Hôm nay,  

Làm Thế Nào Để Sử Dụng Điện Thoại Một Cách Lành Mạnh Hơn?

21/04/202300:00:00(Xem: 2619)

Dien thoai
Có một nghịch lý quan trọng ở đây là nhiều người hòa mình vào thế giới ‘ảo’ để thoát khỏi những căng thẳng của thế giới ‘thật’ bên ngoài, nhưng cuối cùng lại có nguy cơ bị ‘nhồi thêm’ các loại căng thẳng khác, cả ảo và thật. (Nguồn: pixabay.com)

 
Một ngày, quý vị dành bao nhiêu thời gian để sử dụng điện thoại? Theo một báo cáo, một người trung bình dành khoảng 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày với các loại thiết bị có kết nối Internet. Và con số đó sẽ còn cao hơn nếu họ làm việc chủ yếu với các loại máy tính.
 
Hầu hết chúng ta đều đang sử dụng các thiết bị kỹ thuật số quá đà, dành quá nhiều thời gian để làm việc hoặc vui thú với điện thoại, máy tính bảng (tablet), máy tính xách tay (laptop) hoặc thậm chí là các thiết bị đeo VR. Chúng ta được cảnh báo là ngày càng ‘lậm’ công nghệ cùng với những mối nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.
 
Có một nghịch lý quan trọng ở đây là nhiều người hòa mình vào thế giới ‘ảo’ để thoát khỏi những căng thẳng của thế giới ‘thật’ bên ngoài, nhưng cuối cùng lại có nguy cơ bị ‘nhồi thêm’ các loại căng thẳng khác, cả ảo và thật.
 
Là một bậc cha mẹ, vài năm trước, ông Paul Levy đã bắt đầu lo lắng về ảnh hưởng của cuộc sống kỹ thuật số đối với công việc và gia đình của mình. Ông đã thực hiện một số nghiên cứu của riêng mình, thay đổi cách sử dụng các thiết bị và thậm chí còn viết một cuốn sách về sự nguy hiểm của thứ mà ông gọi là “địa ngục kỹ thuật số.”
 
Những năm gần đây, các nghiên cứu dài hạn về vấn đề này mới bắt đầu được công bố. Khi kết hợp lại với nhau, những nghiên cứu này mang đến một khối lượng kiến thức ngày càng lớn và quan trọng, khó có thể bác bỏ hoặc phớt lờ: quá nhiều công nghệ có thể kéo theo nhiều vấn đề cho nhân loại chúng ta.
 
Rõ ràng, các thiết bị kỹ thuật số mang lại những lợi ích đáng kể – hãy nghĩ đến kết nối, giáo dục, giải trí. Điều nguy hiểm là lạm dụng chúng sẽ có hại đối với sức khỏe chúng ta.
 
Xét về góc độ cá nhân của Levy, mỏi mắt, đau cổ, khó ngủ, căng thẳng, các căng thẳng lặp đi lặp lại đủ loại và suy giảm chức năng của tay… chỉ là một số triệu chứng mà ông gặp phải trong nhiều năm do sử dụng điện thoại và các thiết bị khác quá nhiều – và nghiên cứu của Levy cho thấy ông không cô đơn.
 
Nếu quý vị (hoặc bất kỳ ai mà quý vị biết) có bất kỳ triệu chứng nào trong số kể trên, hoặc quý vị cảm thấy mình đã dành thời gian quá nhiều cho điện thoại, thì quý vị có thể thử một số lời khuyên hữu ích sau
 
Làm thế nào để lấy lại quyền kiểm soát?
 
1. Tập buông các thiết bị số xuống một cách chủ động
 
Để chúng khuất tầm nhìn và cất đi khi quý vị không sử dụng, đặc biệt là vào ban đêm. Để chúng cách xa nơi ngủ, sử dụng đồng hồ báo thức (thay vì xài báo thức trên điện thoại) và quý vị sẽ ngủ ngon hơn mà không phải lướt điện thoại vào đêm khuya. Và hãy bỏ thói quen vừa xem tivi vừa xài điện thoại. Chỉ cần tập trung vào một việc tại một thời điểm mà không bị phân tâm bởi thiết bị khác.
 
2. Tự đặt giới hạn thời gian sử dụng thiết bị
 
Dành quá nhiều thời gian nhìn màn hình điện thoại, máy tính có thể khiến quý vị bị nhức đầu. Hãy chú ý đến cách sử dụng công nghệ và tận dụng các tính năng như ghi chú bằng giọng nói, cho phép quý vị cập nhật thông tin liên lạc mà không cần nhìn chằm chằm vào màn hình trong thời gian dài.
 
3. Ngừng cho phép kỹ thuật số phiền nhiễu đến mình
 
Sự gián đoạn liên tục có thể gây ra căng thẳng về thể chất và tinh thần. Hãy tắt hết các thông báo và cảnh báo khi quý vị muốn tập trung hoàn toàn vào một việc nào đó. Nếu có thể, hãy để điện thoại khuất khỏi bàn làm việc. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu để điện thoại ở gần, ngay cả khi nó không kêu hoặc đổ chuông và ngay cả khi tắt nguồn, hiệu suất làm việc vẫn có thể bị ảnh hưởng.
 
4. Lên lịch cho thời gian rảnh rỗi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số
 
Trầm cảm và lo lắng là một trong những kết quả của tình trạng bị quá tải kỹ thuật số. Vì vậy, có thể thoát khỏi ‘thế giới ảo’ một thời gian cũng rất quan trọng. Tản bộ giữa thiên nhiên, đọc sách, đạp xe – bất cứ điều gì khiến quý vị rời xa màn hình điện thoại trong một thời gian.
 
5. Làm cho màn hình dễ nhìn hơn
 
Tập trung nhìn vào các màn hình quá nhiều có thể làm căng mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Đừng cố nheo mắt trước những màn hình nhỏ mà hãy thử chuyển sang các màn hình lớn hơn nếu có thể. Giảm bớt ánh sáng xanh trên thiết bị và tận dụng tất cả các tính năng trợ năng hữu ích khác. Bắt đầu bằng cách giảm độ chói của màn hình. Và cũng đừng quên chỉnh âm lượng ở mức vừa phải, không làm hại đến màng nhĩ của quý vị.
 
6. Kiểm soát tình trạng hỗn loạn bởi quá tải thông tin
 
Sắp xếp điện thoại, máy tính và máy tính bảng lại để quý vị có thể sử dụng chúng hiệu quả hơn. Một số ứng dụng thực sự giúp ích cho cuộc sống cũng như công việc của quý vị. Thử xài các ứng dụng đo lượng thời gian sử dụng thiết bị để thấy quý vị đã tốn bao nhiêu giờ phút cho nó! Chúng ta sẽ lấy lại quyền kiểm soát đối với các thiết bị kỹ thuật số của mình khi chúng ta chủ động hơn trong việc sử dụng chúng.
 
7. Coi lại tư thế sử dụng điện thoại, máy tính…
 
Cúi người xem điện thoại hoặc khom người trước máy tính xách tay sẽ gây hại cho cổ và lưng của quý vị. Hãy ngồi thẳng lưng, lâu lâu vươn vai một cái, và tập thể dục thường xuyên hơn.
 
Đừng là nô lệ! Hãy là người quyết định
 
Bảy mẹo trên sẽ giúp quý vị lấy lại quyền kiểm soát đời sống công nghệ của mình. Đối với Levy, ông ngủ ngon và thức dậy khỏe khoắn hơn sau khi để điện thoại ở tầng dưới. Levy vẫn có thời gian và kế hoạch sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, còn với những việc không cần điện thoại thì ông sẽ không động đến.
 
Đó là cách tận hưởng công nghệ và sử dụng chúng một cách có ý thức hơn. Giờ đây Levy tự tin rằng mình là người quyết định chứ không phải là một nạn nhân của kỹ thuật số.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Seven tips for a healthier relationship with your phone” của Paul Levy, Giảng viên cấp cao và nhà nghiên cứu về Innovation and Digital Leadership, Trường Brighton. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự sống trên Trái Đất tuy phức tạp nhưng lại được hình thành từ một số ít thành phần cơ bản. Chẳng hạn, DNA và RNA của chúng ta chỉ được cấu tạo thành từ năm nucleobase, trong khi khoảng 90.000 loại protein khác nhau trong cơ thể đều được tạo nên từ 20 loại axit amin. Mẫu vật mà tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về trái đất từ tiểu hành tinh Bennu cho thấy sự hiện diện của cả 5 loại nucleobase – adenine, guanine, cytosine, thymine và uracil, cùng với các chất khoáng chưa từng thấy trước đây trong đá ngoài vũ trụ. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, còn cho thấy Bennu chứa nhiều loại muối khác nhau, vốn được cho là có vai trò quan trọng trong giai đoạn sơ khai của sự sống.
Dopamine, thường được mệnh danh là “hormone hạnh phúc,” từ lâu đã được xem như nguồn cơn của những cảm xúc vui vẻ, phấn khởi sau những lần mua sắm thỏa thích hay thưởng thức một tô phở ngon lành. Sự quan tâm đối với dopamine được thể hiện rõ ràng qua hàng ngàn clip trên TikTok, mọi người chia sẻ cách điều chỉnh dopamine, từ việc tìm cách tăng cường hoặc hạn chế dopamine hàng ngày, cho đến các khái niệm như “cao trào dopamine” (dopamine rushes), “thiếu hụt dopamine” (dopamine withdrawals), “cai dopamine” (dopamine fasts), hay “tái thiết lập dopamine” (dopamine resets).
Trong cuộc sống tất bật hàng ngày để mưu sinh, có người luôn thấy mình không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và giải trí. Thậm chí có người làm ‘đầu tắt mặt tối’ cả đời mà vẫn không thấy đủ. Họ muốn có thêm thì giờ để làm những việc mình thích. Nhưng khổ nỗi, mỗi ngày chỉ có 24 giờ, mỗi năm chỉ có 12 tháng, và những người sống hơn 100 tuổi thì chẳng có mấy ai? Tuy nhiên, làm việc nhiều quá sẽ dễ đưa tới căng thẳng về thể chất và tinh thần để rồi kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực, mà trong đó có việc sút giảm năng suất lao động và bệnh hoạn. Những nghiên cứu của y học ngày nay đã cho chúng ta thấy điều đó và khuyên con người nên có thì giờ cho sự nghỉ ngơi và giải trí.
Với lượng thông tin khổng lồ trong tầm tay, ngày nay chúng ta thường có xu hướng đọc lướt để tiếp nhận nội dung nhanh chóng. Nhưng các chuyên gia nghĩ gì về thói quen đọc này—và liệu bạn có nên thay đổi cách đọc của mình?
Tại sao không thử làm theo những cách mà khoa học ủng hộ này để đem lại hạnh phúc nhiều hơn trong đời bạn? Một vài người sinh ra hạnh phúc hơn những người khác. Nhưng cho dù bạn thuộc loại người ca hát yêu đời trong lúc tắm và nhảy múa trong mưa, hay là loại người có khuynh hướng khắc khổ hơn, thì hạnh phúc không chỉ là điều gì đó xảy ra đối với chúng ta. Tất cả chúng ta có thể thay đổi tập quán để theo đuổi nó nhiều hơn trong cuộc sống của mình.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ là một trong những vị trí quan trọng nhất trong nhánh hành pháp liên bang, với vai trò đứng đầu Bộ Tư pháp (DOJ) và chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Nhưng công việc cụ thể của bộ trưởng tư pháp là gì?
Cháy rừng khiến khói lửa bao trùm bầu trời Los Angeles trong khi lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực dập lửa. Những trận hỏa hoạn kinh hoàng đã càn quét qua khu vực, thiêu rụi hơn 10,000 công trình, phần lớn là nhà dân, biến nhiều khu vực như Pacific Palisades, Altadena, Pasadena và các cộng đồng khác ở California chỉ còn lại hoang tàn. Khi lệnh sơ tán được gỡ bỏ và người dân bắt đầu trở về nhà, một mối nguy hiểm khác đang rình rập và đe dọa mọi người: ô nhiễm nguồn nước uống. Điều đáng lo ngại là nhiều người không nhận ra rằng hệ thống cung cấp nước uống có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi cháy rừng cùng nguy cơ các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào nguồn nước.
Số người đọc sách để cho vui có vẻ đã và đang sút giảm dần. Năm mươi phần trăm (50%) người lớn tuổi tại Anh Quốc nói rằng họ không đọc sách thường xuyên (tăng 42% từ năm 2015) và hầu hết mọi người ở lớp tuổi từ 16 đến 24 nói rằng họ chưa bao giờ đọc sách, theo nghiên cứu của The Reading Agency cho biết. Nhưng điều đó ngụ ý gì? Sự ưa thích của con người đối với việc xem video thay vì đọc văn bản có ảnh hưởng tới não bộ hay sự tiến hóa của chúng ta không? Những người đọc sách giỏi thực sự có cấu trúc não bộ gì? Nghiên cứu mới của Mikael Roll, một giáo sư âm vị học của Đại Học Lund University, Thụy Điển, được in trong tạp chí Neuroimage, đã tìm ra câu trả lời cho những điều đó.
Sắp tới, có thể nhiều quý độc giả sẽ phải thực hiện nhiệm vụ thường niên: nộp hồ sơ khai thuế cho năm trước đó. Đối với một số người, đây là việc đơn giản và dễ dàng. Nhưng với một số khác, quá trình này lại là một việc khó, đầy áp lực và căng thẳng. Đặc biệt, luật thuế năm 2025 đã có một số thay đổi đáng chú ý, có thể ảnh hưởng đến khoản hoàn thuế, và sẽ khiến nhiều người đau đầu hơn trước. Sau đây là một số điều cần biết để chuẩn bị sẵn sàng cho mùa khai thuế năm 2025.
Bước sang năm mới, tiểu bang California có hơn 1,000 điều luật mới bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu năm. Đây là số dự luật được thông qua và phê chuẩn bởi thống đốc tiểu bang trong số khoảng 5,000 điều luật được đệ trình và 200 dự luật bị bác bỏ bởi văn phòng thống đốc. Con số luật mới này chỉ là ở tiểu bang California. Tất cả 50 tiểu bang trên toàn nước Mỹ cũng có luật mới, nhưng với số lượng ít hơn. Đó là chưa kể đến các điều luật mới của chính phủ liên bang và các cấp địa phương như quận hạt, thành phố thông qua và áp dụng tại mỗi địa phuong liên hệ. Đây chỉ là thay đổi một năm, khi hầu hết mọi nơi đều có luật mới hay thay đổi luật mỗi năm. Đó là căn bản và nền tảng xã hội pháp trị tại Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.