Hôm nay,  

Nhà Thờ Thủ Thiêm

21/04/201900:00:00(Xem: 2663)
Xuân Niệm

 

Vậy là tạm thời an toàn... Nhà nước CSVN sẽ không đập bỏ Nhà Thờ Thủ Thiêm.

Một bản tin phổ biến trên nhiều diễn đàn kể rằng: Nhà cầm quyền chấm dứt hành động phá bỏ Nhà Thờ Thủ Thiêm.

Theo thông tin từ Linh mục Lê Quốc Thăng, Tổng thư ký ủy ban Công Lý và Hòa Bình của HĐGM Việt Nam cho biết: "Vào cuối lễ Truyền Dầu sáng ngày 18/04/2019, một tràng pháo tay dài vang lên rộn rã khi Đức Giám Quản công bố Ban Dân vận, ban Tôn giáo đại diện thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố đến Toà Giám Mục Thông báo chủ trương thành phố là giữ nguyên nhà thờ, nhà dòng Thủ Thiêm trong khu đô thị mới là di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo. Đề nghị Toà Giám Mục cử đại diện liên hệ với chính quyền để tiến hành thủ tục thực hiện chủ trương trên".

Đây là một tin vui cho Dòng Mến Thánh Giá và nhà thờ Thủ Thiêm cũng như Giáo hội Việt Nam.

Đó cũng là kết quả lên tiếng mạnh mẽ của Giáo dân, linh mục tu sĩ, và nhiều chính phủ, đặc biệt là chính phủ Canada đã áp lực nhà cầm quyền cộng sản phải dừng việc phá bỏ Nhà Thờ và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Từ việc dừng đập phá Nhà Thờ Thủ Thiêm giống như đã đập phá Chùa Liên Trì thì nhà cầm quyền đã chuyển hướng chủ trương thành khu di tích, văn hóa và tôn giáo.

Theo tự điển Wikipedia, lược sử về Nhà Thờ Thủ Thiêm như sau.

Tu viện Thủ Thiêm là tu viện của Dòng Mến Thánh Giá hiện tọa lạc tại phường Thủ Thiêm, Quận 2, Thành phố Sài Gòn. Được thành lập năm 1840, đây là tu viện đầu tiên của nhà dòng này tại Sài Gòn, và là thứ hai tại Miền Nam Việt Nam, sau Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum (thành lập năm 1800).

Theo các tài liệu xưa, sau cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi vào năm 1833, triều đình vua Minh Mạng ra chỉ dụ bắt đạo Công giáo. Các nhà thờ, tu viện bị tàn phá, linh mục, tu sĩ, giáo dân ly tán khắp nơi, trong số đó có các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá. Trong hoàn cảnh chạy loạn, một số nữ tu Dòng Mến Thánh Giá đã đến dừng chân ở Thủ Thiêm và họ bắt đầu lập tu viện ở đây vào năm 1840. Ban đầu, tu viện chỉ là ngôi chòi lá dựng gần gốc cây. Thủ Thiêm ngày ấy là một khu rừng hoang vắng, dân cư sống rải rác, chỉ có vài ngôi chùa, miễu của người Miên và người Thổ. Lo ngại thú rừng, các nữ tu tạm rời ngôi chòi cạnh gốc cây để men theo kinh Lắp đến tá túc tại chợ Vải, Bến Thành. Trong giai đoạn này, nhà thờ Giáo xứ Thủ Thiêm được thành lập vào năm 1859 nên đến năm 1863, sau khi tạm trú tại Bến Thành, các nữ tu quay về Thủ Thiêm và dựng lại tu viện bên cạnh nhà thờ này để tiện đi tham dự thánh lễ. Nhờ sự hỗ trợ của các chủng sinh tại Xóm Chiếu, họ xây dựng được một nhà nguyện mái tranh vách ván và một dãy nhà được ngăn ra nhiều gian để ở. Họ bắt đầu có phương tiện sinh sống như nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải, dệt chiếu, làm ruộng, vườn...

Đến thập niên 1960, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đã xây dựng lên ba trường học gồm trường Nữ Thủ Thiêm, trường Nam Thủ Thiêm và trường Nữ thánh Anna với tổng diện tích 4000m².

Sau năm 1975, Giáo phận Sài Gòn cam kết "sẵn sàng để Nhà nước sử dụng các cơ sở tư thục Công giáo trong Giáo phận Sài Gòn vào công tác giáo dục", theo nội dung một văn bản của Tổng giám mục Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình ký. Nhưng kể từ cuối 2011, với dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm của Quận 2, ba ngôi trường này đã ngưng hoạt động, không còn được sử dụng cho mục đích giáo dục nữa, và do đó Dòng Mến Thánh Giá viết đơn yêu cầu chính quyền trả lại.

Soeur Đặng Thị Mỹ Hạnh, thư ký Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, ngày 17/1/2017 cho biết Tu viện đã đề nghị chính quyền bồi thường ngôi trường trong diện bị phá dỡ để làm đường vào năm 2015. Chính quyền địa phương tuy nhiên chỉ chịu bồi thường nếu cả cơ sở nhà dòng chịu dời đi, và đã làm áp lực nhiều lần, nhưng phía tu viện không chấp nhận.

Và bây giờ, Nhà Thờ Thủ Thiêm an toàn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.