Hôm nay,  

Người Con Trai May Mắn Trong Chiến Tranh Việt-Nam

04/06/201400:00:00(Xem: 9889)

Những ai tìm hiểu về lịch-sử chiến-tranh Việt-Nam chắc đều biết kế nhiệm Tổng-Thống Hoa-Kỳ John F. Kennedy (người bị ám sát ngày 22 tháng 11, 1963) là ông Lyndon Baines Johnson gọi tắt là LBJ (sinh: 27 tháng 8, 1908 – mất: 22 tháng 1, 1973), vị Tổng-Thống thứ 36 của nước Mỹ, giữ chức từ năm 1963 đến 1969. Người đã gia-tăng nỗ-lực chiến-tranh liên tục từ 1964 đến 1968 đưa số lượng tử vong của quân-đội Hoa-Kỳ tăng lên trong hai tuần của tháng 5 năm 1968 là 1 ngàn 800 lính với tổng-cộng thương vong là 18 ngàn binh-sĩ Mỹ trên các mặt trận Việt-Nam.

Sau biến cố Tết Mậu-Thân năm 1968, nhiệm kỳ Tổng-Thống của Johnson hầu như đã bị chiếm hết bởi chiến-tranh Việt-Nam. Vì có quá nhiều binh sĩ Hoa-Kỳ tử trận nên các sinh-viên đại-học và một số tổ-chức phản chiến tại Mỹ lúc bấy giờ đã xuống đường đốt thẻ quân dịch và hô lên những khẩu hiệu như là, "Hey! Hey! LBJ, có biết rằng bao nhiêu đứa trẻ đã bị ông giết trong ngày hôm nay không?"

Sang nhiệm kỳ của Tổng-Thống Richard Nixon từ 1969 đến 1974 có khoảng 300 lính Mỹ chết mỗi tuần tại Việt-Nam, nên đến mùa hè 1969, Nixon bắt đầu chương-trình Việt-Nam Hóa (Vietnamization) mục tiêu là tăng khả-năng chiến-đấu của các lực-lượng quân-lực Việt-Nam-Cộng-Hòa để họ có thể chịu trách nhiệm trong việc chống lại quân đội Bắc-Việt hầu lính Mỹ có thể rút quân toàn bộ ra khỏi chiến trường Việt-Nam. (trích nguồn History.com)

Link: http://www.history.com/this-day-in-history/us-forces-launch-last-major-american-operation-of-the-war

Tổng cộng có 8 triệu 615 ngàn lính Mỹ phục-vụ trong chiến cuộc Việt-Nam và chỉ 2 triệu 150 ngàn binh-sĩ là những người thực-sự gian-khổ đổ máu, hy-sinh trong trận mạc; trong số này khoảng 540 ngàn người bị động-viên còn lại là những thanh-niên trẻ Hoa-Kỳ tình-nguyện nhập ngũ. Ba phần tư là con nhà lao-động và số nghèo chiếm gấp đôi thành-phần khá-giả.

(A total of 8.615 million men served during the Vietnam era and of them 2.15 million actually served in the Combat Zone so around 540,000 draftees served in the Combat Zone in Vietnam.

Three-fourths of those deployed were from working families and poor youths were twice as likely to serve there than their more affluent cohorts although the vast majority of them were volunteers).

Thống-kê của trang mạng NNDB (the Notable Names Database) – Cơ-Sở Dữ-Liệu Trực-Tuyến về Tiểu-Sử Cá-Nhân cũng thẳng-thắn nêu ra một danh-sách dài lê-thê của những nhân-vật đã trốn quân-dịch trong thời-kỳ chiến-tranh Việt-Nam.

Chúng tôi chỉ nêu ra một số chính khách tên tuổi lẫy lừng như: Michael Bloomberg (sinh 14 tháng 2, 1942) Thị-Trưởng thành-phố New York, cựu Tổng-Thống “Bush con”: George W. Bush (sinh 6 tháng 7, 1946), cựu Phó Tổng-Thống Dick Cheney (sinh 30 tháng 1, 1941), cựu Tổng-Thống Bill Clinton (sinh 19 tháng 8, 1946), ông Al Gore, phó Tổng-Thống thời Bill Clinton (sinh 31 tháng 3, 1948) v.v... và v.v...

Link: http://www.nndb.com/event/806/000140386/

Phải chăng những “quý tử” trong hàng ngũ trốn lính của Hoa-Kỳ chính là tựa đề của bài viết này?


blank
Diamond Bích-Ngọc, Tony, Andy và Brad Bennett. Photo: Thịnh-Nguyễn.

Bài hát "Fortunate Son" tạm dịch thành “Người Con Trai May Mắn” do tác-giả Creedence Clearwater Revival sáng-tác, được phát hành tháng 9, 1969 trong album của “Willy và Những Người Con Trai Nghèo” (Willy and The Poor Boys).

Đây là một bài hát rất phổ biến thời chiến-tranh Việt-Nam, xuất hiện trong nhiều cuốn phim cùng các trò chơi điện-tử (Games) của Mỹ.

“Fortunate Son” kể về những người con trai của các gia-đình Mỹ nghèo mới phải đi lính; họ không phải là những công-tử nhà giàu ăn chơi, phè phỡn trong xã-hội vì là con của thống-đốc, triệu phú, hay tướng tá Hoa-Kỳ.

Chúng tôi muốn giới-thiệu đến quý đọc giả trên toàn cầu những ca-sĩ Mỹ chuyên nghiệp: Andy và Tony Bennett; là hai người con trai của cựu chiến-binh Việt-Nam, ngành Thủy-Quân-Lục-Chiến: Brett Bennett; ông hiện là chủ-tịch hội “Northland Vietnam Veterans” cùng ban-nhạc “Chân Quê” đã trình-diễn bài hát này trong chương-trình tiệc Vinh Danh Bố Lần 8 – Nhân mùa lễ Father’s Day 2014; dành cho các đồng-minh Hoa-Kỳ từng tham-chiến tại Việt-Nam tại thành-phố Duluth, tiểu bang Minnesota.

https://www.youtube.com/watch?v=S3plWDUMRpE&feature=youtu.be

Sau bữa tiệc, ông Brad Bennett đã gửi một điện-thư đến gia-đình chúng tôi, nguyên văn như sau:

“You both will never know what an impact you have had on so many veterans lives, so many at the event that night had given up hope on ever feeling good about their service in Vietnam... But after that event they now have found new pride in saying I am a Vietnam Veteran.....”

Tạm dịch: Các bạn sẽ không bao giờ hiểu được sự chấn-động mà bạn đã mang đến cho cuộc đời của những cựu chiến binh, biết bao nhiêu người trong bữa tiệc vừa qua đã nghĩ là sẽ không còn có lại được tình-cảm tốt đẹp về sự phục-vụ của họ trong Việt-Nam … Nhưng sau buổi tiệc đó, bây giờ những người này mới tìm được niềm tự hào khi nói rằng Tôi là Cựu Chiến Binh Việt-Nam.”

Dưới đây là lời bài hát “Fortunate Son”:

Some folks are born made to wave the flag
Ooh, they're red, white and blue
And when the band plays "Hail to the Chief"
Oh, they point the cannon at you, Lord
It ain't me, it ain't me
I ain't no Senator's son
It ain't me, it ain't me
I ain't no fortunate one, no
Some folks are born silver spoon in hand
Lord, don't they help themselves, oh
But when the tax men come to the door
Lord, the house look a like a rummage sale, yes
It ain't me, it ain't me
I ain't no millionaire's son, no, no
It ain't me, it ain't me
I ain't no fortunate one, no
Yeah, some folks inherit star spangled eyes
Ooh, they send you down to war, Lord
And when you ask them, "How much should we give?"
Oh, they only answer, more, more, more, oh
It ain't me, it ain't me
I ain't no military son
It ain't me, it ain't me
I ain't no fortunate one
It ain't me, it ain't me
I ain't no fortunate one, no, no, no
It ain't me, it ain't me
I ain't no fortunate son, no, no
Songwriters

JOHN C. FOGERTY

www.diamondbichngoc.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.