Hôm nay,  

Sử Việt: Trưng Vương: Trưng Trắc, Trưng Nhị

01/01/201300:00:00(Xem: 14250)
(Lời tâm tình: “Sử Việt” chỉ khái quát các Nhân vật lịch sử, không đi sâu từng chi tiết của Nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung của đề tài đã biên soạn. Xin độc giả đừng xem đấy là chính sử, vì “Thiết nghĩ” chỉ là ý kiến riêng rẽ của tác giả. “Sử Việt” đăng vào ngày thứ Ba (Tuesday) mỗi tuần - NLY).

TRƯNG VƯƠNG: TRƯNG TRẮC, TRƯNG NHỊ
(14 - 43 SCN)

Tương truyền Hai Bà Trưng là chị em sinh đôi, sinh ngày mồng một tháng tám năm Giáp tuất (năm 14 SCN), quê vùng Ba Vì. Ngọc phả còn ghi ở các làng Hạ Lôi và Hát Môn. Cha là Lạc tướng ở huyện Mê Linh, mất sớm. Mẹ là Trần Thị Đoan (tục danh Man Thiện) chăm sóc, dạy cả văn lẫn võ, nên hai chị em Bà, đều giỏi võ nghệ và có chí lớn.

Trưng Trắc: là con của Lạc tướng ở huyện Mê Linh (tỉnh Phúc Yên), kết hôn với Thi Sách là con của Lạc tướng ở huyện Chu Diên (tỉnh Vĩnh Phúc). Sau khi nhà Triệu bị thất bại, Giao Chỉ do Tàu đô hộ. Mỗi quận đứng đầu là một quan Thái thú, tuy nhiên các Lạc hầu, Lạc tướng của nước ta vẫn còn tại vị.

Thái thú Tích Quan và Nhâm Diên cai trị khôn ngoan, luôn dùng thủ đoạn vuốt ve khôn khéo, nên dân chúng có lầm than, nhưng không quá bức xúc, sự chống lại chính quyền không mấy mạnh mẽ. Tô Định làm Thái Thú ở Giao Châu, tính tình tham lam, hung hãn, Thi Sách (xem TS) thấy vậy lo lắng dân chúng bị hại, ông viết thư gửi Tô Định, lời lẽ can gián trung trực.

Tô Định không lắng nghe điều phải, mà bất kỳ đem quân bắt Thi Sách giết đi vào năm 39 (SCN). Khi Trưng Trắc nhận được thiệp tang, lòng đau đớn, nhưng người tài trí như bà không để tang chồng vào lúc đó, mà bà cho đánh trống đồng dồn dập, dựng cờ khởi nghĩa để trả thù nhà nợ nước. Theo “Thiên Nam Ngữ Lục” bà xin phát thệ 4 điều:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp dư họ Hồng
Ba xin báo oán cho chồng
Bốn xin được vẹn sớ công lệnh này”

Thề xong, Bà cùng em gái là Trưng Nhị, hiệu triệu thiên hạ, phất cờ khởi nghĩa, được toàn dân hưởng ứng. Tương truyền hai bà cỡi voi, mặc áo dài hai tà áo giáp vàng, che lọng vàng, nai nịt hẳn hoi. Khi xung trận, quân Hán tiến thối có trật tự, vũ khí sắc bén; quân của hai bà chưa được huấn luyện kỹ càng, chưa kinh nghiệm chiến trận và vũ khí thô sơ. Tuy nhiên, với lòng căm thù ngoại xâm cùng cực, nên quân ta hăng hái đánh quân Hán tan tác. Sử Hậu Hán Thư của Tàu, Phạm Việp viết: “Ở quận Giao Chỉ có người đàn bà tên Trưng Trắc, cùng em gái là Trưng Nhị, khởi binh đánh lấy quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, dân chúng đều hưởng ứng, chiếm trên 60 thành vùng Lũng Ngoại.”(a)

Năm Canh tý (năm 40), Tô Định bị thua chạy về Tàu. Ngày 6 tháng giêng Tân sửu (năm 41), Bà lên làm vua hiệu Trưng Vương, quốc hiệu Hùng Lạc, đóng đô ở Mê Linh, thuộc tỉnh Phúc Yên. Đến lúc ấy bà Trưng Trắc mới làm lễ để tang cho chồng, lý do như bà đã nói lúc xuất quân “Mang tang chế trong lúc cầm quân có thể làm giảm nhuệ khí của binh sĩ.”

Trưng Nhị: là một nữ tướng thao lược, đã cùng chị là Trưng Trắc khởi nghĩa và lập nên nhiều chiến công hiển hách. Bà luôn xông xáo trận mạc cùng chị, chỉ huy tướng sĩ tiêu diệt thành Luy Lâu và nhiều huyện, thành khác. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, bà Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, bà Trưng Nhị cũng được phong vương, đóng quân ở thành Dền. Thành Dền do bà Trưng Nhị chỉ huy xây cất, ở trang Cự Triền, cách sông Nguyệt Đức khoảng 5 dặm, cách thành Mê Linh khoảng 9 dặm, ngày nay vẫn còn dấu vết.

Thành hình bán nguyệt, có tường cao hào sâu, bốn bề có tháp canh. Bên trong thành có giếng nước, chỗ ăn ở cho quân sĩ, có chỗ cho quân sĩ tập luyện võ nghệ và kho lương thực.

Quân Tàu tái xâm lược, Trưng Vương hy sinh: Năm Tân sửu (41-SCN) vua Tàu là Quang Vũ sai Phục ba tướng quân là Mã Viện(b) và Lưu Long làm phó tướng, đem đại quân sang đánh nước ta. Trận đánh lớn ở Lãng Bạc cả vạn người Việt bị tử thương. Hai Bà lui quân về thành Dền cố thủ một thời gian. Quân Tàu tấn công thành, đều bị đánh bật ra, Mã Viện sai đắp một thành khác, cách thành Dền 3 dặm, tên là thành Vượn (nay thuộc xã Tam Đồng, huyện Yên Lãng), để cắt đường tiếp tế và mở các cuộc tấn công liên tục. Quân ít, thế yếu không thể giữ lâu dài; Hai Bà phải bỏ thành Dền, vừa đánh vừa rút về Cẩm Khê (Vĩnh Yên). Một trận ác liệt nữa quân ta bị nhiều


người hy sinh. Quân Tàu quá đông, khó cầm cự lâu dài.

Trưng Vương cho quân lui dần đến làng Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, đến sông Hát Giang, hai bà gieo mình xuống sông tuẫn tiết vào ngày 6 tháng 2 năm Quí Mẹo(c) (Năm 43 SCN), dân chúng lập đền thờ hai vị Nữ anh hùng ở đấy.

Sau này nhiều sử gia cảm phục hai Bà Trưng là hồng nhan liễu yếu, đã phất cờ khởi nghĩa giành lại độc lập cho nước nhà.

- Sử gia Lê Văn Hưu viết: “Trưng trắc và Trưng Nhị là đàn bà phất cờ khởi nghĩa, đánh lấy 65 thành trì, lập quốc xưng vương dễ dàng. Thế mà từ cuối đời nhà Triệu đến nhà Ngô, hơn một nghìn năm, người mình cứ cúi đầu bó tay làm tôi cho người Tàu. Thật thẹn thùng, không bằng chị em Trưng Nữ Vương là liễu yếu hồng nhan”.

- Đại Nam Quốc sử diễn ca viết:

“Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định giang sơn thái bình
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Báo thù gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là bá vương”.

Đền thờ hai Bà ở xã Ngọc Lâm, Bắc Giang có hai câu đối:
“Đông hải chung anh, thiên vị Trưng triều sinh nữ tướng.
Bắc nhung chi phách, nhân ư ngọc chử ngưỡng thần uy.”
(Biển Đông hun đúc, sản sinh nữ tướng dựng triều đại Trưng Vương.
Giặc Nhung phương Bắc tan hồn, người bến ngọc nhớ thần uy.)

*- Thiết nghĩ: Hai Bà Trưng vào thời xưa, đàn bà còn gọi là “liễu yếu đào thơ”, thế mà phất cờ khỏi nghĩa, đánh đuổi quân quan nhà Hán tan tác, giành lại độc lập cho nước nhà. Người đàn bà tiếng tăm vang dội như Lã Hậu (Hán Cao Hậu: 195-180 TCN) của Tàu cũng chỉ biết tiếm quyền, lũng đoạn triều chính mà thôi. Thế nên, Trưng Trắc-Trưng Nhị là hai người phụ nữ vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nhân loại vậy.

Cảm niệm: Trưng Vương
Anh thư tài sắc ở Mê Linh
Tin tức phu quân, bị bỏ mình
Đau đớn thiệp tang, trời đất chứng
Căm hờn quốc nhục, quỷ thần kinh!
Trống đồng dồn dập, truyền trừ giặc
(d)
Trưng Nữ lẹ làng, nguyện khởi binh
Xông xáo vây thành, công hãm trận
Ngoại xâm tan tác, nước thanh bình

Ngoại xâm tan tác, nước thanh bình
Lo lắng quân lương, ngừa chiến chinh
Mã Viện mưu mô, tâm quỷ quyệt
(e)
Cấm Khê ràn rụa, máu trung trinh
Đầu hàng giặc Bắc, luôn luôn nhục
Tử tiết Hát Giang, mãi mãi vinh
(f)
Mùng sáu tháng hai, ngày thống thiết!
Trời cao lồng lộng, nỡ làm thinh?!
_____________
(a)-
Nguyên văn: “Hựu Giao Chỉ tử nữ Trưng Trắc, cập nữ muội Trưng Nhị, phản công đầu kỳ quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giai ứng chi, khẩu lược Lũng Ngoại lục thập dư thành.”
(b)- Tương truyền Mã Viện xâm chiếm nước ta xong, lại âm mưu quỷ quyệt, trồng trụ đồng ở Lĩnh Nam (trên đất của ta) để làm cương giới nhà Hán. Khắc chữ vào trụ rằng: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Trụ đồng gãy, Giao Chỉ mất).
(c)- Có sách nói rằng bà Trưng Nhị bị tử thương trên sông Nguyệt Đức, lúc ấy đang có mưa to gió lớn, sóng đang dâng lên cuồn cuộn. Quân ta thừa thế xông vào trận địa, cướp lấy thi thể vị chủ tướng, rồi vượt sóng đưa về an táng trên núi Hy Sơn thuộc đất Phong Châu ngày nay. Tại Phong Châu, nơi thành Dền cũ, có đền thờ của bà Trưng Nhị.
(d)- Trống đồng: Nhạc khí đúc bằng đồng, có khắc hoa văn trên mặt. Được đánh bằng thanh gỗ thường có buộc tua ngũ sắc. Trống dùng trong các ngày hội hè. Khi xưa dùng để báo hiệu cho binh sĩ nơi chiến trận.
(e)-
Tục truyền quân của Trưng Vương, nhiều nữ tướng và nữ binh, Mã Viện quỷ quyệt cho lính Tàu cởi truồng ra trận, đàn bà con gái e thẹn ngó mặt đi nơi khác, nhờ vậy giặc thừa cơ thủ thắng.
(f)-
Hát Giang: Sông Hát bên làng Hát Môn, huyện Phúc Lộc (nay thuộc tỉnh Sơn Tây), chỗ sông Đáy tiếp với sông Hồng (theo Việt Nam sử lược chú thích). Hiện nay có đền thờ hai Bà Trưng ở bờ sông Hát, huyện Phúc Lộc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.