-- Điều này có lẽ thích đáng nhất là đối với Indonesia,
tôi phải công nhận là vào lúc này, chúng tôi không có giá trị
gì cả, mà chỉ có viện trợ của IMF là đang điều hành Indonesia,
nhất là trong trường hợp dính líu đến hệ thống xã hội và những
trợ giá liên hệ, thành ra không thể cãi gì về điều này, nhưng
ta cũng cần phải biết là IMF cũng chịu rất nhiều chỉ trích và
họ đã phải thay đổi nhiều trong những chính sách của họ, thành
ra đây cả là một cuộc đối thoại chung quanh việc IMF có thể
giúp đỡ như thế nào.

-- Chúng tôi muốn hỏi các anh, các anh lạc quan hay là
bi quan về ASEAN" Liệu ASEAN có thể vượt qua được khủng hoảng
này và tạo ra được một vai trò mới cho mình trong tương lai
hay không"

-- Về phần tôi, điều mà chúng tôi phải vượt qua lúc này,
bởi vì lúc này chúng tôi đang ở trước một bước ngoặt, chính là các
vấn đề tương tự như là vấn đề mà Âu Châu đã phải đối phó với hồi cuối
thập niên 70, giai đoạn mà người ta vẫn gọi là Âu Châu xơ cứng.
Chúng tôi cần phải tìm ra được một viễn tượng mới để mang những
hy vọng và những thành quả của chúng tôi tới một giai đoạn một
giai tầng mới.

-- Chúng ta phải có can đảm nhìn thẳng vào sự thật, tức là
cuộc khủng hoảng kinh tế này là một phần nguyên nhân là do chính chúng
ta tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải thay đổi chính sách sai lầm của
chúng ta và sửa lại những khuyết điểm trong các định chế của
chúng ta. Chúng ta phải hủy bỏ toàn diện những hình thức của một
chế độ tư bản bè phái và phải chấp nhận một khái niệm thế nào là
một chính phủ tốt. Điều thứ hai ở đây mà tôi muốn nói là chúng ta
hiện đang sống trong một thế giới mới, và ASEAN phải thay đổi để
phù hợp với thế giới mới này. ASEAN không thể nào tiếp tục chỉ
qua những cuộc tham khảo đồng thuận và những sắp xếp đặc biệt.
Hoạt động của ASEAN cần phải dựa trên nguyên tắc, ASEAN cần phải
dựa nhiều hơn về những định chế như Âu châu đã làm. Và theo tôi,
ASEAN đã đi những bước đầu trong việc này. Sau cùng, thì thách đố
thứ ba đối với ASEAN là ASEAN cần phải nhận thức được rằng vai trò của
nhà nước trong những năm mà những năm thập niên sắp tới sẽ giảm
dần, và vai trò của xã hội và thị trường sẽ gia tăng.

B.B.C LUÂN ĐÔN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.