Hôm nay,  

Dân Mỹ Đọc Sách Nhiều Hơn Xem Xi-nê

2/28/202000:00:00(View: 6140)

books


Theo thống kê mới nhất của viện thống kê Gallup thì ngày nay dân Mỹ ra thư viện tìm sách đọc nhiều hơn đi xem xi-nê. Năm 2019, theo báo cáo của viện, cứ hai người đi thư viện thì chỉ có một người đi xem xi-nê. Một tỉ số chênh lệch đáng chú ý!
Có trên 1,000 người lớn được hỏi trong cuộc thăm dò hồi tháng 12 năm 2019 vừa qua. Kết quả, một người ra thư viện trung bình 10.5 lần trong năm, và chỉ đi xem xi-nê 5.3 lần. Ngoài ra, họ cho biết thêm, trung bình một năm một công dân Mỹ đi xem các cuộc tranh tài thể thao 4.7 lần, xem kịch hay sô ca nhạc 3.8 lần, thăm viếng tham quan các công viên quốc gia hay lịch sử 3.7 lần.
Địa điểm ít thu hút nhất là thảo cầm viên, chỉ một lần trung bình mỗi năm, còn đi chơi các tụ điểm giải trí lành mạnh như Disneyland thì hơn một chút xíu, 1.5 lần. Thống kê tiết lộ thành phần thanh thiếu niên (tuổi từ 18 đến 29), phụ nữ và gia đình với thu nhập thấp là những người hay vào thư viện nhất.
Lý do dễ hiểu, thư viện là nơi lưu trữ sách báo, phim ảnh, đĩa nhạc, gần như tất cả đều miễn phí cho công chúng. Thư viện còn có Wi-Fi, có máy vi tính có thể lên Internet, có máy in, để sinh viên học sinh học bài, làm bài, tìm việc, v.v… Nhiều thư viện còn tổ chức những lớp học, cho người lớn cũng như trẻ em, dạy sử dụng máy vi tính, sinh ngữ, thậm chí yoga thiền quán.


library 2


Ngược lại, đi xi-nê bạn phải bỏ ra trung bình 9.16 đô-la một vé (đây là giá trung bình trên toàn quốc). Nếu bạn muốn ngồi ghế da êm ái có thể ngả ra nằm dài xem thì phải trả ít nhất 20 đô-la. Đấy là chưa kể tiền mua bắp rang và nước ngọt, cũng cao lắm, trung bình từ 15 đến 20 đô-la.
Một buổi tối xi-nê tốn chừng 100 đô-la cho một gia đình bốn người! Một số tiền không nhỏ đối với một gia đình thu nhập thấp.
Còn đi xem tranh tài thể thao, bóng đá thì sao? Vé xem bóng chày trung bình là 32.99 đô-la. Nếu bạn là fan của các đội bóng danh tiếng như Chicago Cubs, New York Yankees hay Los Angeles Dodgers… thì bạn phải móc túi trên 100 đô-la trả tiền vào cửa. Vé Super Bowl hôm tháng Hai vừa rồi thì bất thường lắm, chẳng hề có giá cố định, chỉ biết là có người phải trả 9,000 đô-la một vé! Chắc chắn không có vé nào dưới 1,000.
Các buổi trình diễn âm nhạc, đại nhạc kịch, kịch nói… cũng chẳng rẻ chút nào. Vé vào cửa một sô Broadway trung bình là 123.87 đô-la. Hai người đi nghe Joshua Bell đàn cầm tấu khúc số 1 của Paganini tuần rồi tại Segerstrom Concert Hall đi đứt 150 đô-la, ghế ngồi hạng bét.
Toàn thể dân Mỹ hiện nay đang mắc nợ 156 tỉ đô, những món nợ cá nhân, gọi là personal loans, các cựu sinh viên đã hoặc chưa tốt nghiệp thì nợ tổng cộng 1.5 ngàn tỉ đô! (Yes, that’s 1.5 trillion dollars.)
Thảo nào các thư viện lại đông người vào đến thế.

Reader's Comment
3/12/202013:04:18
Guest
Ở đây hơn 30 năm qua bắc Indiana mùa đông rất lạnh nhưng tôi cũng thích đi thư viện, gần nhà 5 phút. Lúc rảnh tôi hay nghỉ 'thôi đi thư viện chơi' nó cũng như là cái nhà thứ hai, tôi vui trong lòng lắm khi đặt chân đến cửa. Nó có 3 tầng và 50 nhân viên. Nó có đủ chuyện cho mình làm, computer, games, tranh ảnh, phim Đại Hàn, Tàu, âm nhạc, đủ loại sách để đọc giải trí hoặc nghiên cứu, họ có phòng để mình có thể hội họp đến cả 100 người, các bạn cũng có thể mượn sách bấc cứ tiểu bang nào, tất cả đều được miển phí. Tôi thích âm nhạc lồng trong phim trẻ con,
nên đôi khi đi sắp hàng với con nít để xem phim, được uống ly nước chanh và bịch bắp rang dòn, nóng hổi Free. Trung bình đi thư viện 2 tuần/1lần, như thế tôi đã đi thư viện gần 1,000 lần. Có dịp tôi bưng vào 1 chậu kiểng, bình bông, đến nay có đủ cây để làm thành 1 vườn nhỏ. Lát đát đó đây cuối góc kệ sách cũng có cây kiểng của tôi. Mùa
hè tôi vào 2,3 lần/1 tuần, có khi chỉ tạt vào 1 lát, đi 1 vòng và đặt ngón trỏ vào chậu đất thăm chừng coi còn ẩm hoặc gặp ai đó để tán gẩu nắng mưa vài phút rồi ra về mà trong lòng vui cả ngày, hạnh phúc tôi chỉ đơn giản như thế. Thỉnh thoảng thấy ai đó, nhất là mấy ông, bà cao niên ngồi bên cạnh cây kiểng hay trong vườn bông, tay cầm quyển sách, im lìm để thưởng thức cảnh bình an như nơi thư giản hay mơ màng nghỉ chuyện gì đó làm tôi vui sướng vì công mình cũng đáng để ai đó có được giây lát êm đềm. Cách đây vài năm họ cắt băng ăn mừng, có 1 tiệc nhỏ, mời cả chục mạnh thường quân đến vì có sự canh tân bên trong, sau 5,6 tháng đóng cửa chánh để làm lại mới, họ có cho 1 ký giả người Mể đến phỏng vấn tôi vài phút để cám ơn tôi vì đã đóng góp vào sự trang hoàng và được viết bằng 2 thứ tiếng trên tạp chí của thư viện.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
Nhà hiền triết người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 1986 tại Ojai Valley, Quận Ventura, Nam California, Hoa Kỳ, nơi ông đã chọn làm quê hương thứ hai từ năm 1922 cho đến khi ông mất, dù ông không ở đó thường trực. Tính đến tháng 2 năm nay, 2024 đã tròn 38 năm kể từ ngày ông lìa bỏ trần gian. Krishnamurti là một trong những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 20. Cuốn “The First and Last Freedom” của ông được Giáo sư Phạm Công Thiện dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975 ở Sài Gòn với tựa đề “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng” là một trong những cuốn sách tôi rất yêu thích đọc từ thời còn niên thiếu. Nhân tìm đọc lại một số bài giảng và bài viết của Krishnamurti, tôi tình cờ gặp được bài thơ “Song of the Beloved” (Bài Ca Về Người Yêu), nhưng không thấy ghi ông đã làm từ bao giờ. Có lẽ bài ca này ông làm vào những lúc về nghỉ ngơi tịnh dưỡng ở Ojai, vì bài đó nói lên lòng yêu thích thâm thiết của ông đối với thiên nhiên,
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch...
Người viết chơi với Phạm Thiên Thư từ những năm học trung học đệ nhất cấp khoảng 58-59. Thư đến nhà tôi ở ấp Cả Trắc, khu Ông Tạ và chúng tôi thường kéo nhau ra quán cà phê vợt ở đầu ngõ đi vào ấp. Trong những lần uống cà phê, Thư nói sôi nổi về việc lập học hội Hồ Quý Ly, để thực hiện việc nghiên cứu, viết văn, làm thơ. Mục đích là tiến tới làm một tập san văn nghệ...
Chúng tôi vẫn biết Hoàng Cầm là người cùng quê và là bạn với một ông anh họ từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng không ngờ nhà thơ lại theo xe ra đón chúng tôi ở phi trường Nội Bài. Hôm đó Hoàng Cầm mặc một cái màu đỏ xậm trông rất hào hoa dù Hà Nội năm đó vẫn còn rất nghèo...
Mở đầu cho sê-ri bài viết về phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thập niên 50 tại Bắc Việt Nam, là một tư liệu hiếm quý về/của nhà thơ Phùng Quán. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nước Mỹ thế kỷ XX cống hiến cho nhân loại sự phong phú và đa dạng của các trào lưu, chủ đề và tiếng nói trong văn học. Một số tác giả và tác phẩm kinh điển đã xuất hiện trong thời kỳ này, góp phần phát triển truyền thống văn học có từ những thế kỷ trước. Riêng trong lĩnh vực tiểu thuyết, văn học hiện đại, thịnh hành vào đầu thế kỷ XX ở Châu Âu với kỹ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của James Joyce và Virginia Woolf, lan rộng sang Mỹ, tìm cách tách rời các hình thức truyền thống thế kỷ XIX để cách tân và hình thành một dòng văn học mới với phong cách độc đáo, táo bạo và mở ra những cánh cửa thú vị bất ngờ cho người đọc đi vào ngôi nhà nghệ thuật. Kỷ nguyên văn học hiện đại phương Tây bắt đầu từ hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX và, không thể nghi ngờ, Mỹ là quốc gia có những đóng góp to tát. Các tiểu thuyết gia lớn trong thời kỳ này, ta có thể nhắc đến F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway và William Faulkner.
Bước đi như vậy rõ ràng là không cần lưu dấu; nhưng chính là bước đi siêu tuyệt của bậc đại nhân, đại sĩ: không dấu tích mà lại tràn đầy công đức, lợi ích cho dân tộc, đạo pháp và nhân loại nhiều thế kỷ sau.
Một chương trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ của nhà văn Trịnh Y Thư...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.