Hôm nay,  

Lệ Thu: Đừng Lay Tôi Nhé Cuộc Đời

1/16/202115:08:00(View: 5164)

blank


Tin trước ngày 15/1/2021.


Tình hình sức khỏe danh ca Lệ Thu sau thời gian điều trị vì nhiễm COVID-19 vừa được người thân vui mừng thông báo.

Sau ba tuần nhập viện điều trị COVID-19 tại Mỹ, tình hình sức khỏe danh ca Lệ Thu nhận được nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ lẫn đồng nghiệp. Mới đây, người thân nữ danh ca vừa vui mừng cho hay, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ bác sĩ và ý chí sinh tồn của danh ca Lệ Thu, bệnh trạng của bà đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn. 

"Hiện tại, cô Lệ Thu dùng 80/100 lượng oxygen từ máy, khá hơn hôm trước dùng gần như 100/100 lượng oxygen từ máy", người thân nữ danh ca Lệ Thu chia sẻ với truyền thông. 

Không! tin mừng đó đã không còn nữa. Lệ Thu, tiếng hát của ngày tháng cũ, của thời mộng mơ lãng mạn và của bom đạn chiến tranh đã buông tay với cuộc đời trong lặng lẽ và cô đơn.

Trở về ngày 3/17/2020, khi nghe tin tiếng chim hót Thái Thanh vụt tắt trong không gian, tôi đã ngẩn ngơ và buồn bã khi biết từ đây trở đi, tôi đã mất đi một nhịp cầu nối để đi về quá khứ của tháng ngày xa xưa và chỉ còn đứng ở bên này bờ nhìn qua bên kia bờ với âm vang tiếng hát trong sương khói mong manh không bóng người.

Ngày 1/15/2020, chiếc cầu đã gẫy thêm một nhịp nữa, tin ca sĩ Lệ Thu buông tay đã đến với tôi như một nỗi xót xa cho chính mình.

Xót xa không phải ở cuộc chia ly vĩnh biệt và một lần nữa, như với Thái Thanh, ở trong sự lặng lẽ và cô đơn như những hình ảnh buổi tiễn đưa Thái Thanh tôi được nhìn thấy qua phim ảnh.

Cả một đời người đã mang tiếng hát và chuyển tải tình người đến cho người nghe trong bao lâu rồi nhỉ?

Tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng.

Năm 1959, trong khi đang theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers (Tân Định, Sài Gòn), trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, do sự khuyến khích của bạn bè, Lệ Thu bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm Dang dở. Ngay sau đó, ông chủ phòng trà đã mời Lệ Thu ký giao kèo biểu diễn. Cũng từ đó bà lấy nghệ danh Lệ Thu. Trong một cuộc phỏng vấn, bà cho biết: "Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó nó không có trong tiềm thức của tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu"

Lệ Thu hình như là tên gọi của định mệnh và của con người mà chính người mang tên nó đã tự khai sinh ra trong vô thức bất chợt và từ đó, ý nghĩa của danh xưng đã thể hiện qua giọng hát, bài hát, khuôn mặt và phong cách trình diễn.

Trong tuổi mộng mơ hoa xuân trước năm 1975, tôi đã nhiều lần có mặt trong những buổi ca hát của Khánh Ly nhưng với Lệ Thu, tôi chưa bao giờ được đi xem một buổi trình diễn nào của Lệ Thu ở các phòng trà hay các buổi trình diễn khác.

Dù có sự khác biệt này, tiếng hát trầm buồn và xoáy vào hồn khi lên nốt cao của Lệ Thu qua những phim ảnh, đài truyền hình và cassette ngày xưa đã làm tôi mê say và thích thú có lẽ nhiều nhất trong những tiếng hát tôi thường nghe ngay cả đi xem trực tiếp.

Tên gọi Lệ Thu đi vào lòng người thưởng thức và hâm mộ thật dễ dàng và trìu mến nhưng trong thi ca và văn chương, có biết đâu đó chính là Nước Mắt Mùa Thu.

Nước Mắt Mùa Thu của Pham Duy được phát hành ngày blank

Bốn câu cuối, Phạm Duy viết:

Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh
Giọng ca buồn bã vào trong đời úa
Thời gian còn đó còn thương còn nhớ hoài
Trời ơi nước mắt mùa Thu khóc thân phận mình
.

Không biết Phạm Duy viết Nước Mắt ( Lệ ) Mùa Thu ( Thu) hay cho một người ca sĩ nào khác không nhưng khi đọc tới câu đó, Lệ Thu có nói: “cuộc sống của tôi không “buồn tênh” lắm đâu”. 

Dù thế nhưng tôi vẫn nghĩ sự “không buồn tênh  lắm đâu” hay nói cách khác, cũng có buồn tênh  cộng thêm những lãng mạn của người nghệ sĩ và cuộc đời, tất cả đã vận vào con người của Lệ Thu rất nhiều.

Chính vì vậy, hãy nghe Lệ Thu hát và hãy xem Lệ Thu trình diễn, có bao giờ được nhìn thấy một nụ cười mở rộng và hân hoan của người ca sĩ trên sân khấu không? Hay chỉ là một nụ cười nhẹ nhàng và kín đáo trong dáng dấp thong thả nhẹ nhàng bước ra trình diễn với những lời tâm tình  cũng chừng mực và êm ấm?.

Tiếng hát giọng Alto của người phụ nữ không phải bao giờ cũng trầm buồn nhưng khi mang âm hưởng trầm buồn thì chỉ có do trời sinh ra không những cho giọng hát mà cho cả con người.

Tôi rất yêu đôi mắt của Lệ Thu bởi không cần nghe Lệ Thu hát hay diễn tả, tôi đã thấy được và hiểu được trước khi nghe Lệ Thu cất tiếng vì đôi mắt của những “ Không buồn tênh lắm đâu”

Lệ Thu khi cất tiếng và diễn tả một bài hát, tôi thấy luôn luôn là một sự chững chạc và đứng đắn trong bài hát, không thêm và không bớt nhiều với ý muốn của tác giả.

Nếu Thái Thanh đã xử dụng ưu điểm của mình trong láy luyến của dân ca để làm nổi bật giọng hát và đem bài hát lên một chỗ đứng riêng của mình thì ở Lệ Thu, giọng Trầm buồn chính là một sắc thái đặc biệt trời cho để Lệ Thu tạo ra một không gian riêng của mình.

Nước Mắt khó có thể rơi ra ở những bài hát cung trưởng hay nhịp điệu nhanh nhung Mùa Thu sắc mầu lãng mạn khi vui khi buồn luôn luôn hiện ra rõ rệt khi Lệ Thu chọn những bài hát cung thứ và có note cao trào, Mùa Thu chuyên chở nhiều nỗi buồn hơn vui.

Hãy nghe những ca khúc của Trường Sa như Rồi Mai Tôi Đưa Em hay Xin Còn Gọi Tên Nhau, tiếng hát lên cao trào của Lệ Thu đã làm người nghe bay bổng chơi vơi trong chân không như được hút lên trời cao bởi những cơn gió lốc xoáy dữ dội, tay chân không còn nơi bám víu.

Không phải người hát nào cũng có thể hút được người nghe lên chân không một cách dễ dàng như Lệ Thu.

Họ có thể nhấc người nghe lên cao nhưng không làm cho họ bay bổng và đem được cảm giác chơi vơi trầm mình vào cõi trống như Lệ Thu đã làm. 

Và buồn thay, hôm nay, tôi đã bị vĩnh viễn rơi xuống mặt đất bụi mù nhiễu nhương và biết rằng, từ đây trở đi, không còn ai có thể đưa tôi vào chỗ chơi vơi hụt hẫng như ngày xưa nữa.

Ở một nơi xa xôi nào đó, tôi đã thấy Lệ Thu đang yên nghỉ một mình, trong lặng lẽ và cô đơn và đêm nay, ở đây, tôi sẽ ở lại cõi trần này để lặng im hằng giờ, dở lại các trang nhạc và vặn lên nghe hàng chục bài hát Lệ Thu đã hát.

Cuối cùng của nửa đêm chưa ngủ, tôi đã tìm được tiếng hát nhẹ nhàng  “ không buồn tênh lắm đâu” của Lệ Thu  từ gần 50 năm trước nhưng bây giờ nghe lại, hình như chỉ còn là tiếng hát thì thầm cho chính mình.

Cám ơn nhạc sĩ Phạm Duy 50 năm trước đây, đã viết lên lời dù không phải cho Lệ Thu nhưng xin mượn lời để chào tiễn biệt Lệ Thu, người ca sĩ và người nghệ sĩ tôi yêu mến vô cùng.

Xin mời nghe:

https://youtu.be/Q-a0DwpR7i4



Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài

Tôi đang mơ giấc mộng dài 

Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh 

Tôi đang nhìn thấy màu xanh

Ở trên cây cành trôi xuống thân mình 

Tôi đang nhìn thấy màu hồng

Ở khắp nẻo đường nhẹ thấm vào hồn

 Từ bình minh tươi mát

Về hoàng hôn thơm ngát 

Làn gió đưa hương đời

Vào chứa chan lòng tôi 

Tôi nghe từ cõi đời vui

Vượt qua đêm dài lên tới sao trời

 Tôi nghe từ cõi lòng người

Lời nói bồi hồi tìm kiếm ngọt bùi

Và nhìn thấy trong tim

Tình yêu nở những con chim

 Nở những con chim tuyệt vời 

Đừng lay tôi nhé cuộc đời

Tôi còn trẻ dại, cho tôi mơ mộng. 


Nguyễn Ngọc Phúc.

Nửa đêm ngày 15/1/2021


Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trước Giáng Sinh 2020 có người bạn sắp về hưu phôn hỏi theo năm sinh khi nào về hưu ở Đức và riêng tôi sau khi nghỉ hưu anh làm gì vì đã có nghe vài người bạn thân than "nghỉ ở nhà chán thật", điển hình ví dụ như trong mùa "đại dịch Corona" phải nằm nhà, cảm thấy tù túng, khó chịu".
Với đại dịch hạn chế đi lại trong mùa lễ, nhiều người Mỹ sẽ ngồi trước truyền hình để xem những cuốn phim ngày lễ thích thú của họ, cùng với uống bia rượu ưu thích – một ly nước táo nóng hay một chung rượu – để cho đời vui thêm. Phim ngày lễ đã trở thành một phần quan trọng của các cuộc lễ hội mùa đông của người Mỹ và lại còn nhiều hơn đối với những ai cách ly vào mùa lễ năm nay. Trang mạng giải trí Vulture báo cáo 82 phim ngày lễ mới được tung ra trong năm 2020. Nhưng, ngay cả trước khi đóng cửa, việc sản xuất các phim Giáng Sinh hàng năm được báo cáo là tăng ít nhất 20% kể từ năm 2017 chỉ trên một hệ thống dây cáp truyền hình.Phim ngày lễ là phổ biến không chỉ đơn giản bởi vì chúng là “những cuộc trốn chạy,” như nghiên cứu của tôi về mối quan hệ giữa tôn giáo và điện ảnh. Đúng hơn, những phim này trao cho người xem một cái nhìn thoáng qua vào thế giới như nó có thể là.
Mở nghe bài hát Nắng Đẹp Miền Nam “ Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hòa bình cho Đồng Tháp Cà Mau. Đây quê hương thân yêu Miền Nam, nắng lên huy hoàng đẹp mùa vui sang” mà lòng bâng khuâng ngậm ngùi. Những nhạc phẩm của Lam Phương giai điệu vui tươi êm ái, lời ca mộc mạc, chân tình đi thẳng lòng người, đẹp như màu nắng lóng lánh trên cánh đồng màu mỡ Miền Nam, thuở thanh bình năm cũ trở thành kỷ niệm.
Người nhạc sĩ tài năng đa dạng có hơn 200 bản nhạc đã được hát khắp nơi từ đầu thập niên 1950 cho đến nay ở trong và ngoài nước mà hầu như người Việt nào cũng đã từng nghe nhạc của ông, Nhạc Sĩ Lam Phương, đã từ giã cõi đời vào chiều tối ngày 22 tháng 12 năm 2020 tại Thành Phố Fountain Valley, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Năm 2007 lần đầu tiên tôi được nghe ca khúc "Những Sáng Thứ Bảy" của nhạc sĩ Lại Quốc Hùng - sáng tác trước 1975. Melody nhẹ nhàng, lời tình tự êm ái, lồng trong khung cảnh buổi sáng yên tĩnh, chỉ có gió mùa thu lay động những chiếc lá vàng ... (còn thứ bảy có lẽ là ngày cuối tuần rảnh rỗi để tác giả đi lang thang chăng?). Ca khúc buồn man mác nhưng vẫn thấy chút hy vọng mong manh qua tia nắng ấm ban mai. Đây quả là một ca khúc hay và "quyến rũ" người yêu nhạc ...
Tôi được may mắn gặp Ca Sĩ Mai Hương trong buổi chiều nhạc “Hát cho vui đời”, do Kim Tước và các người em của bà tổ chức vào cuối tháng 10, năm 2016. Bà đến tham dự cùng phu quân và có lên sân khấu cùng song ca với Kim Tước một khúc nhỏ trong bài "Hình ảnh một đêm trăng" của Văn Phụng. Đó là lần cuối tôi gặp bà và cũng là lần cuối khán thính giả được nghe bà hát.
Mai Hương nguyên danh Phạm Thị Mai Hương, gốc Hà Nội, sinh năm 1941 tại Đà Nẵng. Xuất thân trong một gia đình nghệ sĩ, cha mẹ MH là Phạm Đình Sỹ và nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, diễn viên đoàn kịch Sao Vàng của Thế Lữ, được Bộ Thông Tin VNCH đã trao tặng danh hiệu nữ kịch sĩ xuất sắc nhất năm 1956. Ông Phạm Đình Sỹ là anh trai của các ca sĩ Thái Hằng (vợ nhạc sĩ Phạm Duy), ca sĩ Thái Thanh, ca sĩ Hoài Trung Phạm Đình Viêm và nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương.
Tôi gặp nhạc sĩ Lê Dinh lần duy nhất trong đời khi ông từ Montreal Canada ghé San Jose California cuối thập niên 1980 thăm gia đình cố nhạc sĩ Minh Kỳ và ông điện thoại mời tôi tới.
Bài phỏng vần này được thực hiện – năm 2015 – chỉ với mục đích tìm hiểu về những nhận xét của một trong ba nhạc sĩ tài danh của Nhóm Lê Minh Bằng đối với Nền Âm Nhạc Việt-Nam từ trước và sau năm 1975.
Alex Trebek, người điều khiển chương trình “Jeopardy!” được kính trọng và yêu quý kể từ năm 1984, người có đức tính điềm tĩnh nhưng hóm hỉnh có mặt trên truyền hình phải xem đối với hàng triệu người Mỹ, đã qua đời ở tuổi 80, theo bản tin cùa TMZ cho biết hôm Chủ Nhật, 8 tháng 11 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.