Hôm nay,  

Dân Mỹ Đọc Sách Nhiều Hơn Xem Xi-nê

2/28/202000:00:00(View: 6120)

books


Theo thống kê mới nhất của viện thống kê Gallup thì ngày nay dân Mỹ ra thư viện tìm sách đọc nhiều hơn đi xem xi-nê. Năm 2019, theo báo cáo của viện, cứ hai người đi thư viện thì chỉ có một người đi xem xi-nê. Một tỉ số chênh lệch đáng chú ý!
Có trên 1,000 người lớn được hỏi trong cuộc thăm dò hồi tháng 12 năm 2019 vừa qua. Kết quả, một người ra thư viện trung bình 10.5 lần trong năm, và chỉ đi xem xi-nê 5.3 lần. Ngoài ra, họ cho biết thêm, trung bình một năm một công dân Mỹ đi xem các cuộc tranh tài thể thao 4.7 lần, xem kịch hay sô ca nhạc 3.8 lần, thăm viếng tham quan các công viên quốc gia hay lịch sử 3.7 lần.
Địa điểm ít thu hút nhất là thảo cầm viên, chỉ một lần trung bình mỗi năm, còn đi chơi các tụ điểm giải trí lành mạnh như Disneyland thì hơn một chút xíu, 1.5 lần. Thống kê tiết lộ thành phần thanh thiếu niên (tuổi từ 18 đến 29), phụ nữ và gia đình với thu nhập thấp là những người hay vào thư viện nhất.
Lý do dễ hiểu, thư viện là nơi lưu trữ sách báo, phim ảnh, đĩa nhạc, gần như tất cả đều miễn phí cho công chúng. Thư viện còn có Wi-Fi, có máy vi tính có thể lên Internet, có máy in, để sinh viên học sinh học bài, làm bài, tìm việc, v.v… Nhiều thư viện còn tổ chức những lớp học, cho người lớn cũng như trẻ em, dạy sử dụng máy vi tính, sinh ngữ, thậm chí yoga thiền quán.


library 2


Ngược lại, đi xi-nê bạn phải bỏ ra trung bình 9.16 đô-la một vé (đây là giá trung bình trên toàn quốc). Nếu bạn muốn ngồi ghế da êm ái có thể ngả ra nằm dài xem thì phải trả ít nhất 20 đô-la. Đấy là chưa kể tiền mua bắp rang và nước ngọt, cũng cao lắm, trung bình từ 15 đến 20 đô-la.
Một buổi tối xi-nê tốn chừng 100 đô-la cho một gia đình bốn người! Một số tiền không nhỏ đối với một gia đình thu nhập thấp.
Còn đi xem tranh tài thể thao, bóng đá thì sao? Vé xem bóng chày trung bình là 32.99 đô-la. Nếu bạn là fan của các đội bóng danh tiếng như Chicago Cubs, New York Yankees hay Los Angeles Dodgers… thì bạn phải móc túi trên 100 đô-la trả tiền vào cửa. Vé Super Bowl hôm tháng Hai vừa rồi thì bất thường lắm, chẳng hề có giá cố định, chỉ biết là có người phải trả 9,000 đô-la một vé! Chắc chắn không có vé nào dưới 1,000.
Các buổi trình diễn âm nhạc, đại nhạc kịch, kịch nói… cũng chẳng rẻ chút nào. Vé vào cửa một sô Broadway trung bình là 123.87 đô-la. Hai người đi nghe Joshua Bell đàn cầm tấu khúc số 1 của Paganini tuần rồi tại Segerstrom Concert Hall đi đứt 150 đô-la, ghế ngồi hạng bét.
Toàn thể dân Mỹ hiện nay đang mắc nợ 156 tỉ đô, những món nợ cá nhân, gọi là personal loans, các cựu sinh viên đã hoặc chưa tốt nghiệp thì nợ tổng cộng 1.5 ngàn tỉ đô! (Yes, that’s 1.5 trillion dollars.)
Thảo nào các thư viện lại đông người vào đến thế.

Reader's Comment
3/12/202013:04:18
Guest
Ở đây hơn 30 năm qua bắc Indiana mùa đông rất lạnh nhưng tôi cũng thích đi thư viện, gần nhà 5 phút. Lúc rảnh tôi hay nghỉ 'thôi đi thư viện chơi' nó cũng như là cái nhà thứ hai, tôi vui trong lòng lắm khi đặt chân đến cửa. Nó có 3 tầng và 50 nhân viên. Nó có đủ chuyện cho mình làm, computer, games, tranh ảnh, phim Đại Hàn, Tàu, âm nhạc, đủ loại sách để đọc giải trí hoặc nghiên cứu, họ có phòng để mình có thể hội họp đến cả 100 người, các bạn cũng có thể mượn sách bấc cứ tiểu bang nào, tất cả đều được miển phí. Tôi thích âm nhạc lồng trong phim trẻ con,
nên đôi khi đi sắp hàng với con nít để xem phim, được uống ly nước chanh và bịch bắp rang dòn, nóng hổi Free. Trung bình đi thư viện 2 tuần/1lần, như thế tôi đã đi thư viện gần 1,000 lần. Có dịp tôi bưng vào 1 chậu kiểng, bình bông, đến nay có đủ cây để làm thành 1 vườn nhỏ. Lát đát đó đây cuối góc kệ sách cũng có cây kiểng của tôi. Mùa
hè tôi vào 2,3 lần/1 tuần, có khi chỉ tạt vào 1 lát, đi 1 vòng và đặt ngón trỏ vào chậu đất thăm chừng coi còn ẩm hoặc gặp ai đó để tán gẩu nắng mưa vài phút rồi ra về mà trong lòng vui cả ngày, hạnh phúc tôi chỉ đơn giản như thế. Thỉnh thoảng thấy ai đó, nhất là mấy ông, bà cao niên ngồi bên cạnh cây kiểng hay trong vườn bông, tay cầm quyển sách, im lìm để thưởng thức cảnh bình an như nơi thư giản hay mơ màng nghỉ chuyện gì đó làm tôi vui sướng vì công mình cũng đáng để ai đó có được giây lát êm đềm. Cách đây vài năm họ cắt băng ăn mừng, có 1 tiệc nhỏ, mời cả chục mạnh thường quân đến vì có sự canh tân bên trong, sau 5,6 tháng đóng cửa chánh để làm lại mới, họ có cho 1 ký giả người Mể đến phỏng vấn tôi vài phút để cám ơn tôi vì đã đóng góp vào sự trang hoàng và được viết bằng 2 thứ tiếng trên tạp chí của thư viện.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Không biết vì sao tôi có cái máu thích tư tưởng triết lý từ hồi còn trẻ. Do vậy, tôi rất mê đọc sách triết, sách tư tưởng, và dĩ nhiên sách Phật. Cũng vì cái “nghiệp dĩ” ấy mà khi lần đầu tiên được theo Ôn Từ Quang (tức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phúc Hộ) vào tùng chúng an cư tại Viện Hải Đức, Nha Trang, vào mùa hè năm 1976, tôi thường vào thư viện để kiếm sách đọc.
Câu thơ “Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” của thi hào Nguyễn Du, nhiều người từng nghe qua, nhưng có thể không rõ xuất xứ ở đâu. Đó là hai câu kết trong bài thơ thất ngôn bát cú “Độc Tiểu Thanh Ký” (Đọc Bút Ký Tiểu Thanh), trong “Thanh Hiên Thi Tập”...
Lần đầu tiên xảy ra vào mùa đông sau khi cô tròn mười sáu tuổi. Ngôn ngữ đã châm chích và giam cầm cô như quần áo làm từ hàng ngàn cây kim đột nhiên biến mất. Những từ ngữ vẫn đến được tai, nhưng giờ đây một lớp không khí dày đặc đệm khoảng không giữa ốc tai và não. Bị bao bọc trong im lặng mù sương, những ký ức về chiếc lưỡi và đôi môi đã từng sử dụng phát âm, về bàn tay đã nắm chặt cây bút chì, trở nên xa vời. Cô không còn suy nghĩ bằng ngôn ngữ nữa. Di chuyển, không cần ngôn ngữ và hiểu, không cần ngôn ngữ, như cô đã từng làm trước khi học nói - không, trước khi có được sự sống. Im lặng, hấp thụ dòng chảy thời gian như những quả bóng bông, bao bọc cơ thể cả bên ngoài lẫn bên trong.
Băng hình này thực hiện để cúng dường Tam Bảo. Nội dung dựa trên nhiều bản dịch khác nhau của Thầy Thích Minh Châu, Daw Mya Tin, Weragoda Sarada Thero, và nhiều Thầy trên Sutta Central và Access to Insight.
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người". Han Kang sinh ra tại Gwangju, Nam Hàn, cô chuyển đến Seoul khi mới mười tuổi. Cô học văn học tại Đại học Yonsei. Các tác phẩm của cô đã giành được Giải thưởng Văn học Yi Sang, Giải thưởng Nghệ sĩ trẻ ngày nay và Giải thưởng Tiểu thuyết Văn học Nam Hàn. The Vegetarian (Người Ăn Chay), tiểu thuyết đầu tiên của cô được dịch sang tiếng Anh, Portobello Books xuất bản năm 2015 và giành Giải thưởng Man Booker Quốc tế năm 2016. Cô sống tại Seoul. “Trái Cây Của Vợ Tôi”, Han Kang viết câu chuyện này vào năm 1997, cũng là tiền thân trực tiếp cho cuốn tiểu thuyết The Vegetarian năm 2007 – trong cả hai tác phẩm, một cặp vợ chồng ở độ tuổi đầu ba mươi thấy cuộc sống vốn bình lặng bị xáo trộn khi người vợ biến dạng thân thể.
Nhà văn nữ Han Kang người Nam Hàn đã đoạt giải Nobel Văn học 2024 nhờ “phong cách văn chương không chỉ đậm chất thơ mà còn sâu sắc, ý nghĩa, phản ánh những chấn thương lịch sử và thân phận mong manh của cuộc sống con người.” Ở tuổi 53, bà trở thành nữ nhà văn Nam Hàn đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học, đồng thời là nữ nhà văn thứ 18 trong tổng số 121 nhà văn đoạt giải thưởng danh giá này cho đến nay. Bên cạnh sự nghiệp văn chương, Han Kang còn là một nhạc sĩ và có niềm đam mê với nghệ thuật thị giác (visual art).
Ba cuốn sách: Tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”; Tập truyện “Người Đàn Bà Khác”, và Tạp chí Ngôn Ngữ ấn bản đặc biệt Trịnh Y Thư, đã được ra mắt lần đầu tiên tại Coffee Factory, Westminster, Nam California vào lúc 4 giờ chiều Thứ Bảy, ngày 12 tháng 10 năm 2024, với sự tham dự của nhiều văn nghệ sĩ, các bằng hữu xa gần, các cơ quan truyền thông báo chí, và thân hữu của nhà văn Trịnh Y Thư. Mặc dù một buổi chiều Thứ Bảy với nhiều tổ chức sinh hoạt của các hội đoàn đoàn thể, các nhạc hội vận động tranh cử của các ứng cử viện gốc Việt đã tổ chức cùng một lúc, thế mà số người đến tham dự hơn 150 thân hữu và quan khách đã ngồi chật bên trong quán café, có lẽ vì Trịnh Y Thư là người đã sống và lăn lộn với nền văn học hải ngoại hơn mấy chục năm nay, cũng có lẽ vì Ông là một người bạn chân tình luôn hết lòng với bạn văn nghệ và được mọi người hết mực yêu mến.
Thế kỷ 19 có một sự cộng tác đặc biệt của một số người Minh Hương ở Chợ Lớn và các nhà khắc ván ở vùng Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) để thực hiện khắc ván, in và phát hành sâu rộng những tác phẩm Việt Nam viết bằng chữ Nôm.
Lily, cô gái con người quản gia, thực sự không giây phút nào được nghỉ chân. Cô vừa mới đưa một quý ông vào gian phòng nhỏ phía sau văn phòng ở tầng trệt và giúp ông cởi áo khoác ngoài thì tiếng chuông cửa rè rè lại vang lên và cô lại phải tất tả bước dọc theo hành lang trống trải để đón một vị khách khác vào.
Nhân câu hỏi ông Đặng Minh Phương nêu ra, xin được đóng góp chút ý kiến khiêm nhượng vào chuyện này. Để giúp các bạn trẻ từ trước chưa có hoàn cảnh biết nhiều về mấy câu thơ trên, tôi xin được tóm lược câu chuyện từ đầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.