- Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond
- Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond
- Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác the Chau Trial
- Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác the Chau Trial Của Tác Giả Elizabeth Pond / Hậu Quả
- Biên Bản Ghi Lời Khai Của Dân Biểu Châu
- Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xiix)
- Đọc Sách vụ Án Trần Ngọc Châu.
- Đọc Sách vụ Án Trần Ngọc Châu: Người Hùng John Paul Vann
- Phần 1
- Phần 2
- Phần 3
- Phần 4
- Phần 5
- Phần 6
- Phần 7
- Phần 8
- Phần 9
- Phần 10
- Phần 11
- Phần 12
- Phần 13
- Phần 14
- Phần 17
- Phần 19
- Phần 20
- Phần 21
- Phần 22
- Phần 23
- Phần 24
- Phần 25
- Phần 26
- Phần 27
- Phần 28
- Phần 29
- Phần 30
- Phần 31
- Đọc Sách Vụ Án Trần Ngọc Châu: Cia Và Sự Thất Bại Chính Trị Của Mỹ Ở Việt Nam
Đọc Sách "Vụ Án Trần Ngọc Châu".
...Biểu Tượng Những Thứ Đã Mất ở vn
Năm 1970, TT Nguyễn Văn Thiệu bắt Dân biểu Trần Ngọc Châu (hình bên) bỏ tù, Elizabeth Pond viết "The Chau Trial". Hơn 40 năm sau, cuối 2008, thêm một sách mới của Rufus Phillips vừa nhắc đến trường hợp Trần Ngọc Châu: "Why Vietnam Matters" với tiểu tựa: An eyewithness account of lessons not learne / chứng từ của một nhân chứng về những bài học không được học."
Từ năm 1991, Trần Ngọc Châu cũng đã là nhân vật chính
cho một tác phẩm quan trọng của Zalin Grant: "Facing The Phoenix: CIA and the Political Defeat in Vietnam / Đối diện Phượng Hoàng" Báo New York Times đã giới thiệu sách này như sau: "Phượng Hoàng trong tựa sách là để chỉ Trần Ngọc Châu và sự sống sót phi thường của ông ta như một người lính, một viên chức, một người tù bị phản bội của chính phủ Nam Việt Nam, trong trại tù cải tạo sau chiến thắng của miền Bắc Việt Nam, một thuyền nhân, di dân tới nước Mỹ cũng như vai trò ông ta, người bố đỡ
đầu bất hạnh cho chương trình Phượng Hoàng, một chiến dịch bình định thành công của CIA trong chiến tranh Việt Nam."
Lần đầu tiên, sách
"Vụ Án Trần Ngọc Châu" được ấn hành ở hải ngoại. Ngoài đầy đủ bản dịch "The Chau Trial", phần trích lược sách báo và các tài liệu mật liên quan
tới cuộc chiến Việt nam còn có bài viết đặc biệt của chính ông Trần Ngọc Châu. Sau đây là phần trích từ bài viê1át đặc biệt này.
Bài viết của Trần Ngọc Châu:
"Chiến Tranh Việt Nam và Tôi"
. . .
Giữa
cuối năm 1946, tôi là đại đội trưởng trong một Trung đoàn Việt Minh ở Liên khu 5. Trung đoàn này có danh hiệu là trung đoàn Độc Lập, do Vì Dân
chỉ huy, anh Dân còn trẻ khoảng 25 tuổi; được mô tả như là một thành viên của trung đội vủ trang tuyên truyền trước kia của Tướng Võ nguyên Giáp.
Một đêm chúng tôi tấn công một số vị trí của Pháp trên vùng cao nguyên. Ủy viên chính trị trung đoàn nói với chúng tôi, cuộc tấn công được mở ra là để hổ trợ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đương thương thảo với người Pháp tại Ba Lê. Vào thời kỳ này, Pháp mưu toan cắt
đứt Cao nguyên ra khỏi Việt Nam.
Cuộc tấn công của trung đoàn bị thất bại nặng nề. Trung đoàn trưởng Vì Dân và một số đông đảo chiến sĩ bị giết. Đại đội tôi mất hơn một nửa quân số 140 người. Cả ủy viên chính
trị và đại đội phó của tôi đều bị tử thương. Phải nhiều tuần sau chúng tôi mới phục hồi và tổ chức lại được. Sau trận chiến trên, những người sống sót kể cả tôi, được chỉ định sát nhập vào trung đoàn 79, phụ trách hành quân trên vùng rừng núi Cung Sơn, Cà Lúi mà sau này là vùng giáp ranh giữa hai tỉnh gọi là tỉnh Phú Bổn và Phú Yên.
Một lần nữa chúng
tôi đụng độ địch quân và chúng tôi lại bị đánh bại và tổn that rất nặng. Chúng tôi rút về khu an toàn, để nhiều tuần lễ huấn luyện và kiểm thảo. Sau đó chúng tôi di chuyển về phía Nam, tham gia cùng nhiều đơn vị
thuộc trung đoàn 80 để phục kích đoàn công-voa Pháp quân di chuyển từ thành phố Nha Trang nơi bờ biểnlên Ban Mê Thuột vùng Cao nguyên. Như những trận đánh trước, chúng tôi võ trang rất thô sơ và thiếu đạn dược. Chúng tôi chỉ có súng trường bắn phát một, ba hay bốn khẩu trung liên và
hai khẩu súng cối 60 ly.
SỨC MẠNH TRONG CHIẾN TRANH
Nhưng lần này chúng tôi đã chiến thắng. Quân Pháp bỏ chạy thoát thân, để lại lính chết và bị thương cùng nhiều súng trường, súng máy và đạn dược. Chúng tôi thu dọn chiến trường; không biết ai đó đã làm một cái bảng cắm cạnh xác chết của binh sĩ Pháp, trên đề: "Chúng tôi một quốc gia 25 triệu dân
quyết định chiến đấu, thắng trận và đuổi các anh ra khỏi quốc gia này. Làm sao cái quân đội nhỏ bé 120,000 người của các anh chống lại được chúng tôi" Vì vậy, các anh hãy ra khỏi xứ sở của chúng tôi trước khi quá
muộn."
Hôm sau, khi quân đội Pháp tới lấy xác chết xong và rút lui, chúng tôi trở lại trận địa. Quân Pháp đã sửa bản văn trên tấm bảng, và viết như sau: " Thực sự quân đội của chúng tôi chỉ độ 120,000 người, nhưng được huấn luyện và trang bị tốt hơn để đánh các anh vì 25 triệu người các anh bệnh hoạn, kém ăn, kém huấn luyện và kém trang bị; làm sao
có thể đánh bại chúng tôi" các anh hãy bỏ súng đầu hàng; chúng tôi sẽ đại lượng tha thứ.
Những năm sau, nhiều sự việc xảy ra đã thường khích động tôi nhớ lại hai bảng phát biểu đơn giản và từ những ý nghĩ sâu xa đó. Phát biểu của người Pháp bắt nguồn từ loại luận lý lượng số và cho rằng với ưu thế hiển nhiên về phương tiện và vật chất, chiến thắng chắc về phía họ. Phía bên kia, Việt Minh, nhắm vào uy lực của ý chí giải phóng quốc gia, cho rằng dân tộc Việt Nam đã quyết định chiến đấu cho đến khi thắng lợi. Điều không thể tưởng được, là những phát biểu sống sượng này viết trên chiến địa vào năm 1946, đã tiếp tục phản ánh nền tảng suy tư của hai bên Nam, Bắc và Mỹ, Việt đối chiến suốt gần 25 năm sau.
GIÃ TỪ CHIẾN KHU
Đầư năm 1949, sau khi khỏi được vết trọng thương, tôi được chỉ định đứng đầu phân bộ huyấn luyện của trung đoàn 83, người bạn thân của tôi, anh Hồ Ba. Trưởng Khoa Chính Trị Trung đoàn tỏ ý kết nạp tôi vào đảng Cộng sản. Lúc đó, tôi chỉ biết hai thành viên cộng sản là Hồ Ba và anh Nguyễn Đường, ủy viên chính trị của trung đoàn. Cả hai hoàn toàn tận tụy với cách mạng. Sự hiến dâng, đời sống thanh đạm, lòng dũng cảm của họ vượt ra ngoài sức tưởng tượng của tôi. Họ dứt khoát quyết tâm phục vụ đảng hết lòng đến nỗi chối từ không gặp mặt ý trung nhân cho tới hết cuộc chiến. Về phần tôi, tôi biết tôi có thể tiếp tục là một chiến sĩ giỏi, vào sinh ra tử tại trận tiền như suốùt 5 năm qua.Tôi biết tôi không bao giờ có thể hoàn toàn hy sinh cho đảng như Ba và anh Đường. Tôi cũng tất nghi ngờ khả năng của Việt Minh, làm sao họ đánh bại đuợc lực lượng quân sự của Pháp, và tôi tin cuối cùng sẽ có một thỏa hiệp đạt tới giữa Hồ Chí Minh, Bảo Đại và những phe phái quốc gia khác, để thàmh lập một nước Việt Nam thực sự độc lập không cộng sản.
Tôi quyết định không nói cho họ biết quyết định tôi trong mười ngày. Tôi trả lời thẳng thắn những câu hỏi của họ, nhưng tôi cũng không muốn phản bội bạn bè và gia đình còn ở bên kia, nên tôi đã không cho họ rõ hết những điều tôi biết. Sau khi họ vừa lòng với sự khai trình của tôi, tôi tìm được cách trở về Huế là quê hương tôi và nơi cha tôi là một thẩm phán (Án sát) hồi hưu đang ở.
TÔI TÌM LẠI TÔI
Sau một thời gian suy tư, ngần ngại, tôi tình nguyện nhập học vào khóa đầu tiên của Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Một năm sau tốt nghiệp, tôi được chỉ định ở lại làm huấn luyện viên. Trong thời gian này, tôi và vợ mới cưới cùng vợ chồng trung úy Nguyễn Văn Thiệu (cũng vừa mới thành hôn) cùng chung sống trong một villa ngó mặt xuống hồ Saint Benoit và đã trở thành đôi bạn thân thiết từ ngày ấy cho đến suốt gần 20 năm sau - khi tôi trở thành Dân biểu Tổng thư ký Hạ nghị viện và Trung úy Thiệu là Tổng thống Việt Nam.
Chúng tôi tăng cường thêm số huấn luyện viên Việt Nam ít ỏi trong toàn số huấn luyện viện là sỉ quan Pháp - nhà trường cho mãi đến nhiều khóa sau vẫn còn của Pháp, từ giảng dạy đến dịch vụ đều do sĩ quan Pháp (và số ít Việt) đều thông qua Pháp ngữ.
Vào giữa năm 1952, tôi tình nguyện phục vụ trong các đơn vị tác chiến lưu động, Tiểu đoàn 27 thuộc Binh đoàn lưu động Pháp. Gặp nhiều may mắn, tôi được tưởng thưởng nhiều huy chương cao nhất của quân đội, trước khi đạt được huy chương cao quý nhất trên chiến trường, đệ ngũ đẳng bảo quốc huân chương, và được thăng đại úy, rồi thiếu tá trong vòng một năm.
Sau khi chấm dứt chiến tranh với hiệp định Geneve 1954, tôi là người Việt Nam đầu tiên chỉ huy Liên đoàn Sinh viên sĩ quan ở trường Võ bị quốc gia Đà Latï.
Chiến tranh kết thúc, chúng tôi hân hoan tưởng rằng đã có một quốc gia độc lập thật sự không cộng sản, với nền Cộng hoà Việt Nam vừa được thiết lập. Sự phân chia Việt Nam tạm thời thành Bắc và Nam ở vĩ tuyết 17 có nghĩa là thành phố Huế nơi chôn nhao, cắt rốn của tôi thuộc về miền Nam, do đó tôi cảm thấy an tâm.
Tuy nhiên cảm giác của tôi về người Mỹ, là vừa thích lại vừa buồn. Tôi biết họ đến giúp chúng tôi, nhưng thực khó mà tưởng đựơc sau khi người Pháp vừa mới ra đi, chúng tôi lại đón thêm một lớp người ngoại quốc khác tới.
Kỳ tới: Người Mỹ và quân đội VNCH.