BEIJING (KL) - Một giáo sư của đại học Princeton đã cho biết tối hôm qua, nhà giáo sư này miễn cưỡng cho bỏ những tiết mục theo chương trình ngoại ngữ của đại học truyền thống Hoa kỳ được giảng dạy tại Bắc Kinh để nhượng bộ giới chức đại học tại đây vì những tiết mục đã không mang tính chất ca ngợi Trung quốc.
Trong các tiết mục được bỏ đi, có những tiết mục mô tả tài xế lái xe tại Trung quốc không chịu nhuờng nguời đi bộ và tại sao điện thư (e-mail) lại thịnh hành như thế để đề cao sự tự do ngôn luận, giám đốc Chou Chih-ping đã cho thông tấn Reuters biết.
Ông Chou cho biết ông đã bị ép buộc phải thay đổi các tiết mục hay là để mất khế ước với trường đại học Bắc Kinh trong tám tuần giảng dạy ngoại ngữ cô động của đại học Princeton tại Bắc Kinh, một khóa học dành riêng cho các sinh viên theo đại học truyền thống Hoa kỳ trong mùa hè. Giáo sư cho biết, quan trọng của sự giảng dạy này là giữ sự giao tiếp cởi mở giữa Hoa kỳ và Hoa lục.
“Quan trọng là phải giữ lấy chương trình giảng dạy,” theo như lời giáo sư Chou, một công dân Hoa kỳ. “Nếu chúng tôi bỏ đi, người Mỹ sẽ mất dịp tốt để lại gần Trung quốc. Đó không phải vì họ ép chúng tôi phải thay đổi. Chúng tôi vẫn có một số ảnh hưởng. Nếu chúng tôi bỏ, tất cả sẽ không còn có tiếp xúc nữa. Chúng tôi cố gắng trong các đường lối cởi mở.”
Ông Chou là giáo sư khảo cứu về miền Đông Á châu của đại học Princeton, Hoa kỳ, ông cho biết, ông cảm thấy bực bội khi phải thay các tiết mục giảng dạy mà giới chức của đại học Bắc Kinh đã có lời phê về các tài liệu này.
Ông Choyu cho biết : “Lẽ cố nhiên tôi giận rồi. Trên căn bản họ nói các tiết mục giảng dạy phải thay đổi, không được cãi. Đó chính là lời hăm dọa.”
Ông Chou cho biết, ông nghĩ lệnh này gốc phát ra từ sự vận động của Chủ tịch Giang Trạch Dân trong chính sách “Ba ứng suất” thúc đẩy người dân có thái độ chính trị, nhưng ông không chắc cho lắm.
Sự căng thẳng về tài liệu giảng dạy đã có từ năm 1993. Ông Chou cho biết, để đáp ứng ông đã cho bỏ đi một ít tiết mục, nhưng các giới chức của đại học Bắc Kinh càng này càng phê phán khắt khe hơn.
Cá giới chức của đại học đã cụng đầu với ông Chou hồi tháng ba trong cuộc thương thảo ký lại hợp đồng giảng dạy. Họ đã đưa ra cho ông thấy một bản sao về một mục quan trọng do một giáo sư nhà trường đã cho đăng vào số tháng hai của tạp chí Khoa học Xã hội của trường đại học Bắc Kinh và mục tóm gọn trong số tháng ba của tạp chí Beijing Digest, một tạp chí có nhiều độc giả.
Cột báo có tựa đề “Sự xâm nhập của Hoa kỳ Tư tưởng Luận qua Tài liệu dạy Ngoại ngữ” (The Infiltration of American Ideology Through Language Materials).
Ông Chou cho biết, ông thấy kinh ngạc về điểm này như mục nói rõ được trích dẫn từ tờ nhật báo “Nhân Dân”, một tờ báo là tiếng nói của đảng Cộng sản Trung quốc, tờ báo đã kể ra những tệ trạng của Hoa kỳ như sư căng thẳng của vấn đề kỳ thị chủng tộc, tỷ số tội phạm và học sinh mang súng đi học.
Giới chức trường đại học đã tố giác ông Chou dùng các mục để chứng minh cái quá đáng cái về tệ đoan của xã hội Trung quốc trên đất Hoa kỳ.
Họ đã tìm thấy những đoạn khác về hình ảnh không mấy sáng sủa của đời sống Trung quốc như những vấn đề giao thông. Sự bác bỏ tiết mục này đã làm ông Chou ngạc nhiên, vì các tiết mục đã có sẵn trong các tài liệu do chính người Trung quốc đã ghi.
Ông Chou hy vọng khóa học này được khởi sự theo như dự trù vào ngày 23 tháng sáu, chương trình đã được bổ túc theo như yêu cầu. Khoá học sẽ giảng dạy cho hầu hết 120 sinh viên đại học, một nửa số là của đại họ Princeton, Havard và Yale. Một số nhỏ là sinh viên tốt nghiệp, nam và nữ thương gia, cùng các nhá báo tham dự vào khóa học này tại đại học Bắc Kinh để thêm cái phong vị vào ngôn ngữ Trung hoa được nói hàng ngày.
Đối với Hoa kỳ sự giảng dạy có vẻ thực tế bằng cách đưa kinh nghiệm cụ thể cho thấy để học viên rút kinh nghiệm và có sáng kiến. Còn đối với lối giáo dục của Á châu, lời giảng huấn là lời của khuôn vàng và thước ngọc, được phóng tác ra những cái mỹ miều từ sự tha hóa để giảng dạy cho người đời nghe theo và mất đi tất cả sáng kiến riêng của mình.
Bọn công sản cũng thế, tư tưởng Mác, Mao và Hồ là nhất trên đời, không có tư tưởng nào hay hơn như thế nữa, phải vận dụng nó để ép dân làm trâu, làm ngựa.
Trong các tiết mục được bỏ đi, có những tiết mục mô tả tài xế lái xe tại Trung quốc không chịu nhuờng nguời đi bộ và tại sao điện thư (e-mail) lại thịnh hành như thế để đề cao sự tự do ngôn luận, giám đốc Chou Chih-ping đã cho thông tấn Reuters biết.
Ông Chou cho biết ông đã bị ép buộc phải thay đổi các tiết mục hay là để mất khế ước với trường đại học Bắc Kinh trong tám tuần giảng dạy ngoại ngữ cô động của đại học Princeton tại Bắc Kinh, một khóa học dành riêng cho các sinh viên theo đại học truyền thống Hoa kỳ trong mùa hè. Giáo sư cho biết, quan trọng của sự giảng dạy này là giữ sự giao tiếp cởi mở giữa Hoa kỳ và Hoa lục.
“Quan trọng là phải giữ lấy chương trình giảng dạy,” theo như lời giáo sư Chou, một công dân Hoa kỳ. “Nếu chúng tôi bỏ đi, người Mỹ sẽ mất dịp tốt để lại gần Trung quốc. Đó không phải vì họ ép chúng tôi phải thay đổi. Chúng tôi vẫn có một số ảnh hưởng. Nếu chúng tôi bỏ, tất cả sẽ không còn có tiếp xúc nữa. Chúng tôi cố gắng trong các đường lối cởi mở.”
Ông Chou là giáo sư khảo cứu về miền Đông Á châu của đại học Princeton, Hoa kỳ, ông cho biết, ông cảm thấy bực bội khi phải thay các tiết mục giảng dạy mà giới chức của đại học Bắc Kinh đã có lời phê về các tài liệu này.
Ông Choyu cho biết : “Lẽ cố nhiên tôi giận rồi. Trên căn bản họ nói các tiết mục giảng dạy phải thay đổi, không được cãi. Đó chính là lời hăm dọa.”
Ông Chou cho biết, ông nghĩ lệnh này gốc phát ra từ sự vận động của Chủ tịch Giang Trạch Dân trong chính sách “Ba ứng suất” thúc đẩy người dân có thái độ chính trị, nhưng ông không chắc cho lắm.
Sự căng thẳng về tài liệu giảng dạy đã có từ năm 1993. Ông Chou cho biết, để đáp ứng ông đã cho bỏ đi một ít tiết mục, nhưng các giới chức của đại học Bắc Kinh càng này càng phê phán khắt khe hơn.
Cá giới chức của đại học đã cụng đầu với ông Chou hồi tháng ba trong cuộc thương thảo ký lại hợp đồng giảng dạy. Họ đã đưa ra cho ông thấy một bản sao về một mục quan trọng do một giáo sư nhà trường đã cho đăng vào số tháng hai của tạp chí Khoa học Xã hội của trường đại học Bắc Kinh và mục tóm gọn trong số tháng ba của tạp chí Beijing Digest, một tạp chí có nhiều độc giả.
Cột báo có tựa đề “Sự xâm nhập của Hoa kỳ Tư tưởng Luận qua Tài liệu dạy Ngoại ngữ” (The Infiltration of American Ideology Through Language Materials).
Ông Chou cho biết, ông thấy kinh ngạc về điểm này như mục nói rõ được trích dẫn từ tờ nhật báo “Nhân Dân”, một tờ báo là tiếng nói của đảng Cộng sản Trung quốc, tờ báo đã kể ra những tệ trạng của Hoa kỳ như sư căng thẳng của vấn đề kỳ thị chủng tộc, tỷ số tội phạm và học sinh mang súng đi học.
Giới chức trường đại học đã tố giác ông Chou dùng các mục để chứng minh cái quá đáng cái về tệ đoan của xã hội Trung quốc trên đất Hoa kỳ.
Họ đã tìm thấy những đoạn khác về hình ảnh không mấy sáng sủa của đời sống Trung quốc như những vấn đề giao thông. Sự bác bỏ tiết mục này đã làm ông Chou ngạc nhiên, vì các tiết mục đã có sẵn trong các tài liệu do chính người Trung quốc đã ghi.
Ông Chou hy vọng khóa học này được khởi sự theo như dự trù vào ngày 23 tháng sáu, chương trình đã được bổ túc theo như yêu cầu. Khoá học sẽ giảng dạy cho hầu hết 120 sinh viên đại học, một nửa số là của đại họ Princeton, Havard và Yale. Một số nhỏ là sinh viên tốt nghiệp, nam và nữ thương gia, cùng các nhá báo tham dự vào khóa học này tại đại học Bắc Kinh để thêm cái phong vị vào ngôn ngữ Trung hoa được nói hàng ngày.
Đối với Hoa kỳ sự giảng dạy có vẻ thực tế bằng cách đưa kinh nghiệm cụ thể cho thấy để học viên rút kinh nghiệm và có sáng kiến. Còn đối với lối giáo dục của Á châu, lời giảng huấn là lời của khuôn vàng và thước ngọc, được phóng tác ra những cái mỹ miều từ sự tha hóa để giảng dạy cho người đời nghe theo và mất đi tất cả sáng kiến riêng của mình.
Bọn công sản cũng thế, tư tưởng Mác, Mao và Hồ là nhất trên đời, không có tư tưởng nào hay hơn như thế nữa, phải vận dụng nó để ép dân làm trâu, làm ngựa.
Gửi ý kiến của bạn