Hôm nay,  

Sử Việt: Trưng Vương: Trưng Trắc, Trưng Nhị

01/01/201300:00:00(Xem: 14249)
(Lời tâm tình: “Sử Việt” chỉ khái quát các Nhân vật lịch sử, không đi sâu từng chi tiết của Nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung của đề tài đã biên soạn. Xin độc giả đừng xem đấy là chính sử, vì “Thiết nghĩ” chỉ là ý kiến riêng rẽ của tác giả. “Sử Việt” đăng vào ngày thứ Ba (Tuesday) mỗi tuần - NLY).

TRƯNG VƯƠNG: TRƯNG TRẮC, TRƯNG NHỊ
(14 - 43 SCN)

Tương truyền Hai Bà Trưng là chị em sinh đôi, sinh ngày mồng một tháng tám năm Giáp tuất (năm 14 SCN), quê vùng Ba Vì. Ngọc phả còn ghi ở các làng Hạ Lôi và Hát Môn. Cha là Lạc tướng ở huyện Mê Linh, mất sớm. Mẹ là Trần Thị Đoan (tục danh Man Thiện) chăm sóc, dạy cả văn lẫn võ, nên hai chị em Bà, đều giỏi võ nghệ và có chí lớn.

Trưng Trắc: là con của Lạc tướng ở huyện Mê Linh (tỉnh Phúc Yên), kết hôn với Thi Sách là con của Lạc tướng ở huyện Chu Diên (tỉnh Vĩnh Phúc). Sau khi nhà Triệu bị thất bại, Giao Chỉ do Tàu đô hộ. Mỗi quận đứng đầu là một quan Thái thú, tuy nhiên các Lạc hầu, Lạc tướng của nước ta vẫn còn tại vị.

Thái thú Tích Quan và Nhâm Diên cai trị khôn ngoan, luôn dùng thủ đoạn vuốt ve khôn khéo, nên dân chúng có lầm than, nhưng không quá bức xúc, sự chống lại chính quyền không mấy mạnh mẽ. Tô Định làm Thái Thú ở Giao Châu, tính tình tham lam, hung hãn, Thi Sách (xem TS) thấy vậy lo lắng dân chúng bị hại, ông viết thư gửi Tô Định, lời lẽ can gián trung trực.

Tô Định không lắng nghe điều phải, mà bất kỳ đem quân bắt Thi Sách giết đi vào năm 39 (SCN). Khi Trưng Trắc nhận được thiệp tang, lòng đau đớn, nhưng người tài trí như bà không để tang chồng vào lúc đó, mà bà cho đánh trống đồng dồn dập, dựng cờ khởi nghĩa để trả thù nhà nợ nước. Theo “Thiên Nam Ngữ Lục” bà xin phát thệ 4 điều:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp dư họ Hồng
Ba xin báo oán cho chồng
Bốn xin được vẹn sớ công lệnh này”

Thề xong, Bà cùng em gái là Trưng Nhị, hiệu triệu thiên hạ, phất cờ khởi nghĩa, được toàn dân hưởng ứng. Tương truyền hai bà cỡi voi, mặc áo dài hai tà áo giáp vàng, che lọng vàng, nai nịt hẳn hoi. Khi xung trận, quân Hán tiến thối có trật tự, vũ khí sắc bén; quân của hai bà chưa được huấn luyện kỹ càng, chưa kinh nghiệm chiến trận và vũ khí thô sơ. Tuy nhiên, với lòng căm thù ngoại xâm cùng cực, nên quân ta hăng hái đánh quân Hán tan tác. Sử Hậu Hán Thư của Tàu, Phạm Việp viết: “Ở quận Giao Chỉ có người đàn bà tên Trưng Trắc, cùng em gái là Trưng Nhị, khởi binh đánh lấy quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, dân chúng đều hưởng ứng, chiếm trên 60 thành vùng Lũng Ngoại.”(a)

Năm Canh tý (năm 40), Tô Định bị thua chạy về Tàu. Ngày 6 tháng giêng Tân sửu (năm 41), Bà lên làm vua hiệu Trưng Vương, quốc hiệu Hùng Lạc, đóng đô ở Mê Linh, thuộc tỉnh Phúc Yên. Đến lúc ấy bà Trưng Trắc mới làm lễ để tang cho chồng, lý do như bà đã nói lúc xuất quân “Mang tang chế trong lúc cầm quân có thể làm giảm nhuệ khí của binh sĩ.”

Trưng Nhị: là một nữ tướng thao lược, đã cùng chị là Trưng Trắc khởi nghĩa và lập nên nhiều chiến công hiển hách. Bà luôn xông xáo trận mạc cùng chị, chỉ huy tướng sĩ tiêu diệt thành Luy Lâu và nhiều huyện, thành khác. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, bà Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, bà Trưng Nhị cũng được phong vương, đóng quân ở thành Dền. Thành Dền do bà Trưng Nhị chỉ huy xây cất, ở trang Cự Triền, cách sông Nguyệt Đức khoảng 5 dặm, cách thành Mê Linh khoảng 9 dặm, ngày nay vẫn còn dấu vết.

Thành hình bán nguyệt, có tường cao hào sâu, bốn bề có tháp canh. Bên trong thành có giếng nước, chỗ ăn ở cho quân sĩ, có chỗ cho quân sĩ tập luyện võ nghệ và kho lương thực.

Quân Tàu tái xâm lược, Trưng Vương hy sinh: Năm Tân sửu (41-SCN) vua Tàu là Quang Vũ sai Phục ba tướng quân là Mã Viện(b) và Lưu Long làm phó tướng, đem đại quân sang đánh nước ta. Trận đánh lớn ở Lãng Bạc cả vạn người Việt bị tử thương. Hai Bà lui quân về thành Dền cố thủ một thời gian. Quân Tàu tấn công thành, đều bị đánh bật ra, Mã Viện sai đắp một thành khác, cách thành Dền 3 dặm, tên là thành Vượn (nay thuộc xã Tam Đồng, huyện Yên Lãng), để cắt đường tiếp tế và mở các cuộc tấn công liên tục. Quân ít, thế yếu không thể giữ lâu dài; Hai Bà phải bỏ thành Dền, vừa đánh vừa rút về Cẩm Khê (Vĩnh Yên). Một trận ác liệt nữa quân ta bị nhiều


người hy sinh. Quân Tàu quá đông, khó cầm cự lâu dài.

Trưng Vương cho quân lui dần đến làng Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, đến sông Hát Giang, hai bà gieo mình xuống sông tuẫn tiết vào ngày 6 tháng 2 năm Quí Mẹo(c) (Năm 43 SCN), dân chúng lập đền thờ hai vị Nữ anh hùng ở đấy.

Sau này nhiều sử gia cảm phục hai Bà Trưng là hồng nhan liễu yếu, đã phất cờ khởi nghĩa giành lại độc lập cho nước nhà.

- Sử gia Lê Văn Hưu viết: “Trưng trắc và Trưng Nhị là đàn bà phất cờ khởi nghĩa, đánh lấy 65 thành trì, lập quốc xưng vương dễ dàng. Thế mà từ cuối đời nhà Triệu đến nhà Ngô, hơn một nghìn năm, người mình cứ cúi đầu bó tay làm tôi cho người Tàu. Thật thẹn thùng, không bằng chị em Trưng Nữ Vương là liễu yếu hồng nhan”.

- Đại Nam Quốc sử diễn ca viết:

“Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định giang sơn thái bình
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Báo thù gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là bá vương”.

Đền thờ hai Bà ở xã Ngọc Lâm, Bắc Giang có hai câu đối:
“Đông hải chung anh, thiên vị Trưng triều sinh nữ tướng.
Bắc nhung chi phách, nhân ư ngọc chử ngưỡng thần uy.”
(Biển Đông hun đúc, sản sinh nữ tướng dựng triều đại Trưng Vương.
Giặc Nhung phương Bắc tan hồn, người bến ngọc nhớ thần uy.)

*- Thiết nghĩ: Hai Bà Trưng vào thời xưa, đàn bà còn gọi là “liễu yếu đào thơ”, thế mà phất cờ khỏi nghĩa, đánh đuổi quân quan nhà Hán tan tác, giành lại độc lập cho nước nhà. Người đàn bà tiếng tăm vang dội như Lã Hậu (Hán Cao Hậu: 195-180 TCN) của Tàu cũng chỉ biết tiếm quyền, lũng đoạn triều chính mà thôi. Thế nên, Trưng Trắc-Trưng Nhị là hai người phụ nữ vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nhân loại vậy.

Cảm niệm: Trưng Vương
Anh thư tài sắc ở Mê Linh
Tin tức phu quân, bị bỏ mình
Đau đớn thiệp tang, trời đất chứng
Căm hờn quốc nhục, quỷ thần kinh!
Trống đồng dồn dập, truyền trừ giặc
(d)
Trưng Nữ lẹ làng, nguyện khởi binh
Xông xáo vây thành, công hãm trận
Ngoại xâm tan tác, nước thanh bình

Ngoại xâm tan tác, nước thanh bình
Lo lắng quân lương, ngừa chiến chinh
Mã Viện mưu mô, tâm quỷ quyệt
(e)
Cấm Khê ràn rụa, máu trung trinh
Đầu hàng giặc Bắc, luôn luôn nhục
Tử tiết Hát Giang, mãi mãi vinh
(f)
Mùng sáu tháng hai, ngày thống thiết!
Trời cao lồng lộng, nỡ làm thinh?!
_____________
(a)-
Nguyên văn: “Hựu Giao Chỉ tử nữ Trưng Trắc, cập nữ muội Trưng Nhị, phản công đầu kỳ quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giai ứng chi, khẩu lược Lũng Ngoại lục thập dư thành.”
(b)- Tương truyền Mã Viện xâm chiếm nước ta xong, lại âm mưu quỷ quyệt, trồng trụ đồng ở Lĩnh Nam (trên đất của ta) để làm cương giới nhà Hán. Khắc chữ vào trụ rằng: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Trụ đồng gãy, Giao Chỉ mất).
(c)- Có sách nói rằng bà Trưng Nhị bị tử thương trên sông Nguyệt Đức, lúc ấy đang có mưa to gió lớn, sóng đang dâng lên cuồn cuộn. Quân ta thừa thế xông vào trận địa, cướp lấy thi thể vị chủ tướng, rồi vượt sóng đưa về an táng trên núi Hy Sơn thuộc đất Phong Châu ngày nay. Tại Phong Châu, nơi thành Dền cũ, có đền thờ của bà Trưng Nhị.
(d)- Trống đồng: Nhạc khí đúc bằng đồng, có khắc hoa văn trên mặt. Được đánh bằng thanh gỗ thường có buộc tua ngũ sắc. Trống dùng trong các ngày hội hè. Khi xưa dùng để báo hiệu cho binh sĩ nơi chiến trận.
(e)-
Tục truyền quân của Trưng Vương, nhiều nữ tướng và nữ binh, Mã Viện quỷ quyệt cho lính Tàu cởi truồng ra trận, đàn bà con gái e thẹn ngó mặt đi nơi khác, nhờ vậy giặc thừa cơ thủ thắng.
(f)-
Hát Giang: Sông Hát bên làng Hát Môn, huyện Phúc Lộc (nay thuộc tỉnh Sơn Tây), chỗ sông Đáy tiếp với sông Hồng (theo Việt Nam sử lược chú thích). Hiện nay có đền thờ hai Bà Trưng ở bờ sông Hát, huyện Phúc Lộc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.