Hôm nay,  

Dân Mỹ Đọc Sách Nhiều Hơn Xem Xi-nê

2/28/202000:00:00(View: 6123)

books


Theo thống kê mới nhất của viện thống kê Gallup thì ngày nay dân Mỹ ra thư viện tìm sách đọc nhiều hơn đi xem xi-nê. Năm 2019, theo báo cáo của viện, cứ hai người đi thư viện thì chỉ có một người đi xem xi-nê. Một tỉ số chênh lệch đáng chú ý!
Có trên 1,000 người lớn được hỏi trong cuộc thăm dò hồi tháng 12 năm 2019 vừa qua. Kết quả, một người ra thư viện trung bình 10.5 lần trong năm, và chỉ đi xem xi-nê 5.3 lần. Ngoài ra, họ cho biết thêm, trung bình một năm một công dân Mỹ đi xem các cuộc tranh tài thể thao 4.7 lần, xem kịch hay sô ca nhạc 3.8 lần, thăm viếng tham quan các công viên quốc gia hay lịch sử 3.7 lần.
Địa điểm ít thu hút nhất là thảo cầm viên, chỉ một lần trung bình mỗi năm, còn đi chơi các tụ điểm giải trí lành mạnh như Disneyland thì hơn một chút xíu, 1.5 lần. Thống kê tiết lộ thành phần thanh thiếu niên (tuổi từ 18 đến 29), phụ nữ và gia đình với thu nhập thấp là những người hay vào thư viện nhất.
Lý do dễ hiểu, thư viện là nơi lưu trữ sách báo, phim ảnh, đĩa nhạc, gần như tất cả đều miễn phí cho công chúng. Thư viện còn có Wi-Fi, có máy vi tính có thể lên Internet, có máy in, để sinh viên học sinh học bài, làm bài, tìm việc, v.v… Nhiều thư viện còn tổ chức những lớp học, cho người lớn cũng như trẻ em, dạy sử dụng máy vi tính, sinh ngữ, thậm chí yoga thiền quán.


library 2


Ngược lại, đi xi-nê bạn phải bỏ ra trung bình 9.16 đô-la một vé (đây là giá trung bình trên toàn quốc). Nếu bạn muốn ngồi ghế da êm ái có thể ngả ra nằm dài xem thì phải trả ít nhất 20 đô-la. Đấy là chưa kể tiền mua bắp rang và nước ngọt, cũng cao lắm, trung bình từ 15 đến 20 đô-la.
Một buổi tối xi-nê tốn chừng 100 đô-la cho một gia đình bốn người! Một số tiền không nhỏ đối với một gia đình thu nhập thấp.
Còn đi xem tranh tài thể thao, bóng đá thì sao? Vé xem bóng chày trung bình là 32.99 đô-la. Nếu bạn là fan của các đội bóng danh tiếng như Chicago Cubs, New York Yankees hay Los Angeles Dodgers… thì bạn phải móc túi trên 100 đô-la trả tiền vào cửa. Vé Super Bowl hôm tháng Hai vừa rồi thì bất thường lắm, chẳng hề có giá cố định, chỉ biết là có người phải trả 9,000 đô-la một vé! Chắc chắn không có vé nào dưới 1,000.
Các buổi trình diễn âm nhạc, đại nhạc kịch, kịch nói… cũng chẳng rẻ chút nào. Vé vào cửa một sô Broadway trung bình là 123.87 đô-la. Hai người đi nghe Joshua Bell đàn cầm tấu khúc số 1 của Paganini tuần rồi tại Segerstrom Concert Hall đi đứt 150 đô-la, ghế ngồi hạng bét.
Toàn thể dân Mỹ hiện nay đang mắc nợ 156 tỉ đô, những món nợ cá nhân, gọi là personal loans, các cựu sinh viên đã hoặc chưa tốt nghiệp thì nợ tổng cộng 1.5 ngàn tỉ đô! (Yes, that’s 1.5 trillion dollars.)
Thảo nào các thư viện lại đông người vào đến thế.

Reader's Comment
3/12/202013:04:18
Guest
Ở đây hơn 30 năm qua bắc Indiana mùa đông rất lạnh nhưng tôi cũng thích đi thư viện, gần nhà 5 phút. Lúc rảnh tôi hay nghỉ 'thôi đi thư viện chơi' nó cũng như là cái nhà thứ hai, tôi vui trong lòng lắm khi đặt chân đến cửa. Nó có 3 tầng và 50 nhân viên. Nó có đủ chuyện cho mình làm, computer, games, tranh ảnh, phim Đại Hàn, Tàu, âm nhạc, đủ loại sách để đọc giải trí hoặc nghiên cứu, họ có phòng để mình có thể hội họp đến cả 100 người, các bạn cũng có thể mượn sách bấc cứ tiểu bang nào, tất cả đều được miển phí. Tôi thích âm nhạc lồng trong phim trẻ con,
nên đôi khi đi sắp hàng với con nít để xem phim, được uống ly nước chanh và bịch bắp rang dòn, nóng hổi Free. Trung bình đi thư viện 2 tuần/1lần, như thế tôi đã đi thư viện gần 1,000 lần. Có dịp tôi bưng vào 1 chậu kiểng, bình bông, đến nay có đủ cây để làm thành 1 vườn nhỏ. Lát đát đó đây cuối góc kệ sách cũng có cây kiểng của tôi. Mùa
hè tôi vào 2,3 lần/1 tuần, có khi chỉ tạt vào 1 lát, đi 1 vòng và đặt ngón trỏ vào chậu đất thăm chừng coi còn ẩm hoặc gặp ai đó để tán gẩu nắng mưa vài phút rồi ra về mà trong lòng vui cả ngày, hạnh phúc tôi chỉ đơn giản như thế. Thỉnh thoảng thấy ai đó, nhất là mấy ông, bà cao niên ngồi bên cạnh cây kiểng hay trong vườn bông, tay cầm quyển sách, im lìm để thưởng thức cảnh bình an như nơi thư giản hay mơ màng nghỉ chuyện gì đó làm tôi vui sướng vì công mình cũng đáng để ai đó có được giây lát êm đềm. Cách đây vài năm họ cắt băng ăn mừng, có 1 tiệc nhỏ, mời cả chục mạnh thường quân đến vì có sự canh tân bên trong, sau 5,6 tháng đóng cửa chánh để làm lại mới, họ có cho 1 ký giả người Mể đến phỏng vấn tôi vài phút để cám ơn tôi vì đã đóng góp vào sự trang hoàng và được viết bằng 2 thứ tiếng trên tạp chí của thư viện.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Con người của toán học và kỹ thuật nhưng tâm hồn lại dành cho văn chương. Chính văn chương đã nâng anh dậy thành một nhà văn xứng với cái tên Trần Quí Sách tiền định. Từ năm 1964, anh đã có truyện và thơ trên Bách Khoa, Văn, Văn Học, Đời, Thời Tập, Vấn Đề, Khởi Hành và Ý Thức. Năm 2004, anh về hưu và dành tất cả thời gian cho văn học Việt Nam với Thư Ấn Quán và Thư Quán Bản Thảo. Anh đã biến căn nhà ở Plainfield, New Jersey, thành nhà in gồm toàn máy móc cũ mua rẻ trên e-Bay để “chế tạo” những cuốn sách từ A đến Z.
Có lẽ từ khi xem cuốn phim Casablanca, một cuốn phim khá xưa, tôi có ý thích đi Morocco. Phim kể về một chuyện tình trong bối cảnh đệ nhị thế chiến. Humphrey Bogart và Ingrid Bergman thủ vai chính. Lúc đó, nhiều nơi trên đất Pháp đã bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Rất nhiều người chạy trốn Hitler bằng những con đường gian truân. Đi từ Paris, đến Marseilles, đến Lisbon, thoát qua Morocco. Để từ quốc gia ở bắc Phi lo giấy tờ trốn qua Hoa Kỳ. Hình ảnh Ingrid Bergman trong vai Ilsa cúi xuống nói với người nhạc công: “Sam, play it once, play “As Time Goes By”, đã đọng lại thật lâu trong trí nhớ tôi. Vì những lý do ngẫu nhiên, mà chuyến công tác sang Morocco cứ bị dời mãi. Hoạch định từ đầu năm, mãi đến tháng Sáu mới lên lịch được. Tôi nói với thượng cấp của tôi, sẽ lấy một tuần nghỉ phép sau khi đi làm ở Morocco. Lúc đó con tôi cũng được nghỉ lễ hai tuần, rất tiện. Chúng tôi sẽ về nhà Ba Mạ tôi.
Gửi BS Trần Quí Thoại, như một nén nhang tưởng nhớ người lính, nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư. Thác là thể phách, còn là tinh anh. (Nguyễn Du) Những tấm hình chụp nhà văn Trần Hoài Thư trên giường bệnh là của BS Trần Quí Thoại, con trai Trần Hoài Thư gửi cho BS Ngô Thế Vinh với ghi chú: “để Bác Vinh viết về những ngày cuối cùng của Ba con.”
Tháng 6/2024 là ngày giỗ nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh (nhà báo, nhà thơ, nhà văn) nên nhân dịp nầy tôi viết về cuộc tình của bà với nhà văn Nguyễn Quang. Nữ sĩ MĐHT nổi tiếng từ trong nước đến hải ngoại, và cũng là người phục hồi lại Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nên tên tuổi bà được mọi người biết đến nhưng “Đằng sau một người đàn bà thành công luôn có bóng dáng người đàn ông” ở trường hợp nầy.
Trước hết, về cơ bản, thơ ca cho phép các cá thể con người nói lên những cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm sâu sắc nhất của họ. Nó có thể nắm bắt được các sắc thái cảm xúc của con người theo những cách mà các loại hình giao tiếp khác không thể làm được. Vay mượn câu nói của Milan Kundera, “có những điều chỉ tiểu thuyết mới nói được”, tôi có thể nói “có những điều chỉ thơ ca mới nói được.”
Nhà văn Trần Hoài Thư vừa ra đi lúc 6 giờ 35 sáng nay [giờ miền Đông Hoa Kỳ], ngày Thứ Hai 27.05.2024 tại bệnh viện JFK, New Jersey, đúng một tháng sau ngày Chị Ngọc Yến mất [27.04.2024]. Đây là một tin buồn và cũng là một mất mát lớn trong làng Văn học Việt Nam hải ngoại. Sau đây là bài viết của Trần Yên Hòa tưởng nhớ về Ông.
Đọc 9 Khuôn Mặt 9 Phong Khí Văn Chương một lần, nhiều lần, vẫn thấy tràn lấp trong mọi suy tưởng, phê bình, phân tích, là niềm hứng khởi hân hoan của một người viết, vừa là nhà thơ, vừa phê bình văn học, và trên hết là một người đọc tha thiết, mê say, bằng tất cả trái tim và khối óc...
Tin từ Trần Quí Thoại, con trai Nhà văn Trần Hoài Thư báo cho biết Ba của Thoại đã mất lúc 6 giờ 35 sáng nay [giờ miền Đông Hoa Kỳ], Thứ Hai 27.05.2024 tại bệnh viện JFK, New Jersey, đúng một tháng sau ngày Chị Ngọc Yến mất [27.04.2024]. Đây là một tin buồn và cũng là một mất mát lớn lao cho nền Văn học Việt Nam. Xin phân ưu cùng BS Trần Quí Thoại và Hai Anh Trần Quí Phiệt, Trần Quí Trâm trước tin ra đi của Ba và người em Trần Hoài Thư.
Đa số người viết thể loại này không trải qua quá trình nghiên cứu văn học phê bình hoặc không tu tập qua hệ thống hàn lâm. Kết quả thường cho thấy là những bài viết theo sở thích cảm tính, kinh nghiệm chung, mô phỏng hoặc bắt chước những bài viết nổi bật đã có sẵn. Trong khuynh hướng đó, ít thấy khả năng sáng tạo trong các bài viết này. Sáng tạo là một trọng điểm làm cho bài viết phê bình có giá trị.Một nhận xét tổng quát như vậy sẽ bỏ sót vài khía cạnh quan trọng, đó là một số ít nhà văn sinh nhi chi tri, có khả năng thông diễn, họ có thể nhìn thấu suốt một tác phẩm hoặc tác giả để đưa ra nhận định và phê phán tài hoa, hợp lý, đáng thán phục. Những vị này mà tôi được biết, họ thuộc vào tiểu thiểu số, mỗi thời đại chỉ có vài người, họ rất thận trọng về việc viết bài phê bình vì không ai lường được sự ảnh hưởng của nó như thế nào, nhất là khả năng ám ảnh của nó đối với tác giả cũng như độc giả.
Santa Ana – Hội Văn Học và Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) hân hạnh giới thiệu Hội Chợ Sách “Viet Book Fest” lần thứ 3, diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 5 tháng 5, từ 10:00 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Viện Bảo Tàng Bowers, số 2002 North Main Street, thành phố Santa Ana...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.