Hôm nay,  

Liệu pháp tế bào gốc: đắt đỏ nhưng liệu có an toàn?

28/07/202300:00:00(Xem: 3109)

te bao goc
Trên thế giới, có hàng ngàn phòng khám, cơ sở tuyên bố có thể chữa được bách bệnh, từ bệnh tự kỷ cho đến bại não, với liệu pháp tế bào gốc. Hãy cảnh giác với những lời quảng bá kiểu này, vì liệu pháp tế bào gốc vẫn còn đang được nghiên cứu ở giai đoạn ban đầu, và không phải thuốc tiên thần kỳ có thể chữa bách bệnh. (Ảnh: CDC từ Unsplash)
 
Các phòng khám ‘lang băm’ hô hào có bán các liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapies) mọc lên nhan nhản khắp mọi nơi. Trên thế giới, có hàng ngàn phòng khám, cơ sở tuyên bố có thể chữa được bách bệnh, từ bệnh tự kỷ cho đến bại não.
 
Những nơi có nhiều ‘phòng khám trị liệu tế bào gốc’ nhất là ở Hoa Kỳ, Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc. Rất nhiều người đang đi khắp mọi nơi để tiếp cận những phương pháp điều trị này, dẫn đến một hiện tượng được gọi là du lịch tế bào gốc (stem cell tourism).
 
Bất chấp cảnh báo từ các khoa học gia, phương tiện truyền thông và cơ quan kiểm soát, rằng các phương pháp điều trị này chưa được kiểm chứng, và có khả năng gây nguy hiểm, những bệnh nhân tuyệt vọng đang đốt hàng đống tiền chỉ để làm vật thí nghiệm cho những phương pháp điều trị kiểu này.
 
Ở Hoa Kỳ, tại một phòng khám trị liệu tế bào gốc không có giấy phép ở Florida, một số bệnh nhân đã mất thị lực sau khi sử dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị các bệnh thoái hóa mắt. Họ đã phải trả tới 20,000 MK (15,600 bảng Anh) để tham gia “thử nghiệm lâm sàng.”
 
Đã có rất nhiều báo cáo nhấn mạnh những tác hại nghiêm trọng liên quan đến các phương pháp điều trị tế bào gốc chưa được chuẩn thuận, thí dụ như sốt, nhiễm trùng, khối u, viêm não, hình thành những cục máu đông nguy hiểm, tàn tật và thậm chí tử vong.
 
Tế bào gốc hoạt động như thế nào?
 
Một số bộ phận của cơ thể con người có một khả năng tuyệt vời là tự hồi phục và thay thế các tế bào bị mất hoặc bị hư hỏng. Thí dụ, da có thể tự thay mới hoàn toàn sau mỗi bốn tuần, còn các tế bào hồng cầu phải mất khoảng bốn tháng để phục hồi hoàn toàn. Thật không may là khả năng tự lành của một số cơ quan sẽ kém hiệu quả hơn, hay thậm chí là không thể tự hồi phục.
 
Khả năng tự hồi phục hoặc tái tạo này là chức năng chính của tế bào gốc (stem cells). Không giống như các tế bào khác trong cơ thể, tế bào gốc có khả năng đặc biệt, có thể biến đổi thành các loại tế bào khác nhau, mỗi loại đảm nhiệm một chức năng cụ thể.
 
Trong giai đoạn đầu của bào thai, tế bào gốc được gọi là tế bào vạn năng (pluripotent), nghĩa là chúng có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi phôi thai phát triển, các tế bào gốc trở nên chuyên biệt hơn và chỉ có thể phát triển thành một số loại tế bào nhất định. Ở người trưởng thành, những tế bào gốc chuyên biệt này được gọi là tế bào gốc trưởng thành.
 
Tế bào gốc trưởng thành không linh hoạt như tế bào gốc phôi (embryonic stem cells) vì chúng chỉ có thể phát triển thành các loại tế bào tương tự với nguồn của chúng. Thí dụ, tế bào gốc trong tủy xương chỉ có thể phát triển thành tế bào máu, còn các tế bào gốc trong não chỉ có thể thay thế tế bào não.
 
Ngoài vai trò thay thế các tế bào chuyên biệt, tất cả các tế bào gốc đều góp phần vào quá trình tự phục hồi của các tế bào và cơ quan, bằng cách giải phóng các chất có lợi được lưu trữ trong các giọt lipid nhỏ, được gọi là thể tiết ngoại bào (extracellular vesicles).
 
Tế bào gốc có tiềm năng lớn cho nghiên cứu và điều trị y tế, vì chúng có thể giúp cho các mô và cơ quan bị tổn thương phục hồi. Quả thật là có hàng ngàn thử nghiệm lâm sàng hợp pháp đang được tiến hành để khám phá khả năng chữa bệnh của chúng.
 
Nhưng vẫn còn rất sớm và chỉ có rất ít phương pháp điều trị bằng tế bào gốc cho một số bệnh đã được các cơ quan kiểm soát chuẩn thuận, chẳng hạn như FDA ở Hoa Kỳ hoặc EMA ở Châu Âu.
 
Các liệu pháp tế bào gốc được FDA chuẩn thuận bao gồm những liệu pháp nhắm vào các bệnh ung thư cụ thể, tụt nướu (receding gums), thoái hóa sụn (cartilage degeneration) và teo cơ cột sống (spinal muscular atrophy). Trong tất cả các liệu pháp đã được chuẩn thuận này, người ta sử dụng các loại tế bào gốc chuyên biệt cho từng bệnh riêng biệt. Nhìn chung, liệu pháp tế bào gốc vẫn còn ở giai đoạn khai sơ, và chắc chắn không phải là phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi, hay thuốc tiên thần kỳ có thể chữa bách bệnh.
 
Bất kỳ phòng khám nào cung cấp các liệu pháp tế bào gốc chưa được chuẩn thuận tức là đang bán các phương pháp điều trị chưa được chứng minh, và có khả năng gây nguy hiểm.
 
Kẽ hở
 
Tại Châu Âu và Anh, các phòng khám lang băm đang lợi dụng những kẽ hở quy định. Nếu sau khi được chiết xuất, các tế bào gốc không qua chỉnh sửa gì mà được đưa trở lại vào cơ thể người, thì quy trình này nằm các ngoài quy định dành cho các dược phẩm trị liệu tiên tiến (thuốc dựa trên gen, mô hoặc tế bào).
 
Không có các quy định, thì cũng không có tiêu chuẩn nào để kiểm soát chất lượng. Thành ra, không thể đảm bảo được hiệu quả và sự an toàn của các liệu pháp tế bào gốc kiểu này.
 
Để thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng việc tiêm tế bào gốc là hữu hiệu, nhiều chỗ sẽ tránh đề cập đến các bằng chứng khoa học đáng tin cậy, chẳng hạn như các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên – tiêu chuẩn vàng để thử nghiệm các phương pháp điều trị mới. Thay vào đó, họ chỉ nói chung chung là đã có bằng chứng, cơ sở khoa học và y tế, nhưng đều là mánh khóe ‘trích ngang’ không đầy đủ đầu đuôi.
 
Các phòng khám này thường sử dụng văn bản hoặc video clip chứng thực từ những bệnh nhân không thể xác minh được. Hoặc họ cũng có thể đề cập đến những người nổi tiếng đã được điều trị tại phòng khám của họ. Họ lợi dụng danh tiếng và ảnh hưởng của mình để tạo ra nhận thức về tính hợp pháp, dù chẳng có bằng chứng khoa học hoặc sự giám sát nào của các cơ quan kiểm soát.
 
Do thiếu các quy định và các biện pháp kiểm soát chất lượng, nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm tại những phòng khám quảng bá trị liệu tế bào gốc là rất lớn.
 
Nhiều bệnh nhân cũng có thể sẽ trì hoãn hoặc từ bỏ các phương pháp điều trị, vốn an toàn và hiệu quả đối với bệnh trạng của mình, để chạy theo các phương pháp điều trị tế bào gốc chưa được chứng minh. Sự chậm trễ trong điều trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bệnh tình có thể tiến triển xấu hơn nếu không có sự can thiệp y tế thích hợp.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Stem cell therapies: why they’re expensive, unproven and often dangerous” của Darius Widera, được đăng trên trang TheConversation. Darius Widera là Phó giáo sư Sinh học tế bào gốc và Y học tái tạo tại Đại học Reading.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần đây các tin thời sự nói nhiều về vấn đề sinh sản. Những nước Á châu đang phát triển kinh tế tột bực như Nhật, Đài Loan và Đại Hàn đều gặp phải vấn đề mức sinh sản quá thấp. Phụ nữ các xứ này học càng ngày càng lâu, lập gia đình chậm hoặc từ chối lập gia đình, có con ít hoặc chọn lựa không sinh con cái để tiếp tục sự nghiệp cá nhân, nếp sống tự do không vướng bận con cái, hoặc lo ngại không đủ tiền của để giáo dục nuôi dưỡng một đứa trẻ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu vây quanh Keith Thomas, 45 tuổi, và nhìn chằm chằm vào bàn tay phải của ông. “Mở ra nào, mở ra nào, mở ra nào,” họ thúc giục, và reo hò khi những ngón tay của Thomas xòe ra và cuộn lại theo các hình ảnh trên màn hình máy tính. Vào tháng 7 năm 2020, bị tai nạn trong một chuyến đi lặn, Thomas bị liệt từ ngực trở xuống. Nhưng giờ đây, ông đã có thể cử động tay trở lại sau một thử nghiệm lâm sàng thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Feinstein Institutes for Medical Research của Northwell Health ở New York.
Mùa hè đang vẫy gọi với những chuyến du lịch sôi động, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số ca nhiễm COVID-19 dần tăng trở lại. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ, số người phải vào bệnh viện do COVID-19 cũng đang tăng, đặc biệt là những người cao niên. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), số người phải vào bệnh viện hàng tuần đã tăng nhẹ kể từ giữa tháng 6, từ khoảng 6,300 ca lên hơn 8,000 ca trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 7. Kể từ khi kết thúc tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào tháng 5, CDC không còn báo cáo về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là các sở y tế của tiểu bang không còn phải báo cáo dữ liệu này cho CDC.
Giác mạc (cornea) là một lớp mô cứng, trong suốt bao phủ phía trước mắt. Nó giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc (retina). Nếu giác mạc bị tổn thương do bệnh tật hoặc chấn thương, nó có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Trên toàn thế giới, gần 13 triệu người bị mù do các vấn đề về giác mạc.
Cứ bốn năm ngàn bé trai ra đời là có một bé bị một chứng bệnh di truyền làm chúng bại liệt, yếu dần và tử vong sớm. Ngày 22 tháng 6, 2023 Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ FDA chuẩn thuận một trị liệu dùng gen (di thể) mới nhất, với giá cao chưa từng thấy là trên 3 triệu đô la cho mỗi liều thuốc (may mắn là chỉ cần một liều duy nhất). Trước hết chúng ta bàn về bệnh này. Tên của bệnh là “loạn dưỡng cơ Duchenne” dịch từ danh từ khoa học quốc tế: tiếng Anh là Duchenne Muscular Dystrophy (DMD). Duchenne là tên của một bác sĩ chuyên khoa thần kinh tiên phong thế kỷ thứ 18 công bố về bịnh này (sau vài người khác) và bs đầu tiên làm sinh thiết (biopsy) các cơ bắp trong những đứa trẻ bị liệt trong bịnh này.
Một loại thuốc hứa hẹn mới sẽ là phương pháp đầu tiên trên thế giới giúp người lớn có thể mọc lại răng một cách tự nhiên, hoặc giúp trẻ em mắc chứng “anodontia” bẩm sinh có thể mọc răng như bình thường. Nghiên cứu mới do các khoa học gia tại Trường Kyoto và Trường Fukui thực hiện, dẫn đầu bởi Katsu Takahashi. Ông cho biết: “(Phương pháp) làm mọc răng mới là giấc mơ của mọi nha sĩ. Tôi đã nghiên cứu nó từ khi còn là sinh viên. Tôi tin rằng mình có thể làm được điều đó.”
Hiện nay, có khoảng 10% người dân Hoa Kỳ mắc bệnh ù tai (tinnitus) dạng nặng. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trong tai luôn có tiếng ù ù và o o dù không có bất kỳ tác động nào từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, giờ đây, những người bị ù tai sẽ có thêm niềm hy vọng, bởi sắp có một phương pháp điều trị kết hợp sử dụng âm thanh và kích thích điện từ.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh hơn sự ứng đối của con người như hiện nay không ít người quan ngại về nguy cơ các sản phẩm trí thông minh nhân tạo có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của con người. Điều trớ trêu là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng từ con người mà ra. Hay nói cách khác, chính con người là tác nhân của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó lại lo ngại tạo vật của mình. Tuy nhiên, thực tế còn có một nghịch lý khác, đó là cho đến ngày nay, con người thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vẫn chưa biết rõ, hay nói chính xác hơn là vẫn chưa chứng minh được bằng phương thức khoa học khách quan ai là tác nhân thực sự của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó: tâm trí hay não bộ hay cả hai?
Là cơ quan lớn nhất của cơ thể, da luôn cần được giữ cho khỏe mạnh và sạch sẽ. Thêm vào đó, một làn da khỏe đẹp luôn hấp dẫn trong mắt mọi người và là điều mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu. Ngành chăm sóc da (skincare) đã bùng nổ, đạt giá trị 133.9 tỷ MK vào năm 2018, và dự kiến sẽ đạt mức 200.25 tỷ MK vào năm 2026. Danh sách các sản phẩm chăm sóc da thì ngày càng dài ra với vô số thành phần gây tranh cãi. Thật khó để tìm ra những gì làn da của chúng ta thật sự cần. Trong bài này, các chuyên gia sẽ giải thích cách làn da bảo vệ chúng ta, cách giữ gìn da dẻ và những thói quen tốt đối với làn da của quý vị.
Bờ Tây Hoa Kỳ đang ở trong một tuần lễ nhiệt độ tăng cao, và các nhà dự báo thời tiết hôm đầu tuần đã cảnh báo nhiệt độ vào cuối tuần này sẽ lên quá cao tại một số khu vực đông dân cư nhất ở Arizona, đồng thời cảnh báo cư dân ở các vùng của Nevada và New Mexico nên ở trong nhà tránh nhiệt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.