Hôm nay,  

Viết Tặng DVD Hồn Việt Của VN Film Club: Những Bài Ca Và Những Lá Cờ

29/12/201200:00:00(Xem: 9078)
Giao Chỉ, San Jose
Những bài ca trở thành quốc ca.

Loài người biết nói trước khi biết ca hát. Sau những bài ca, lịch sử lập quốc mới hình thành rồi một bài ca mới trở thành quốc ca. Mỗi bài quốc ca là linh hồn của một dân tộc. Quốc ca là hồn nước. Quốc ca của Việt Nam là Hồn Việt. Như vậy Hồn Việt ngày nay là bài ca nào. Phải chăng là Tiếng Quân Ca của Văn Cao khởi đầu từ khúc quân hành được lựa chọn bởi đảng cộng sản Việt Nam và vẫn còn lưu dụng đến nay.

Hay là bài Tiếng Gọi Công Dân của Lưu Hữu Phước đã được phe quốc gia và Việt Nam Cộng Hòa lựa chọn. Cho đến năm 75 đứt phim và người Việt tỵ nạn cộng sản vẫn còn tôn thờ Tiếng gọi công dân và dùng trong các nghi lễ cộng đồng.

Đầu đuôi câu chuyện ra sao. Người Việt từ trong và ngoài nước cần phải tỏ rõ ngọn ngành. Đó cũng là câu chuyện lịch sử dành cho thế hệ mai sau.

Những lá cờ trở thành quốc kỳ.

Khi một quốc gia hình thành, trước khi có quốc ca đất nước lại thường có biểu tượng. Đó là những lá cờ được chọn là quốc kỳ.

Nhiều quốc gia lập quốc cả nghìn năm rồi mới có quốc kỳ. Lâu đời nhất là Nhật bản, cờ của Nhật Hoàng có từ năm 794. Rồi Đức quốc tuyên dương quốc kỳ năm 1568. Anh quốc có quốc kỳ năm 1745 tiếp theo với bài ca God Save The Queen. Quen thuộc hơn cả là cờ Pháp ra đời năm 1792 với bài La marseillaise (1795). Riêng Hoa Kỳ lại có quốc kỳ sớm hơn Pháp. Lá cờ Mỹ biểu tượng cuộc cách mạng dành độc lập năm 1776 chống Anh Quốc thì năm sau 1777 được mang danh quốc kỳ. Rồi mãi đến năm 1931 tức là 154 năm sau mới có bài thơ phổ nhạc The Star-Spangled Banner được chọn làm quốc ca.

Riêng câu chuyện quốc kỳ của Nga thực là điều cần biết. Cờ của hoàng gia có từ 1699 nhưng 218 năm sau đã bị thay thế bởi cộng sản cờ đỏ búa liềm vào năm 1917.

Lãnh tụ Lenin nổi dậy với cuộc cách mạng tháng 10-1917 dùng mầu đỏ tượng trưng cho cuộc đấu tranh trên toàn thế giới. Việt Nam cộng sản nổi dậy trong cách mạng tháng 8 cũng theo 1 đường cờ đỏ sao vàng. Đến khi Sô Viết xụp đổ 1991 thì nước Nga trở lại cờ ba mầu.
co_vang_bai_giao_chi
Tác phẩm dựng cờ Thành Nội Huế 1968. (Ảnh Ng. Ngọc Hạnh.Tranh sơn dầu 8x16 f ViệtMuseum)
Ngày xưa phe cộng sản Việt Nam khi còn thần tượng Mạc tư khoa đã có thi sĩ làm thơ ca ngợi.

Em Việt Nam tháng 8, chị Liên sô tháng 10. Cả nước hướng về mầu cờ đỏ của thiên đường Sô viết. Sau này khi Hồng quân Trung Hoa chiến thắng Quốc dân Đảng tại lục địa thì mầu đỏ thần tượng lại dọn qua Tầu.

Đông phương hồng, mặt trời đông, Trung Hoa có ông Mao Trạch Đông. Nhưng dù Tàu hay Nga, cờ cộng sản ở đâu cũng toàn mầu đỏ.

Quốc kỳ của phe quốc gia Việt Nam đã lấy màu vàng làm biểu tượng ngay từ cuối triều Nguyễn. Từ mầu vàng thuần túy cho đến các vạch đỏ thay đổi, lá cờ vàng đã có lý lịch liên tục trong lịch sử. Cho đến ngày nay cùng với quốc ca, lá cờ vàng của Việt Nam Cộng hòa trở thành biểu tượng của cộng đồng hải ngoại.

Đầu đuôi câu chuyện ra sao. Người Việt từ trong và ngoài nước cần phải tỏ rõ ngọn ngành. Vì đó là câu chuyện lịch sử dành cho thế hệ mai sau.

Lịch sử các lá cờ.

Sử ghi lại khi phái đoàn sứ thần Việt Nam do cụ Phan Thanh Giản đi Pháp để thương thuyết về việc đòi lại các tỉnh miền Nam. Đó là thời Vua Tự Đức năm 1863. Phái đoàn Việt Nam đã lấy vải vàng treo trên cột cờ tàu Labrador để làm quốc hiệu. Tiếp theo liịch sử quốc kỳ Việt Nam có nhiều thay đổi.

Đại Nam quốc sử viết về bà Triệu có ghi rằng: Đầu voi phất ngọn cờ vàng. Khi Lê Lợi khởi nghĩa cũng có bài ca sau này viết rằng: Nước non Lam Sơn, khắp nơi cờ vàng. Tiếp theo cờ vàng 3 gạch đỏ bắt đầu xuất hiện cùng với vua Bảo Đại trở về trong chức vụ quốc trưởng. Trong các binh đoàn Liên hiệp Pháp, trên vai người lính quốc gia có đeo một dấu hiệu cờ vàng 3 sọc đỏ.

Cuộc chiến gữa 2 mầu cờ ngày càng rõ nét cho đến khi Geneve chia đôi đất nước. Hai bờ sông Bến Hải là 2 mầu cờ tượng trưng cho quốc gia và cộng sản. Lịch sử cờ vàng qua bài Tiếng gọi công dân đã gắn liền với nền Cộng Hòa miền Nam suốt 21 năm dài.

Cả 2 bên quốc hội Nam Bắc đều có đưa vấn đề đổi bài quốc ca nhưng sau cùng biểu quyết vẫn giữ nguyên.

Tác giả của 2 bài quốc ca dành cho 2 miền Nam Bắc đều ở trong hoàn cảnh cay đắng vì không được nhắc nhở đến. Lưu Hữu Phước. Người thanh niên quốc gia miền Nam, sau ra Bắc theo cộng sản. Văn Cao là thanh niên miền Bắc theo cộng sản nhưng sau bị lên án phản động.

Và mỗi bên đều có biết bao nhiêu chiến binh đã hy sinh cho những bài ca và những lá cờ. Dù là thù nghịch, những câu chuyện lịch sử vẫn cần được ghi lại.

Chiến dịch cờ vàng.

Ngày nay lá cờ vàng của miền Nam sau 1975 không còn giá trị công pháp quốc tế. Nhưng tại sao, suốt 30 năm qua chiến dịch cờ vàng đã thành công vang dội khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Không hề có một tổ chức trung ương phát động. Không hề có một hệ thống phối hợp và liên lạc. Mạnh ai nấy làm. Từng tiểu bang, từng thành phố, từng địa phương.

Lần lượt các cộng đồng, các đoàn thể và cá nhân đứng lên tranh đấu. Nơi thì xin treo cờ và yêu cầu ban hành quyết nghị. Nơi thì yêu cầu thay cờ đỏ bằng cờ vàng. Nơi thì cắm cờ trên núi cao. Nơi thì đem ra tiến tuyến. Có người thi đấu với dấu hiệu cờ vàng. Có đoàn thể rước lá cờ vàng vĩ đại. Có nơi tổ chức diễn hành cờ vàng. Thả bóng lên trời với cờ vàng. Kéo cờ bằng phi cơ bay lượn. Suốt 35 năm qua đã có 29 tiểu bang, 94 thành phố và quận hạt công nhận cờ vàng. Đó là chỉ riêng tại Hoa kỳ. Trên thực tế chiến dịch cờ vàng còn mở rộng trên khắp thế giới và rất mạnh tại Úc Châu, Canada và Âu Châu.

Lẽ dỉ nhiên dù không còn là cờ của một quốc gia, nhưng ở xứ tự do, không ai cấm chúng ta có lá cờ biểu tượng. Trong trái tim của mỗi người cờ vàng vẫn là quốc kỳ.

Truyền thông Việt ngữ qua báo giấy, điện báo, Radio và TV đã loan tin tức. Người tỵ nạn Việt Nam qua nhiều thế hệ đã chỉ dẫn cho nhau để hoàn thành hết sức tốt đẹp chiến dịch cờ vàng. Một vị đại tá cao niên, ông Phạm Bá Hoa trải qua hơn thập niên trong tù, ngay khi đến với thế giới tự do đã ngồi ghi chép lại nhật ký của chiến dịch từ năm 1986 đến năm 2012.

Khởi đầu là lá cờ vàng được treo trên cột cờ cao 70 bộ tại San Jose trên đất công cho đến gần đây nhất là bản tổng kết ghi tin tức ngày 14 tháng 7-2012.

Ngay vào cuối thập niên 80, viên chức thành phố San Jose đã quan tâm đến vấn đề pháp lý. Làm sao mà lá cờ của một quốc gia không còn tồn tại lại có thể được bay chính thức trên kỳ đài công viên thành phố. Tham khảo trực tiếp với bộ ngoại giao Hoa Kỳ được trả lời bằng một đoạn văn chính thức ngày 22-9-1986 như sau:

Cờ của VNCH và quốc kỳ Mỹ được phép thiết dựng tại kỳ đài, nếu mang ý nghĩa để tưởng niệm cho các chiến sĩ đã hy sinh cho cuộc chiến đấu vì tự do. (Trích từ nhật ký kỳ đài San Jose). Như vậy là những lý luận về công pháp quốc tế, về chủ quyến, về luật pháp đều không có chỗ đứng khi mà tình cảm được tôn trọng giữa con người từng địa phương. Có thể là ở một thương xá, một khuôn viên đại học, một thị xã, một đô thị, môt quận hạt và ngay cả một cao ốc của tiểu bang. Tất cả những câu chuyện như thế cần phải được ghi lại cho người Việt trong và ngoài nước và cho thế hệ mai sau.

Câu hỏi được đặt ra. Ai là người sẽ làm việc này.

VN Film Club và DVD Hồn Việt.

Tháng 11 năm 2012 chúng ta có câu trả lời. DVD tên là Hồn Việt, quốc kỳ và quốc ca Việt Nam Cộng Hòa sẽ ra mắt tại Minesota vào ngày 17/11/2012 và dự trù đến San Jose ngày 8 tháng 12-2012.

Đoạn phim giới thiệu của Film Club được gọi là Trailer Hồn Việt chuyển tải trên mạng lưới toàn cầu đã làm xôn xao dư luận. Giáo sư Nguyễn ngọc Bích, nhà ngoại giao của Club đã đến San Jose tuần qua để vận động báo chí yểm trợ. Xem qua Trailer, ai cũng xúc động. Đã là công dân, dù ở đất nước nào, dù thuộc dân tộc nào, dù thuộc phe phái nào, trong tim mỗi người đều có một bài ca và một lá cờ. Hồn ai nấy giữ. Chẳng cần tranh luận. Ta hãy giữ lấy hồn mình. Hãy giữ mãi lá cờ và bài ca của ta. Hãy rung động theo làn gió thổi cờ bay. Hãy rung động theo nhịp hùng ca. Hãy nhớ đến người sống và người chết cùng chung một lá cờ. Những người ngã xuống vì cờ vàng trong chiến tranh. Những người đứng lên vì đã được tàu vớt trên biển Đông. Những con tàu đi cứu người mang theo lá cờ vàng.

Đĩa DVD tài liệu với nhiều công phu sưu tầm, ráp nối, âm thanh ánh sáng xuất sắc đã đáp ứng được nhu cầu ghi lại lịch sử bài ca và lá cờ của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Một tác phẩm dành cho người Việt ở 2 bên bờ Thái bình Dương ngày nay và cho thế hệ tương lai.

Ngày trở về của lịch sử.

Vẫn luôn luôn có lập luận rằng VNCH, những lá cờ và những bài ca là hình ảnh của quá khứ. Quả thực không có điều gì phải tranh cãi với lập luận đó. Hãy nghe tiếp chuyện luân hồi.

Hơn sáu mươi năm qua, 2 nữ sinh viên Nam kỳ là các cô Nguyễn thị Thiều và cô Phan thị Bình từ Saigon ra Hà Nội theo học Y khoa. Cô Bình tức là phu nhân bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn đã cùng cô bạn đứng lên hát bài Tiếng gọi sinh viên tại nhà hát lớn Hà Nội. Ban nhạc hòa tấu của Marine Pháp cất lên nhịp điệu hùng tráng. Quan khách Pháp Việt chợt cùng đứng lên, dù bài ca chưa phải là quốc ca. Mọi người đều nổi gai ốc. Bà Hoàn năm nay 87 tuổi cư ngụ tại Palo Alto tả lại như thế.

Năm 2010 tại CPA San Jose, bà Nguyễn Tôn Hoàn ra sân khấu trước 2500 khán giả, cùng các em nhỏ thế hệ thứ ba và đồng bào hát bài Tiếng gọi công dân. Bài ca không còn là bài quốc ca chính thức. Nhưng ai nấy đều rơi lệ. Ngày nay hình ảnh chiếu trên DVD Hồn Việt, ban nhạc của Vương triều Ukraine cử hành bản Tiếng gọi công dân của Việt Nam Cộng Hòa. Tưởng chừng như thính giả cũng nổi gai ốc. Anh Chu Lynh là người của Film Club đã cùng với nhạc sĩ Lê văn Khoa qua Ukraine để quay phim hình ảnh ban đại hòa tấu trình diễn “Tiếng gọi công dân”.

Xứ Ukraine đầy huyền thoại cũng đã từng có một lá cờ nguyên thủy 2 mầu vàng và xanh dương phô diễn vẻ thanh bình. Năm 1917 mầu cờ lịch sử đã thu lại một góc trên màu cờ toàn đỏ để trở thành nước chư hầu của liên bang Sô Viết.

Cho đến năm 1991 thiên đường cộng sản sụp đổ. Cờ đỏ búa liềm hạ xuống ở điện Cẩm Linh. Lá cờ nước Nga ngày xưa 3 mầu được kéo lên. Tại Ukraine cờ đỏ cũng đã rũ bỏ và lá cờ nguyên thủy của đất nước này cũng được bay lại trên trời thủ đô xứ Kiev.

Lịch sử trở lại của lá cờ vàng Ukraine đã phải chờ đợi 74 năm dài. Trong suốt 74 năm đó hàng triệu người trên thế giới đã hy sinh vì lý tưởng cờ đỏ dành thế giới đại đồng. Nhưng sau cùng, với lá cờ đỏ oan nghiệt này đã có cả trăm triệu người bị giết chết. Những nhà lãnh đạo độc tài nhất của thế giới cờ đỏ, thủ phạm trực tiếp của các nạn nhân cộng sản tàn khốc và sắt máu như Stalin, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh khi chết đi xác ướp vẫn được cho vào hòm kính, đặt giữa công trường vĩ đại để dân chúng chiêm ngưỡng như các đại anh hùng dân tộc.

Những hình ảnh và câu chuyện nghịch lý cay đắng đó rất cần được ghi lại cho chúng ta và thế hệ mai sau.

DVD Hồn Việt của Film Club chính là bước đầu của con đường dài về phim tài liệu do người Việt hải ngoại thực hiện.

Niềm ước mơ những lá cờ đỏ sau cùng sẽ phải kéo xuống tại Trung Hoa, CuBa, Bắc Hàn và Việt Nam là những ước mơ đã có tiền lệ lịch sử. Nga sô và các nước trong Liên bang sô viết đã đưa những lá cờ xưa cũ của lịch sử dân tộc thay cho cờ đỏ sau 74 năm nhuộm đỏ cả giang sơn.

Đó là niềm mơ ước cho sự trở lại của những bài ca và những lá cờ dân tộc.

Và bây giờ mỗi gia đình Việt lưu vong nên giữ lại một DVD đầy kỷ niệm lịch sử.

Ngõ hầu ta biết rõ đầu đuôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.