Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (7)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyễn Hoàng Văn
Mới nhất
A-Z
Z-A
Biết đâu là lần cuối?
26/11/2023
09:24:00
Lâu lắm rồi chúng tôi – Nguyễn Hoàng Văn, Nguyễn Hưng Quốc, Lê Văn Tài và Võ Quốc Linh – mới có dịp hẹn nhau ở Sydney, tâm tình qua tô phở nóng và ly cà phê lạnh. Đang nhâm nhi cà phê, Võ Quốc Linh bảo phải chụp chung mấy tấm hình bởi, biết đâu được, đây có thể là lần cuối!
Việt Báo trân trọng giới thiệu “Đàn Bà Đẹp và Chính Quyền”, tác phẩm mới của Nguyễn Hoàng Văn
24/11/2023
00:00:00
Dân tộc chúng ta, có lẽ, không phải là một dân tộc mê sắc đẹp. Truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian của chúng ta không có nữ thần sắc đẹp. Một nhân vật văn học gắn liền với tín ngưỡng dân gian lẽ ra phải đẹp như Quan Âm - Thị Kính thì, theo logic, cũng khó có thể gọi là đẹp bởi, đã giả được trai để đi tu thì, dù rất đẹp trai, làm sao có thể gọi là một cô gái đẹp? Lịch sử cũng vắng bóng người đẹp. Những người đẹp trong lịch sử như An Tư, Huyền Trân, Đặng Thị Huệ, Ngọc Hân v.v.. thì lại đẹp một cách sơ sài, chúng ta hoàn toàn không thể hình dung vì lẽ các sử gia xưa quá ư kiệm lời.
Hoa, họa và đàn bà: cái cảm và cái nghĩ
23/11/2023
10:03:00
Có một dạo tôi thắc mắc mãi về dung mạo của Cúc Tiểu Muội, người đàn bà khiến Nguyễn Tuân, dù chỉ nghe kể qua thôi, cũng phải thốt lên: “Tôi hết sức bị kích thích. Chắc nàng phải đẹp quá. Đẹp hơn cả Mỹ Thuật”...
Nhạc Việt, “tứ thơ” và “tứ phòng trà”
04/11/2023
08:35:00
Bị những kẻ mơ làm ca sĩ dai dẳng tra tấn trong cảnh sống chung chạ ở trại tỵ nạn nên tôi đã, như một hình thức phản vệ, tập cho mình thói quen thưởng thức bằng lỗ tai phân tích, chủ yếu trên khía cạnh ngôn từ...
Dáng liễu và Xuân gầy
28/10/2023
07:29:00
Có lần, trên Facebook của mình, Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn nhận xét rằng câu tán gái dở nhất, trong nhạc, là câu “Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy” (“Nắng Chiều”, Lê Trọng Nguyễn), bởi, như sau đó anh đùa, nói thế có nghĩa là bây giờ em… tròn quá...
Người Mỹ gấp hai và người Việt như không
20/10/2023
00:00:00
Nếu những người Mỹ như Enrique Tarrio hay Vivek Ramaswamy gồng sức lên để, nói theo Đỗ Hữu Vị, khẳng định mình như một thứ công dân đang gánh vác gấp hai thì, ngược lại, cũng có những Việt mà nhẹ tênh, lợt lạt như thể là thứ Việt một nửa, Việt một phần năm, Việt một phần mười và, thậm chí, là “vô Việt”, “bất Việt”. Mà từ tố “bất/vô” này cũng có những căn cơ quốc tế nữa đấy. Nếu người Mỹ hay Úc gọi những hành vi không phù hợp với tính cách quốc gia là un-American hay un-Australian thì chúng ta sẽ gọi thứ hạng tương tự của mình là gì nếu không là “bất Việt” theo cách nói “bất nhã”, “bất bình thường”; hay “vô Việt”, theo cách nói “vô văn hóa”, “vô giáo dục”, “vô luân”, “vô hậu”, “vô đạo” hay “vô tổ quốc”?
Thơ Ba Dòng, Như Một Hố Đen Mỹ Học
26/07/2021
10:48:00
Thơ ba dòng là một thứ “hố đen” trong vũ trụ thơ. Đó là thứ “thơ còn lại” sau khi thiêu rụi những rườm rà, những quy cách, những lối mòn của những đường lối thơ đã trở nên chán ngắt mà, trong đó, nổi bật nhất, là sự mượt mà du dương của chủ nghĩa lãng mạn. Thơ ba dòng, do đó, là thơ để nghĩ hơn là để ngân nga như những nhạc điệu êm tai và, trong tương tác với người đọc, như là một thứ thơ đã nén chặt, nó sẽ bùng nổ theo những liên tưởng và suy tưởng không ngờ.
Quay lại