Hôm nay,  

Bảo Thủ - Cấp Tiến: Bầu Bên Nào?

23/08/201600:00:00(Xem: 11689)

...Đảng DC cũng là đảng của bà tài tử Jane Fonda và anh lính John Kerry...

Cuộc bầu tổng thống phần lớn bị chi phối bởi hai cá nhân đại diện cho hai đảng. Thiên hạ tụ năm tụ bẩy khen chê về hai nhân vật này, cãi cọ nên bầu cho ai. Câu chuyện không giản dị như vậy. Lá phiếu của một cử tri suy nghĩ chín chắn thường bị chi phối bởi 5 lựa chọn:

1. giữa hai cá nhân đang tranh cử,

2. giữa hai chính đảng lớn,

3. giữa hai nhân sinh quan hay ý thức hệ tạm gọi là bảo thủ và cấp tiến,

4. giữa việc nắm quyền hay giữ lý tưởng,

5. giữa ý thức hệ và thực tế.

Cả 5 yếu tố trên đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng, và rất khó nói cái nào có tính quyết định. Tất cả là tùy ý kiến cá nhân mỗi người.

- Có người thì coi cá nhân ứng viên là yếu tố cột trụ, vì tổng thống là bộ mặt, là người lấy quyết định cuối cùng, là quyền lực thực sự. Đây là ưu tư của đa số nên thiên hạ cho đến nay vẫn chú tâm vào bà Hillary và ông Trump.

- Có người coi đảng trên hết, giải thích việc các chính khách trước đây tranh cử chống nhau nhưng bây giờ lại ủng hộ nhau, như TNS Sanders, sỉ vả bà Hillary thậm tệ khi tranh cử chống bà, bây giờ ủng hộ bà vì cùng là đồng chí trong đảng DC.

- Có người nhìn vào quan điểm bảo thủ hay cấp tiến, như TNS Ted Cruz thuộc thành phần bảo thủ cực đoan, tranh cử thua ông Trump nhưng nhất quyết không chấp nhận ông này vì nghĩ ông này là bảo thủ giả mạo.

- Có người nghĩ then chốt là chiếm được Nhà Trắng vì không nắm quyền thì chẳng làm được gì, trong khi nhiều người khác coi nặng vấn đề tôn trọng lý tưởng, không bán ý thức hệ đổi lấy quyền hành. Phần lớn khối cử tri của ông Trump bất cần chuyện ông thắng hay thua, chỉ bỏ phiếu vì lý tưởng hay vì cảm xúc, nhiều khi "cho bõ ghét". Ngay chính ông Trump cũng có vẻ không sống chết vì cái Nhà Trắng, trong khi bà Hillary nghiến răng nghiến lợi lo chiếm cho được Nhà Trắng bằng mọi giá, mọi mánh.

- Cuối cùng là những người không cần biết ý thức hệ, đảng phái hay cá nhân gì hết, mà chỉ nhìn vào nhu cầu đời sống thực tế, như một số lớn dân lao động tại các tiểu bang kỹ nghệ bất mãn với DC vì đời sống khó khăn dưới mấy năm của TT Obama, bầu cho ông Trump.

Nhìn chung thì đây là lựa chọn giữa hai ý thức hệ bảo thủ hay cấp tiến. Chúng ta nghe hai cụm từ này thường xuyên, nhưng dường như vẫn chưa nhận thức được rõ ràng thế nào là bảo thủ, thế nào là cấp tiến. Ta hãy xét lại qua một vài khiá cạnh chính. Dĩ nhiên cột báo nhỏ nhoi này chỉ có thể đưa ra vài nét đại cương và thực tế để chúng ta hiểu thêm khác biệt thôi.

Đảng DC theo con đường cấp tiến. Thật ra, cấp tiến không có nghiã rõ ràng gì, mà phải nói là DC đặt nặng tính công bằng xã hội, chủ trương nâng đỡ những thành phần thiểu số, hay ít nhất cũng giúp cho họ có cơ hội đồng đều, không bị chèn ép. Nếu để yên thì san bằng bất công không thể nào "tự nhiên" xẩy ra vì bản tính con người là ích kỷ, mạnh ai nấy tự lo cho mình trước, lấn át người khác nếu cần. Do đó, phải có can thiệp của Nhà Nước, vừa làm trọng tài, vừa ra luật nâng đỡ và bảo vệ khối thiểu số.

Cụ thể là trên phương diện kinh tế, cấp tiến chủ trương tái phân phối lợi tức, lấy tiền của những người có tiền qua hình thức thuế nặng và nếu chưa đủ, thì vay mượn khắp nơi, để đưa lại cho những người không có tiền, qua hình thức trợ cấp đủ loại.

Nhà nước can thiệp mạnh cũng có hệ quả khác: một rừng luật lệ trói tay thiên hạ trong mọi khiá cạnh cuộc sống, qua một hệ thống hành chánh nặng nề, tốn kém, mà không hữu hiệu.

Trong khi đó thì đảng CH theo con đường gọi là bảo thủ. Đúng ra phải nói CH là đảng tôn trọng tự do cá nhân, trong đó Nhà Nước đóng một vai trò tối thiểu, kiểu như "mạng lưới an toàn cuối cùng" để bảo đảm không ai bị thiệt thòi quá nhiều, bị đàn áp quá mức. Quan điểm CH tin tưởng ở sáng kiến cá nhân, ở luật quân bình thiên nhiên kiểu như cái gì thái quá thì sẽ bị phản ứng ngược tạo lại thế quân bình. Ai bị đàn áp sẽ nổi lên chống đối. Giá cả cao quá không ai mua, sẽ phải giảm.

Vì vai trò tối thiểu của Nhà Nước nên không có nhu cầu luật lệ rườm rà, cũng chẳng có nhu cầu tiền nhiều, thuế nặng. Khuynh hướng này dĩ nhiên cũng nhìn thấy tính ích kỷ tự nhiên của nhân loại, nhưng lại nhìn dưới khiá cạnh tích cực, nghiã là chính vì cái ích kỷ đó mà ai cũng muốn tiến thân, ai cũng muốn làm giàu, từ đó cả xã hội được nhờ. Trong cái ích kỷ chung, tất cả đều làm giàu sẽ như nước thủy triều dâng lên, nâng tất cả các con thuyền, tức là tất cả các khối dân, giàu cũng như nghèo.

Nhìn chung, khó ai chối cãi được quan điểm cấp tiến có vẻ nhân bản hơn, tốt đẹp hơn nhiều. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế lịch sử, quan điểm cấp tiến luôn luôn có cái hố sâu giữa lý thuyết và thực tế. Lý thuyết rất hay, thực tế luôn luôn là thất bại. Chính sách cấp tiến khó đi đến thành công hơn, với thành công hiểu theo nghiã chung là dân giàu, nước mạnh.

Trước tiên là quan điểm đó mang tính giả tạo, gượng ép vì đi ngược lại bản năng con người. Việc thi hành thông thường phải qua hình thức áp chế, nhẹ thì là đủ thứ luật lệ mà mọi vi phạm đều phải bị trừng phạt, nặng thì bị áp đặt bằng súng đạn và nhà tù.

Lý do thứ hai khó thành công chỉ vì hầu như tất cả đều tùy thuộc vào Nhà Nước. Ở đây, không còn là sáng kiến cá nhân của cả triệu người nữa, mà tất cả do một số rất nhỏ quan chức, có người có khả năng và thiện chí, nhưng phần lớn ít khả năng hay cũng chẳng có động cơ nào để cố gắng làm tốt, làm đúng. Họ ngồi trong phòng làm việc –comáy lạnh như ở Mỹ, hay nóng chẩy mỡ bên các xứ Phi Châu- rồi ra kế hoạch dựa trên những tin tức, dữ kiện phần lớn không chính xác, không thực tế. Rồi áp đặt kế hoạch lên cả nước. Kế hoạch dựa trên dữ kiện sai thì dĩ nhiên đi đến kết quả sai luôn.

Bằng chứng cụ thể và gần đây nhất là thất bại của Obamacare. Trên lý thuyết cũng như trên phương diện nhân bản, khó ai có thể bác bỏ mục đích tốt của Obamacare, muốn toàn dân có bảo hiểm y tế. Nhưng lại có tính áp đặt như ai không mua bảo hiểm sẽ bị phạt nặng. Lại cũng vì soạn thảo hấp tấp bởi một nhúm công chức, dựa trên dữ kiện không chính xác, các quan chức không có khả năng đoán biết trước hết mọi trường hợp, nên ra kế hoạch luộm thuộm, để rồi Obamacare gặp đủ khó khăn, từ computer chạy sai, đến gian lận đủ kiểu, lỗ lã lớn cho các hãng bảo hiểm, cuối cùng là tất cả chi phí bảo hiểm cũng như dịch vụ y tế đều tăng vọt.

Khuynh hướng cấp tiến dĩ nhiên có nhiều cấp. Cực đoan nhất là chủ nghiã cộng sản, áp đặt kế hoạch của Nhà Nước một cách tuyệt đối cứng ngắc bằng bạo lực. Các chế độ của Staline, Mao, Pol Pot, Hồ Chí Minh, họ Kim,... đã giết cả trăm triệu người để áp đặt các kế hoạch không tưởng, để rồi cuối cùng vẫn thất bại.

Một khuynh hướng cấp tiến tương đối ôn hoà hơn được áp dụng tại đa số các quốc gia Âu Châu. Nhưng ngay cả trong chính sách "ôn hoà" này, cũng có màu nhạt, màu đậm. Càng đậm thì lại càng gặp nhiều khó khăn. Tiêu biểu là các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ái Nhĩ Lan. Tất cả đang gặp khó khăn kinh tế nặng nề, trong đó chính những người nghèo bị thiệt hại nặng nhất. Nhạt hơn như Đức hay Anh thì ít rắc rối hơn.

Con đường tự do cá nhân dĩ nhiên cũng không phải là hoàn hảo. Phải thẳng thắn nhìn nhận nếu không có áp lực của khối cấp tiến và cộng sản, mà cứ hoàn toàn tin tưởng vào luật quân bình tự nhiên, tôn trọng tự do cá nhân một cách tuyệt đối thì thế giới ngày nay có lẽ vẫn còn chìm đắm trong khung cảnh thế kỷ 19 trong đó giới tài phiệt nhà giàu vẫn bóc lột tận xương tủy khối lao động và nhà nghèo.

Định nghiã một chủ thuyết thành công là một chủ thuyết đạt được tình trạng dân giàu nước mạnh thật ra cũng đã có thành kiến rồi vì đó là quan điểm của khối tự do cá nhân hay bảo thủ. Trong quan điểm cấp tiến, thành công không phải chỉ là chuyện tiền nhiều, ăn sung mặc sướng, mà còn là công bằng xã hội. Một chế độ đưa đến giàu sang nhưng đầy rẫy bất công vẫn là một thất bại. Nói cách khác, chủ nghiã tự do cá nhân dù sao cũng phải có giới hạn và cần Nhà Nước làm cảnh sát.


Nhìn dưới một khiá cạnh khác, sự can thiệp quá nhiều biến Nhà Nước cấp tiến thành Nhà Nước "vú em". Trên phương diện xã hội, Nhà Nước vú em chỉ khiến cho thiên hạ ngày càng ỷ lại vào trợ cấp, ngày càng lười, càng nhược, mất ý chí tiến thân, mất sáng kiến. Nước Mỹ qua hơn 200 năm lịch sử từ ngày dựng nước đến giờ, phát triển không ngừng, biến thành cường quốc chính là nhờ tinh thần khai phá, tự túc tự cường chứ không phải nhờ "tiền chùa" do Nhà Nước ban phát. Chỉ nhìn sự suy thoái của các cường quốc vú em Âu Châu thì thấy rõ.

Quan điểm tự do coi trọng mỗi cá nhân, tin tưởng ở khả năng, tài trí, "tính bản thiện" của tất cả. Quan điểm cấp tiến nghĩ chỉ có quan chức lãnh đạo là tốt, là giỏi biết phải làm gì, còn thiên hạ thì có hai khối: thiểu số nhà giàu tàn ác, và đại đa số là "dân ngu khu đen" như GS Gruber đã nói.

Con đường nào đúng, sai hoàn toàn tùy thuộc mỗi người trong mỗi hoàn cảnh, nhưng có điều chắc chắn là trong cả hai quan điểm, nếu đi quá xa đều tai hại.

Khác biệt cấp tiến – bao thủ còn được thể hiện qua khiá cạnh văn hoá. Bảo thủ ở đây mang ý nghiã bảo vệ những phong tục, giá trị luân lý, tôn giáo cổ điển, trong khi cấp tiến muốn cải đổi cho hợp xu thế thời đại, phóng khoáng hơn, chấp nhận bỏ suy tư cũ. Tiêu biểu nhất là chấp nhận bỏ tôn giáo quá khắt khe, nhìn nhận đồng tính, cổ võ hội nhập và hoà đồng màu da, văn hoá, chấp nhận phá thai, chống sở hữu súng,…

Trong "cuộc chiến" giữa bảo thủ và cấp tiến, truyền thông thân phe cấp tiến đã bóp méo rất nhiều chuyện. Chẳng hạn như đã tô vẽ đảng CH như đảng của nhà giàu da trắng, kỳ thị màu da, kỳ thị nam nữ, chống môi trường sạch, và chống bảo hiểm y tế toàn dân. Sự thật không phải vậy.

Lấy ví dụ TT Cộng Hòa Nixon: ông là người đã khai sinh ra Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (Environment Protection Agency – EPA), luat Title IX bảo đảm bình quyền không phân biệt nam nữ trong ngành giáo dục [TT Obama đang dựa trên luật này để áp đặt việc dân chuyển giới được sử dụng phòng vệ sinh theo ý mình], cũng là tổng thống đưa ra dự luật bảo hiểm y tế toàn dân đầu tiên nhưng bị quốc hội do DC kiểm soát thời đó bác bỏ.

Trên đây là những diễn giải có tính lý thuyết tổng quát. Riêng đối với dân tỵ nạn chúng ta, vấn đề đặt ra có hơi khác với dân Mỹ.

Đa số dân tỵ nạn ta ủng hộ DC. Lý do hiển nhiên là vì tin rằng DC là đảng của người nghèo lo bảo vệ trợ cấp, trong khi CH là đảng của dân nhà giàu da trắng. Thêm lý do nữa là CH với TT Nixon và NT Kissinger đã bán đứng Miền Nam cho TC. Cả hai lý lẽ đều sai.

Lập luận DC là đảng của nhà nghèo là chủ đề tuyên truyền của DC, được truyền thông dòng chính nhai đi nhai lại, mãi rồi thiên hạ tưởng là sự thật.

Kẻ viết này nhớ lại một trao đổi với một bà tỵ nạn lớn tuổi hồi PTT Al Gore tranh cử với TĐ George Bush của CH năm 2000. Đại khái câu chuyện như sau:

- Thưa bác, thế bác tính bầu cho ai?

- Cụ bà: ấy chết, nhất định là phải bầu cho ông Gore chứ. Bầu cho Bush, nó cắt hết tiền già tiền thuốc của tôi thì lấy gì sống?

Câu chuyện ngắn gọn này giải thích tại sao đa số dân tỵ nạn bỏ phiếu cho DC. Ai cũng sợ CH nắm quyền là sẽ mất trợ cấp, tiền già, Medicare, Medicaid, tiền thất nghiệp,... Sự thật khác xa khi ta nhìn vào lịch sử cận đại Mỹ:

Từ sau Thế Chiến II đến nay, đã có 6 tổng thống CH cai trị tổng cộng 36 năm, và 5 tổng thống DC nắm quyền 28 năm. Chưa có một tổng thống CH nào cắt một xu trợ cấp nào của ai.

Ta thử nhìn vào chương trình Medicare, bảo hiểm y tế cho những người cao niên trên 65 tuổi. Chương trình này thật sự được khai sinh bởi TT Eisenhower của CH năm 1951, bắt đầu cho các cựu quân nhân. TT Johnson của DC bành trướng ra cho khối dân sự vào năm 1965. Đến thời TT Reagan của CH thì Medicare mở rộng ra thêm để bồi hoàn chi phí y tế của các tổ chức HMO [Health Maintenance Organization]. TT Bush con của CH khai sinh ra thêm Medicare Part D, Nhà Nước trợ cấp phần lớn tiền thuốc luôn, tốn cả trăm tỷ.

Lập luận CH cắt trợ cấp hay không lo cho người nghèo, người già chỉ là một huyền thoại đã ăn sâu vào tâm lý quần chúng, rất khó giải phá, mặc dù sai hoàn toàn.

Về câu chuyện "mất" Miền Nam VN, đổ lỗi lên đầu TT Nixon và NT Kissinger là việc đảng DC đã cố gắng diễn giải với sự phụ họa của truyền thông phe ta từ nửa thế kỷ nay. Sự thật là phe cấp tiến, từ đảng DC đến truyền thông và trí thức khoa bảng, đã trói tay khoá chân TT Nixon, ép ông vào ngõ cụt, bắt buộc phải rút ra khỏi VN thôi. Quý độc giả muốn tham khảo kỹ vấn đề, có thể đọc bài nghiên cứu của GS Sử Học Julian Zelizer của đại học Princeton:

http://prospect.org/article/how-congress-helped-end-vietnam-war

Đại khái, tất cả là từ quốc hội do DC kiểm soát dưới thời TT Nixon:

- Trong 4 năm nhiệm kỳ đầu của TT Nixon, quốc hội biểu quyết 80 lần (trung bình cứ ba tuần một lần) đòi hỏi TT Nixon chấm dứt cuộc chiến và rút quân về.

- Năm 1969, ra luật cấm tất cả mọi hoạt động quân sự trên xứ Lào, bảo đảm an toàn cho VC tải quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, cũng trói tay Mỹ không giúp VNCH được trong chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971.

- Năm 1970, cấm tất cả mọi hoạt động quân sự trên đất Căm-Pu–Chia, bao đảm VC có chiến khu an toàn bên kia biên giới.

- Năm 1972, cấm tất cả mọi tài trợ cho các cuộc hành quân của quân đội Mỹ tại Đông Nam Á.

- Tháng Tám 1973, cấm tất cả mọi hình thức viện trợ quân sự cho Miền Nam VN.

- Năm 1973, thông qua luật War Power Acts, bắt buộc tổng thống muốn sử dụng quân lực phải có sự chấp thuận của lưỡng viện quốc hội. Vì luật này, sau khi Hiệp Định Paris được ký và quân Mỹ đã rút về, CSBV tấn công năm 1975, cho dù TT Ford có muốn nhẩy vào cũng không được vì quốc hội do DC kiểm soát sẽ không phê chuẩn.

- Năm 1975, quốc hội hai lần bác bỏ thỉnh cầu của TT Ford xin giải ngân khẩn cấp cho Nam VN trước là 700 triệu, sau là 300 triệu.

Trước những tu chính án liên tục cắt tiền, cắt súng đạn, cắt quyền như vậy của quốc hội do DC kiểm soát, TT Nixon và NT Kissinger bắt buộc phải đi TC và Liên Xô để tìm cách cứu vãn được chừng nào hay chừng nấy. Phe DC và truyền thông nhất quyết chối bỏ trách nhiệm trong việc mất Nam VN, viết lại lịch sử, đổ thừa cho Nixon-Kissinger bán đứng NVN, và không thiếu gì dân tỵ nạn không nghiên cứu kỹ vấn đề, hay vì tính phe đảng, lập lại lập luận của DC.

Ta cũng nên nhớ năm 1972, ứng viên TT của DC, George McGovern, hô hào chấm dứt chiến tranh VN, rút hết quân về trong vòng ba tháng, chỉ cần một điều kiện duy nhất: VC trả lại tù binh Mỹ, còn chuyện gì xẩy ra cho Nam VN là chuyện của... Nam VN ông không cần biết. Nếu ông McGovern thắng cử, thì VC đã lấy gọn miền Nam từ đầu năm 1973, không cần Hiệp Định Paris, không cần phải đi Bắc Kinh, cũng không cần 12 sư đoàn, thay vì chúng ta đã cầm cự được tới tháng 4, 1975. Và cũng chẳng có ai qua Mỹ tỵ nạn được hết vì ông McGovern [cũng như TNS Joe Biden và TĐ Jerry Brown] công khai chống lại việc nhận dân tỵ nạn Việt. Tháng Tư năm 1975, quốc hội DC bác bỏ thỉnh cầu của TT Ford xin 177 triệu để tài trợ việc di tản 100.000 người Việt qua Mỹ [sau đó được thông qua khít nút sau khi TT Ford nhất định đòi biểu quyết lại]. Đảng DC cũng là đảng của bà tài tử Jane Fonda và anh lính John Kerry với câu nói để đời "lính Mỹ và đồng minh chỉ giỏi ăn cắp gà và hãm đàn bà". Hầu hết truyền thông cấp tiến viết bài miệt thị lính VNCH và xã hội đĩ điếm, tham nhũng VNCH cũng đều là ký giả theo phe DC.

Trong xứ tự do này, dân tỵ nạn ta muốn bầu cho ai cũng được, nhưng nếu bầu cho DC, thì không thể nghĩ vì DC cho trợ cấp mà CH lo cắt, cũng khỏi cần gãi đầu gãi tai thắc mắc sao "mấy lão già VNCH lại thích cái đảng CH". Không phải là "thích CH", mà là "không thích DC" thì đúng hơn. (21-08-16)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
17/10/201617:58:19
Khách
Bà Clinton bên ngoài thì nói láo không ai còn tin, chắc chú Cuội hoặc bọn CS còn phải chào thua. Bên trong thì càng tệ hại hơn như hủ mắm thúi, còn thúi hơn mắm tôm mà bọn nhà hắt vào của nhà của những nhà bất đồng chính kiến. Rõ ràng bà là một tội phạm do nói láo trước Quốc Hội và FBI về vụ Email. Không có ai nói láo như thế mà không bị trừng phạt cả.. Nên nhớ dù bà có bị ở trong tù thì 75% phe đảng Dân Chủ cũng ủng hộ bà. Càng ngày đất nước này càng tệ để cho bọn tài phiệt thao túng. Hàng hóa toàn là của Tàu, rau cải phần nhiều từ Mexico, Canada, Nam Mỹ... Hãy ra Sams Club thì sẽ rõ. Bọn tài phiệt làm giàu bất kể đất nước này ra sao. Ông Trump dù không sáng giá gì lắm nhưng đứt khoát ông ta không bị bọn tài phiệt thao túng. Ông ta biết rõ nước Mỹ tệ hại ra sao nhất là vấn đề công ăn việc làm, ngoại thương, khủng bố....
27/08/201611:33:22
Khách
Cám ơn ông Vũ Linh, cả ông Nguyễn xuân Nghĩa nữa đã bỏ công "khai sáng" cho đám "Lừa... lai" này. Nhưng bản chất Lừa gột mãi chưa hết, một mặt, vục vào cái "máng" lợi ích cá nhân, một mặt, co chân đá vào người khai sáng cho chúng!
Có lẽ phải đến thế hệ sau và ...sau nữa mới khá được!
25/08/201623:50:45
Khách
Một lần nữa, cảm ơn VL rất nhiều. Mong tác giả tiếp tục đóng góp cho cồng đồng Việt ngữ.
Tâm lượng mỗi người mỗi khác. Thói thường hễ thắng thì hỷ hả huênh hoang, còn lỡ thua thì sầu khổ, chửi bới. Hạnh phúc gì trong chỗ thắng thua chứ? Người ta thường quên còn một chỗ khác tuyệt diệu hơn; đó là không thắng cũng chẳng thua. Việc ta ta cứ làm, lòng ta yêu chuộng sự thật thì cứ viết. Chỗ tự do ai muốn viết gì thì viết, người Việt ta đâu có thiếu ý thức xây dựng và tiếng Việt ta đâu có thiếu từ ngữ trong sáng. Viết như “chim khôn hót tiếng rảnh rang” để giúp người yêu chuộng sự thật có thêm hiểu biết thì tiếng Việt chắc chắn sẽ tồn tại với cái đẹp của nó. Và cho dù người có chửi rủa thì cũng không thể nào thay đổi được sự thật hiển nhiên dưới ánh mặt trời mà bạn đã viết. Và lòng tự trọng giúp người ta cảm thấy giá trị thuyết phục trước lời nói.
Có gì lạ đâu, từ lâu Socrates cũng đã nói: “When the debate is lost, slander becomes the tool of the loser.”
Chúc kẻ thắng người thua ba bên bốn bề vui vẻ. Nếu ai muốn tham gia diễn đàn thì xin mời vui vẻ. Sự thật như chính nó “sự như sự, như sự” chắc rốt rồi sẽ được hoanh nghênh hơn là sự nghĩ tưởng, thiên lệch.
25/08/201602:09:55
Khách
Xin đươc góp một ý nhỏ với độc giả Trọng Nhân:"... Cảm ơn anh VL. đã cho những người có óc cầu tiến nhưng tội là không có thời gian và thiếu điều kiện tìm hiểu. Một số bà con quanh đây hôm nay đã thấy: À thì ra..."
Tội nghiệp con quá đi bố ơi. Bố có Dốt hay Mù thì bố nên lo giữ riêng cho bố đi, đừng bày đặt lập bè , lập đảng Dốt và Mù. Ai mà còn sáng con mắt thì người ta đã biết Trump là ai rồi. Bố bày đặt ..." À thì ra..." là cái nghĩa gì
Để con nói cho bố nghe: Trump là cái thằng khùng, có tiền nên thích chơi nổi. Ăn nói bất chấp phải trái, chuyên nói chuyện ngược đời để quảng cáo tên mình mà không tốn tiền. Trump không có ý tưởng, ý niệm, chủ trương, chính sách gì ráo trọi. Lão ta là thằng ngu, chỉ thích chơi gái đẹp. Trong phong khách, phong làm viêc của lão ta không có lấy được một quyển sách. Lão Trump chỉ đọc toàn báo lá cải: NATIONAL INQUIRER, GLOBE...bán ở các chợ. Lão ta chuyên mánh mung, chôm chĩa để làm giàu. Vậy thôi. Hắn có biết trời biết đất gì đâu mà đòi làm Tổng thông? Hắn cũng biết là không đời nào hắn có thể thắng cử đươc nhưng xài tiền của thiên ha ( đảng CH), tuyên bố vung vít để báo chí nhắc đên tên Trump hằng ngày là hắn thích chí rồi . Mất mát gì đâu nhỉ?
Bây giờ xin hỏi lại bố, bố đã sáng mắt chưa. À thì ra vậy, phải không
24/08/201622:45:16
Khách
Hồi âm độc giả Trọng Nhân - Nói Người Chẳng Nghĩ Đến Ta, Thử Sờ Lên Gáy Rằng Xa Hay Gần.

P.S: NVTNCS, nhất là giới trí thức khoa bảng, thích làm "dáng" nên theo đảng CH.
24/08/201622:30:24
Khách
hoan ho vu linh ,noi nhu thanh. an gi em cung....... chuoi nha. 1 vote cho CLINTON
24/08/201619:48:00
Khách
Sự đóng góp của VL không ít trong việc nâng cao dân trí cộng đồng! Càng hiểu biết nhiều chiều hướng càng có tinh thần độc lập, tự chủ vững mạnh và chắc chắn sẽ không rơi vào nạn ngu dân.
Đến bây giờ mà nhiều người bị mê, vẫn không biết gì cả về cả hai ứng viên và những lợi hại của các chính sách khác nhau cho tương lai lâu dài, họ cũng chưa hiểu thấu căn bản nền chíh trị HK vì sao có trái, có phải và có Center mà cứ cãi càn, chửi càn ứng viên trong lúc chưa hiểu gì về cuộc đời, con người và lý tưởng của họ. Họ không thấy cả những lý lẽ tự nhiên ngay trong thế giới nhị nguyên mà chúng ta đang sống, cứ hễ cái gì trái với cái mình chấp dính vào thì là sai quấy, nếu cãi không được thì không ngại buông lới chửi rủa !!! Mỗi người phải tự bứt phá sợi dây tự trói để có được tự do, bằng không thì không ai giúp được!
Cảm ơn anh VL. đã cho những người có óc cầu tiến nhưng tội là không có thời gian và thiếu điều kiện tìm hiểu. Một số bà con quanh đây hôm nay đã thấy: À thì ra...
24/08/201618:50:10
Khách
Cả thế giới đều biết Hillary nói láo, tham nhũng, gian lận...lúc nào cũng luơn lẹo vơ vét cho đầy hầu bao. Chắc chắn bà này không lấy được phiếu của gia đình tôi.
Tác giả V.Linh nên viết thêm sự lợi dụng chức tước để ăn hối lộ của Hillary qua Clinton Foundation cho mọi người tỏ tuờng.
24/08/201617:49:15
Khách
Tôi không thích lão Trump, nhưng tôi lại càng không thích bà mánh mung Clinton vì nhìn mặt là thấy hết những gian xảo trong mắt. Những gì tệ hại là do DC chủ trương và thực hiện. Riêng lão thống đốc California thì khỏi nói, ngay từ những ngày đầu của 30 tháng 4, hắn đã không muốn nhận ty nạn Việt Nam vào tiểu bang Cal. này rồi. Chẳng thà bỏ cho Trump vẫn hơn là ma cô.
24/08/201614:29:36
Khách
Gửi ông Hai Hoang:
Người có phu nhân gốc VN là cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, không phải ông Kaine.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.