Hôm nay,  

TQ Chôm Đủ Thứ Của VN

25/11/201900:00:00(Xem: 8300)

Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…

Báo Kinh Tế Đô Thị ghi nhận: Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro kiến nghị, Trung Quốc đang lợi dụng nhiều kẽ hở để làm suy yếu thuế quan của Mỹ đối với thiết bị năng lượng mặt trời.

Theo ông Navarro, Bắc Kinh đã cố gắng "lách thuế" mà chính phủ Mỹ áp dụng đối với nhập cảng năng lượng mặt trời hồi năm ngoái, bằng cách tận dụng sự miễn trừ đối với các tấm pin mặt trời 2 mặt.

Bản tin VOA từ Hoa Thịnh Đốn ghi nhận: Các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế nên phối hợp cùng nhau tạo thành một ‘vòng vây pháp lý chặt chẽ’ mà Trung Quốc không thể nào né tránh được trên vấn đề Biển Đông và Việt Nam nên cân nhắc kiện Trung Quốc về hành vi xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của họ, các học giả về Biển Đông khuyến nghị tại một hội thảo mới đây ở Washington DC.

Hội thảo với chủ đề ‘Tham vọng hàng hải của Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất và xa hơn nữa’ được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức hôm 18/11 đã phân tích những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, Biển Hoa Đông, các đảo quốc Thái Bình Dương và đề xuất sự phối hợp về chính sách trong khu vực.

Báo Tin Tức kể: Các nhà sản xuất thịt chay của Mỹ đang tung ra những sản phẩm hợp khẩu vị người địa phương để giành lấy chỗ đứng trên thị trường thịt chay tại Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Thị trường thịt chay Trung Quốc đã tăng trưởng 33,5% kể từ năm 2014 lên mốc 9,7 tỷ USD năm ngoái. Euromonitor dự  đoán ngành công nghiệp này sẽ trị giá 11,9 tỷ USD năm 2023.

Impossible Foods xác nhận Trung Quốc Đại lục chính là thị trường nước ngoài số 1 của hãng này để mở rộng trong tương lai. Impossible Foods tuyên bố sản phẩm bánh kẹp thịt của họ sẽ dễ dàng được người Trung Quốc đón nhận. 

Báo Giao Thông kể: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark T. Esper đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên từ ngày 19 đến 21/11, nêu bật tầm quan trọng của quan hệ đối tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chuyến thăm của Bộ trưởng Esper tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong quan hệ đối tác với Việt Nam và sự ủng hộ lâu dài của chúng tôi đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở và trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông.

Bộ trưởng Esper cũng tuyên bố Hoa Kỳ sẽ chuyển giao chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai cho Việt Nam. Việc chuyển giao con tàu này - một trong những lớp tàu lớn nhất trong hạm đội Tuần duyên Hoa Kỳ - là biểu tượng cho quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và sẽ giúp tăng cường thực thi luật hàng hải và khả năng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam.

VTC kể: Malaysia bắt 680 người Trung Quốc tổ chức lừa đảo trực tuyến… Giới chức Malaysia ngày 21/11 cho biết nước này bắt giữ 680 người mang quốc tịch Trung Quốc nghi tổ chức lừa đảo trực tuyến quy mô lớn. Trong một tuyên bố Tổng Giám đốc Cơ quan Di trú Malaysia, Khairul Dzaimee Daud cho biết, nhóm 150 nhân viên cơ quan này đã đột kích một địa điểm nghi là trụ sở được bảo vệ nghiêm ngặt của nhóm lừa đảo ở thành phố Cyberjaya trong ngày 20/11.

Báo Thanh Niên kể: Mới đây, mạng xã hội lan truyền bài viết của tờ China Daily đăng tải các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và gọi đó là 'phong cách Trung Quốc' khiến nhiều người phẫn nộ.

Trong bài viết được China Daily đăng tải, người đọc dễ dàng nhận thấy hàng loạt thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam từ kiểu dáng, họa tiết đến các phụ kiện đi kèm mang đậm dấu ấn văn hóa Việt như nón lá hay mấn đội đầu. Nhiều người Trung Quốc vẫn xem đây là “sườn xám” cách tân song có thể thấy hai loại trang phục này khác nhau về kiểu dáng, chiều dài tà áo cũng như cách kết hợp với các phụ kiện.

...trang báo kể trên đề cập đến loạt thiết kế này với tiêu đề: Chinese style delights China S/S Fashion Week (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Cụm từ “Chinese style” (Phong cách Trung Quốc) khiến không ít người Việt phẫn nộ vì trang báo trên mặc định những trang phục này đều là phong cách của Trung Quốc. Nhiều người lo lắng cũng như không khỏi phẫn nộ với các "sáng tạo" từ nhà mốt xứ Trung và gọi đó là hành vi “ăn cắp văn hóa”.

RFA cũng kể chuyện trộm văn hóa: Đây không phải lần đầu Trung Quốc có những hành động bị cho là ăn cắp di sản văn hóa, sản phẩm văn hóa của người Việt Nam. Tại Hội thảo khoa học “Đàn bầu và vai trò của nó trong nền văn hóa” được tổ chức tại Hà Nội hôm 21 tháng 10 năm 2016, Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Tâm cảnh báo “Việt Nam có thể mất quyền đối với cây đàn bầu - cây đàn vốn được coi là nhạc cụ thuần Việt hiếm hoi” do thông tin một số học giả Trung Quốc cố gắng tìm kiếm chứng cứ để cho rằng cây đàn bầu có nguồn gốc từ Trung Quốc, của Trung Quốc.

Cũng trong buổi hội thảo, Nhạc sĩ Đức Trí cho hay chính ông từng xem trên kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc một chương trình hòa tấu nhạc dân tộc và đã rất kinh ngạc khi thấy có cây đàn bầu trong dàn nhạc dân tộc Trung Quốc.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói về việc này: “Khoảng một năm trở lại đây tôi thấy rất nhiều học giả của Trung Quốc đến Viện nghiên cứu Hán Nôm để tìm đọc những sách cổ về âm nhạc, về nhạc cụ Việt Nam. Từ vài tháng nay Trung Quốc đã lập xong hồ sơ để trình lên UNESCO để yêu cầu công nhận đàn bầu là một di sản văn hóa của họ. Rất tiếc mãi gần đây Bộ văn hóa và các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ này mới phát hiện ra vụ việc và mới xúc tiến để tìm hiểu nghiên cứu về đàn bầu và sẽ tổ chức những hội thảo để khẳng định đàn bầu là một di sản văn hóa của Việt Nam.”

Nông Nghiệp VN kể: Chủ tịch Ủy ban Điều tra Thượng viện Mỹ, nghị sĩ Rob Portman cho biết, Trung Quốc hiện có hơn 200 chương trình tuyển dụng trực tiếp, tận dụng qua các chương trình hợp tác và lấy cắp công nghệ từ Mỹ. Những hoạt động này nằm trong khuôn khổ Chương trình Nghìn Nhân tài được Trung Quốc khởi động từ năm 2008.

Mục tiêu ban đầu của Trung Quốc là tuyển được 2.000 nhân tài, nhưng đến năm 2017 đã tuyển được hơn 7.000 người, từ nhiều nơi trên thế giới và Mỹ là trọng điểm.

Trong chương trình này, Trung Quốc được cho là thành lập các phòng thí nghiệm bình phong, sau đó thu hút nhân tài và sử dụng công nghệ tiên phong thu thập được, đưa qua quá trình nội hóa trước khi giới thiệu công khai.

Bản tin Zing kể: Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản phát hiện hơn 30% ô nhiễm bụi mịn (PM 2.5) tại Hàn Quốc xuất phát từ Trung Quốc, dù giới chức Trung Quốc phủ nhận nhiềm năm qua. Báo cáo do Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia có sự đồng thuận của đại diện cả 3 nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Theo Chosun Ilbo, đây là lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận một phần trách nhiệm về tình trạng ô nhiễm không khí tại Hàn Quốc sau nhiều năm bác bỏ mối liên hệ.

Bản báo cáo được công bố ngày 20/11, trước thềm cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ Môi trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc vào ngày 23/11. Các bên hy vọng hợp tác xuyên quốc gia trong chống ô nhiễm môi trường sẽ được đẩy mạnh sau báo cáo này.

VietnamNet kể chuyện Hà Nội: Hàng nghìn sản phẩm Trung Quốc cắt mác, biến thành Dior, Chanel… Hàng nghìn sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách có chữ Trung Quốc được cắt mác để gắn thương hiệu nổi tiếng như Dior, Chanel, Luis vuiton, Gucci...

Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, ngày 20/11, đơn vị này phối hợp với Tổng cục Hải quan, Đội 1 Cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội kiểm tra địa điểm kinh doanh tại địa chỉ số 6, Q23, ngõ 136 phố Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai Hà Nội.

Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện hàng nghìn sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách có chữ Trung Quốc trộn lẫn cùng các hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng như Dior, Chanel, Luis Vuiton, Gucci...và hàng trăm nghìn nhãn mác, bao bì của những thương hiệu nổi tiếng này.

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra còn phát hiện các nhân viên ở đây đang thực hiện hành vi cắt mác hàng trung quốc, gắn mác thương hiệu nổi tiếng cho vào túi chuẩn bị đi giao.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.