Hôm nay,  

Dân Mỹ Đọc Sách Nhiều Hơn Xem Xi-nê

28/02/202000:00:00(Xem: 6122)

books


Theo thống kê mới nhất của viện thống kê Gallup thì ngày nay dân Mỹ ra thư viện tìm sách đọc nhiều hơn đi xem xi-nê. Năm 2019, theo báo cáo của viện, cứ hai người đi thư viện thì chỉ có một người đi xem xi-nê. Một tỉ số chênh lệch đáng chú ý!
Có trên 1,000 người lớn được hỏi trong cuộc thăm dò hồi tháng 12 năm 2019 vừa qua. Kết quả, một người ra thư viện trung bình 10.5 lần trong năm, và chỉ đi xem xi-nê 5.3 lần. Ngoài ra, họ cho biết thêm, trung bình một năm một công dân Mỹ đi xem các cuộc tranh tài thể thao 4.7 lần, xem kịch hay sô ca nhạc 3.8 lần, thăm viếng tham quan các công viên quốc gia hay lịch sử 3.7 lần.
Địa điểm ít thu hút nhất là thảo cầm viên, chỉ một lần trung bình mỗi năm, còn đi chơi các tụ điểm giải trí lành mạnh như Disneyland thì hơn một chút xíu, 1.5 lần. Thống kê tiết lộ thành phần thanh thiếu niên (tuổi từ 18 đến 29), phụ nữ và gia đình với thu nhập thấp là những người hay vào thư viện nhất.
Lý do dễ hiểu, thư viện là nơi lưu trữ sách báo, phim ảnh, đĩa nhạc, gần như tất cả đều miễn phí cho công chúng. Thư viện còn có Wi-Fi, có máy vi tính có thể lên Internet, có máy in, để sinh viên học sinh học bài, làm bài, tìm việc, v.v… Nhiều thư viện còn tổ chức những lớp học, cho người lớn cũng như trẻ em, dạy sử dụng máy vi tính, sinh ngữ, thậm chí yoga thiền quán.


library 2


Ngược lại, đi xi-nê bạn phải bỏ ra trung bình 9.16 đô-la một vé (đây là giá trung bình trên toàn quốc). Nếu bạn muốn ngồi ghế da êm ái có thể ngả ra nằm dài xem thì phải trả ít nhất 20 đô-la. Đấy là chưa kể tiền mua bắp rang và nước ngọt, cũng cao lắm, trung bình từ 15 đến 20 đô-la.
Một buổi tối xi-nê tốn chừng 100 đô-la cho một gia đình bốn người! Một số tiền không nhỏ đối với một gia đình thu nhập thấp.
Còn đi xem tranh tài thể thao, bóng đá thì sao? Vé xem bóng chày trung bình là 32.99 đô-la. Nếu bạn là fan của các đội bóng danh tiếng như Chicago Cubs, New York Yankees hay Los Angeles Dodgers… thì bạn phải móc túi trên 100 đô-la trả tiền vào cửa. Vé Super Bowl hôm tháng Hai vừa rồi thì bất thường lắm, chẳng hề có giá cố định, chỉ biết là có người phải trả 9,000 đô-la một vé! Chắc chắn không có vé nào dưới 1,000.
Các buổi trình diễn âm nhạc, đại nhạc kịch, kịch nói… cũng chẳng rẻ chút nào. Vé vào cửa một sô Broadway trung bình là 123.87 đô-la. Hai người đi nghe Joshua Bell đàn cầm tấu khúc số 1 của Paganini tuần rồi tại Segerstrom Concert Hall đi đứt 150 đô-la, ghế ngồi hạng bét.
Toàn thể dân Mỹ hiện nay đang mắc nợ 156 tỉ đô, những món nợ cá nhân, gọi là personal loans, các cựu sinh viên đã hoặc chưa tốt nghiệp thì nợ tổng cộng 1.5 ngàn tỉ đô! (Yes, that’s 1.5 trillion dollars.)
Thảo nào các thư viện lại đông người vào đến thế.

Ý kiến bạn đọc
12/03/202013:04:18
Khách
Ở đây hơn 30 năm qua bắc Indiana mùa đông rất lạnh nhưng tôi cũng thích đi thư viện, gần nhà 5 phút. Lúc rảnh tôi hay nghỉ 'thôi đi thư viện chơi' nó cũng như là cái nhà thứ hai, tôi vui trong lòng lắm khi đặt chân đến cửa. Nó có 3 tầng và 50 nhân viên. Nó có đủ chuyện cho mình làm, computer, games, tranh ảnh, phim Đại Hàn, Tàu, âm nhạc, đủ loại sách để đọc giải trí hoặc nghiên cứu, họ có phòng để mình có thể hội họp đến cả 100 người, các bạn cũng có thể mượn sách bấc cứ tiểu bang nào, tất cả đều được miển phí. Tôi thích âm nhạc lồng trong phim trẻ con,
nên đôi khi đi sắp hàng với con nít để xem phim, được uống ly nước chanh và bịch bắp rang dòn, nóng hổi Free. Trung bình đi thư viện 2 tuần/1lần, như thế tôi đã đi thư viện gần 1,000 lần. Có dịp tôi bưng vào 1 chậu kiểng, bình bông, đến nay có đủ cây để làm thành 1 vườn nhỏ. Lát đát đó đây cuối góc kệ sách cũng có cây kiểng của tôi. Mùa
hè tôi vào 2,3 lần/1 tuần, có khi chỉ tạt vào 1 lát, đi 1 vòng và đặt ngón trỏ vào chậu đất thăm chừng coi còn ẩm hoặc gặp ai đó để tán gẩu nắng mưa vài phút rồi ra về mà trong lòng vui cả ngày, hạnh phúc tôi chỉ đơn giản như thế. Thỉnh thoảng thấy ai đó, nhất là mấy ông, bà cao niên ngồi bên cạnh cây kiểng hay trong vườn bông, tay cầm quyển sách, im lìm để thưởng thức cảnh bình an như nơi thư giản hay mơ màng nghỉ chuyện gì đó làm tôi vui sướng vì công mình cũng đáng để ai đó có được giây lát êm đềm. Cách đây vài năm họ cắt băng ăn mừng, có 1 tiệc nhỏ, mời cả chục mạnh thường quân đến vì có sự canh tân bên trong, sau 5,6 tháng đóng cửa chánh để làm lại mới, họ có cho 1 ký giả người Mể đến phỏng vấn tôi vài phút để cám ơn tôi vì đã đóng góp vào sự trang hoàng và được viết bằng 2 thứ tiếng trên tạp chí của thư viện.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thật ra, trước 1975, tôi cũng đã đọc nhiều sách, nhiều tạp san văn học ở Sài Gòn, (hay tỉnh lẻ), tôi chưa đọc đến tên Khánh trường, biết tên Khánh Trường. Tên đó (hay bút danh đó) hoàn toàn xa lạ đối với tôi.
Bạn hãy giữ lòng cho thật vui để ra đi. Trang sách cuối của Hợp Lưu bây giờ đã khép lại. Tay của bạn đã thả rơi ngòi bút và cọ màu. Bạn đã nằm xuống sau một đời lặn lội. Hãy gối đầu lên những kệ sách ký ức. Đã tới lúc bạn hãy buông xả hết, để tự thấy đời mình trôi theo dòng sông chữ nghĩa, nơi đã chép xuống những gì đẹp nhất của thế hệ chúng ta. Bạn hãy giữ lòng cho thật vui để ra đi. Cuộc đời luôn luôn là những bước ra đi. Bạn không có gì để nuối tiếc trong đời này. Bạn đã tự vắt kiệt máu trong tim ra để làm sơn cho tranh vẽ và để làm mực cho những trang báo. Nơi đó là ước mơ của yêu thương và hòa giải. Nơi đó là sự ngây thơ nghệ sĩ mà chúng ta đã đem tặng cho đời.
Khoảng thời gian bắt đầu vào đại học, ngoài những lúc phải học những bài sinh hóa khô khan, tôi tìm đến văn chương tiếng Việt qua các tạp chí như Văn Học, Văn, và Hợp Lưu. Khác với Văn và Văn Học vốn mang không khí “cổ điển”, Hợp Lưu, với chủ biên sáng lập là nhà văn Khánh Trường, bung mở một cánh cửa đón nhiều cây bút mang phong cách táo bạo, thể nghiệm, trong cả hai lãnh vực thơ và văn, đến từ trong và ngoài Việt Nam. Gặp nhiều chống đối vào những năm đầu vì có sự góp mặt của những nhà văn trong nước, nhưng Khánh Trường vẫn bất chấp, tiếp tục xây dựng Hợp Lưu thành một diễn đàn văn chương mở rộng vì “các thể chế chính trị rồi sẽ qua đi, nhưng văn học nghệ thuật sẽ còn tồn tại dài lâu, nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là phải tìm cách bảo tồn, xiển dương những giá trị kia, không phân biệt phe phái, chính kiến.” (trả lời phỏng vấn của Đỗ Lê Anh Đào trên damau.org, ngày 22 tháng 9, 2006).
Khu Nursing Home gồm bốn dãy nhà quây thành hình vuông. Mỗi dãy có tám phòng, cửa mở ra chái hiên rộng, lát gạch hoa có tam cấp dẫn vào mảnh vườn trồng nhiều cây trái nhiệt đới: mít, xoài, nhãn lồng, xen kẽ những loại cây và hoa đậm chất đông phương: tùng, liễu, mẫu đơn, phật quả, thiết mộc lan và hồ rộng, thiết kế mỹ thuật. Những con thác từ các mỏm đá cao đổ xuống tung bọt trắng xóa, đàn cá koi nhởn nhơ quanh các bụi thủy trúc, rải rác nhiều khóm liễu vươn ra từ bờ, sà thấp chạm mặt nước. Mùa hè, sáng, chiều, luôn có các lão niên ngồi trên những băng ghế đá, dưới các gốc cây phủ kín bóng mát bởi những tàn lá rộng, hóng gió, tán gẫu hoặc bày trò vui.
Năm 1988, tại Nam Cali có cuộc bầu cử ban chấp hành lâm thời của Văn bút Việt nam Hải ngoại, nhà văn Nhật Tiến làm chủ tịch. Sau đó có các ban ngành này kia truyền thông, báo chí gì đó và tôi được chỉ định làm việc với Khánh Trường. Đó là lần đầu tôi gặp anh, 1 người điệu đà, mặc đồ trắng và quần có giây lưng, tuy dáng dấp khoan thai nhưng có cái gì đó dục giã giấu bên trong và nét bất bình loáng thoáng ở hàng râu mép.
Gần đây tôi tới thăm Khánh Trường (KT) nhiều lần ở trong mấy căn nhà đầu đường rất dễ kiếm trong khu mobile home trên đường Bolsa, nhiều lần tới nỗi mỗi khi xe chạy ngang đây thì Ngọc Ánh nhắc: ‘Hay ta vào thăm KT.’ Không được tiếp xúc với KT khi tôi còn ở bên Texas, chỉ liên lạc nhiều khi đã chuyển về Nam CA thôi, lúc KT đã bị lọc thận hàng chục năm rồi. Lần nào tới cũng thấy KT lọc cọc đẩy xe lăn ra mở cửa, với nụ cười hiền trên môi và cái bắt tay rất thân thiết, chí tình. Trong những lần đó, tôi cố ý nắm tay KT thiệt lâu, lâu hơn thời gian cần thiết của những cái bắt tay bằng hữu.
Tôi chạy tới nhà thương như một quán tính, tìm chỗ đậu xe một cách dễ dàng, nơi đây tôi đã ra vào quen thuộc, nơi đây tôi sắp sống với một cuộc chia ly mới. Tôi quen lắm hành lang phòng ICU, quen lắm với hình ảnh Bác Mai Thảo, Bác Đỗ Ngọc Yến, với Bố, với Mẹ... Và nay hình ảnh một thân quen quá đỗi hiện ra trước mắt - chú Khánh Trường! đang nhắm nghiền mắt, đang thoi thóp thở... Chị Hoà Bình ôm vai tôi, siết thật chặt. Hai chị em chẳng nói với nhau một lời, nhưng tôi hiểu, cả hai chị em, đang lục tìm trong quá khứ, để sống lại những ngày thật đằm thắm bên chú.
Bây giờ thì tôi biết rồi: từ nguồn hợp lưu, những dòng chảy lại tìm về chính mình, đơn hành vào một cõi khác. Như anh Khánh Trường...
Trận đấu giữa Khánh Trường và anh Thần Chết đã qua tới phút 89. Phần thắng nghiêng hẳn về anh thần trang bị bằng chiếc lưỡi hái. Cô cháu Hòa Bình nhắn tin cho tôi vào lúc 3 giờ 45 phút chiều ngày 24/12/2024, giờ Montreal: “Chú vẫn không tỉnh. Chắc gia đình sẽ rút ống soon”. Vậy là tên thần vênh váo chuyên bắt người đang ở thế thượng phong.
Tôi bắt đầu nghe tên anh khi đọc bài viết “Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng” của họa sĩ Đinh Cường vào tháng 1/2012 nhân dịp anh bày 30 bức tranh Thiền...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.