Hôm nay,  

Vai Trò Bác Sĩ Hospitalist Trong Bệnh Viện

28/03/200900:00:00(Xem: 6430)

Vai Trò Bác Sĩ Hospitalist Trong Bệnh Viện

Bác Sĩ Trần Mạnh Ngô

Chỉ mới khoảng gần 10 năm qua, danh từ bác sĩ khám bệnh trong nhà thương "hospitalist" đã ra đời ở Mỹ. Trong 3-4 năm đầu, một loạt chống đối nổi dậy từ nhiều phía, nhưng nay đã êm lặng hơn. Y Khoa bệnh viện đã dần dần có một chỗ đứng, mỗi năm tiến triển một khá hơn. Trong bối cảnh y tế ngày nay, y khoa gia đình đã trở thành quan trọng hơn. Số lượng bác sĩ gia đình càng ngày càng đông, nhưng khi phải nhập viện bệnh nhân, đã thử nghiệm không đồng nhất trong bệnh viện.

Vai trò "hospitalist" đã giúp chương trình hành nghề trong bệnh viện đồng nhất hơn, hệ thống hóa hơn. Như vậy, chỉ cần 10 hospitalists là có thể tương đương với vài trăm bác sĩ trước đây đã từng nhập viện và theo dõi điều trị bệnh nhân trong bệnh viện.

Bác sĩ "hospitalist" đã tuân theo một nội quy đồng nhất khi thử nghiệm điều trị một số bệnh thường thấy trong bệnh viện như sưng phổi, cơn đau tim, suy tim, hay tai biến mạch máu não. Thí dụ như họ được huấn luyện đồng nhất để biết khi nào thì bắt đầu đặt dụng cụ truyền nước biển, khi nào bắt đầu truyền thuốc cho bệnh nhân hay cho bệnh nhân uống thuốc, khi nào cần phải thử nghiệm, chụp hình hay thử máu cho bệnh nhân trong bệnh viện. Khoảng bao lâu bệnh nhân phải nằm trong bệnh viện và khi nào thì bệnh nhân cần xuất viện.

Mặc dầu có những ưu điểm kể trên, mọi người đều đồng ý vẫn cần có sự cộng tác mật thiết giữa các bác sĩ gia đình khám bệnh ngoại chẩn và bác sĩ "hospitalist" điều trị bệnh nhân trong nhà thương. Thí dụ bác sĩ gia đình có thể cho bác sĩ "hospitalist" biết tình trạng bệnh nhân trước đây ra sao, bệnh nhân hiện đang uống những thuốc gì, tình trạng đau đớn của bệnh nhân ra sao, v…v…Hội Y Khoa Bệnh viện và các hội Y Sĩ đang cộng tác chặt chẽ để tìm một phương thức thích hợp lâu dài trong việc điều trị bệnh nhân trong nhà thương. Nhưng chúng ta cũng phải chờ thêm thời gian để tìm hiểu liệu bệnh nhân có thoả mãn phương pháp điều trị liên tục khi dùng bác sĩ "hospitalist" trong bệnh viện hay không" Thêm một dấu hỏi khác là liệu hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ gia đình hay bác sĩ ngoại chẩn với bác sĩ "hospitalist" điều trị bệnh nhân trong bệnh viện có thể là con đường duy nhất giúp người dân được hưởng một nền y tế tốt đẹp nhất"

Tưởng cũng nên biết là khi xưa ở Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam, phần lớn các bác sĩ mở phòng mạch khám bệnh ngoại chẩn. Một số bác sĩ vừa làm việc trong nhà thương vừa khám bệnh phòng mạch tư. Một số ít giáo sư Đại Học Y Khoa chỉ dậy học và điều trị bệnh trong nhà thương, không khám bệnh phòng mạch tư. Nghĩa là cũng đã manh nha có một mô hình bán thời gian bác sĩ hospitalist ngày nay vậy.

Bs Nguyễn Tài Mai, Chuyên Khoa bệnh Máu và Ung Thư (trong diễn đàn y sĩ) bàn về vấn đề "hospitalist" đăng trong báo Y Khoa New Eng J. Med, tháng 3, 2009 cho biết chương trình "hospitalist" là một chiều hướng đáng ngại cho khoa Nội thương và Bác sĩ Gia đình ở Hoa Kỳ. Cách đây 20 năm, có lẽ không ai trong khoa nội thương có thể ngờ được sẽ có một ngày bác sĩ chuyên khoa nội thương sẽ không vào nhà thương chữa bệnh nữa, mà chỉ ngồi ở phòng mạch, chữa những bệnh "nhẹ" hơn...

Các tác giả trong báo NEJM cũng không dám đả động đến những vấn đề khó nói, khó viết trên giấy trắng mực đen, và có những vấn đề chưa thể đo được bằng xác suất…và chưa thấy ai nói đến sự thất vọng cuả bệnh nhân, khi biết rằng y sĩ điều trị của mình trong suốt 20 năm qua, nay không vào nhà thương để lo cho mình nữa, chính ngay trong lúc mình đang gần đất xa trời . Bs Mai đặt dấu hỏi: Có ai làm được xác suất đó"

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô. E-mail: nmtran@hotmail.com. Xin mời quý độc giả ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần đây các tin thời sự nói nhiều về vấn đề sinh sản. Những nước Á châu đang phát triển kinh tế tột bực như Nhật, Đài Loan và Đại Hàn đều gặp phải vấn đề mức sinh sản quá thấp. Phụ nữ các xứ này học càng ngày càng lâu, lập gia đình chậm hoặc từ chối lập gia đình, có con ít hoặc chọn lựa không sinh con cái để tiếp tục sự nghiệp cá nhân, nếp sống tự do không vướng bận con cái, hoặc lo ngại không đủ tiền của để giáo dục nuôi dưỡng một đứa trẻ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu vây quanh Keith Thomas, 45 tuổi, và nhìn chằm chằm vào bàn tay phải của ông. “Mở ra nào, mở ra nào, mở ra nào,” họ thúc giục, và reo hò khi những ngón tay của Thomas xòe ra và cuộn lại theo các hình ảnh trên màn hình máy tính. Vào tháng 7 năm 2020, bị tai nạn trong một chuyến đi lặn, Thomas bị liệt từ ngực trở xuống. Nhưng giờ đây, ông đã có thể cử động tay trở lại sau một thử nghiệm lâm sàng thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Feinstein Institutes for Medical Research của Northwell Health ở New York.
Mùa hè đang vẫy gọi với những chuyến du lịch sôi động, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số ca nhiễm COVID-19 dần tăng trở lại. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ, số người phải vào bệnh viện do COVID-19 cũng đang tăng, đặc biệt là những người cao niên. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), số người phải vào bệnh viện hàng tuần đã tăng nhẹ kể từ giữa tháng 6, từ khoảng 6,300 ca lên hơn 8,000 ca trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 7. Kể từ khi kết thúc tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào tháng 5, CDC không còn báo cáo về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là các sở y tế của tiểu bang không còn phải báo cáo dữ liệu này cho CDC.
Giác mạc (cornea) là một lớp mô cứng, trong suốt bao phủ phía trước mắt. Nó giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc (retina). Nếu giác mạc bị tổn thương do bệnh tật hoặc chấn thương, nó có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Trên toàn thế giới, gần 13 triệu người bị mù do các vấn đề về giác mạc.
Các phòng khám ‘lang băm’ hô hào có bán các liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapies) mọc lên nhan nhản khắp mọi nơi. Trên thế giới, có hàng ngàn phòng khám, cơ sở tuyên bố có thể chữa được bách bệnh, từ bệnh tự kỷ cho đến bại não. Những nơi có nhiều ‘phòng khám trị liệu tế bào gốc’ nhất là ở Hoa Kỳ, Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc. Rất nhiều người đang đi khắp mọi nơi để tiếp cận những phương pháp điều trị này, dẫn đến một hiện tượng được gọi là du lịch tế bào gốc (stem cell tourism).
Cứ bốn năm ngàn bé trai ra đời là có một bé bị một chứng bệnh di truyền làm chúng bại liệt, yếu dần và tử vong sớm. Ngày 22 tháng 6, 2023 Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ FDA chuẩn thuận một trị liệu dùng gen (di thể) mới nhất, với giá cao chưa từng thấy là trên 3 triệu đô la cho mỗi liều thuốc (may mắn là chỉ cần một liều duy nhất). Trước hết chúng ta bàn về bệnh này. Tên của bệnh là “loạn dưỡng cơ Duchenne” dịch từ danh từ khoa học quốc tế: tiếng Anh là Duchenne Muscular Dystrophy (DMD). Duchenne là tên của một bác sĩ chuyên khoa thần kinh tiên phong thế kỷ thứ 18 công bố về bịnh này (sau vài người khác) và bs đầu tiên làm sinh thiết (biopsy) các cơ bắp trong những đứa trẻ bị liệt trong bịnh này.
Một loại thuốc hứa hẹn mới sẽ là phương pháp đầu tiên trên thế giới giúp người lớn có thể mọc lại răng một cách tự nhiên, hoặc giúp trẻ em mắc chứng “anodontia” bẩm sinh có thể mọc răng như bình thường. Nghiên cứu mới do các khoa học gia tại Trường Kyoto và Trường Fukui thực hiện, dẫn đầu bởi Katsu Takahashi. Ông cho biết: “(Phương pháp) làm mọc răng mới là giấc mơ của mọi nha sĩ. Tôi đã nghiên cứu nó từ khi còn là sinh viên. Tôi tin rằng mình có thể làm được điều đó.”
Hiện nay, có khoảng 10% người dân Hoa Kỳ mắc bệnh ù tai (tinnitus) dạng nặng. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trong tai luôn có tiếng ù ù và o o dù không có bất kỳ tác động nào từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, giờ đây, những người bị ù tai sẽ có thêm niềm hy vọng, bởi sắp có một phương pháp điều trị kết hợp sử dụng âm thanh và kích thích điện từ.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh hơn sự ứng đối của con người như hiện nay không ít người quan ngại về nguy cơ các sản phẩm trí thông minh nhân tạo có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của con người. Điều trớ trêu là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng từ con người mà ra. Hay nói cách khác, chính con người là tác nhân của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó lại lo ngại tạo vật của mình. Tuy nhiên, thực tế còn có một nghịch lý khác, đó là cho đến ngày nay, con người thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vẫn chưa biết rõ, hay nói chính xác hơn là vẫn chưa chứng minh được bằng phương thức khoa học khách quan ai là tác nhân thực sự của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó: tâm trí hay não bộ hay cả hai?
Là cơ quan lớn nhất của cơ thể, da luôn cần được giữ cho khỏe mạnh và sạch sẽ. Thêm vào đó, một làn da khỏe đẹp luôn hấp dẫn trong mắt mọi người và là điều mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu. Ngành chăm sóc da (skincare) đã bùng nổ, đạt giá trị 133.9 tỷ MK vào năm 2018, và dự kiến sẽ đạt mức 200.25 tỷ MK vào năm 2026. Danh sách các sản phẩm chăm sóc da thì ngày càng dài ra với vô số thành phần gây tranh cãi. Thật khó để tìm ra những gì làn da của chúng ta thật sự cần. Trong bài này, các chuyên gia sẽ giải thích cách làn da bảo vệ chúng ta, cách giữ gìn da dẻ và những thói quen tốt đối với làn da của quý vị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.