Hôm nay,  

Lệ Thu: Đừng Lay Tôi Nhé Cuộc Đời

16/01/202115:08:00(Xem: 5183)

blank


Tin trước ngày 15/1/2021.


Tình hình sức khỏe danh ca Lệ Thu sau thời gian điều trị vì nhiễm COVID-19 vừa được người thân vui mừng thông báo.

Sau ba tuần nhập viện điều trị COVID-19 tại Mỹ, tình hình sức khỏe danh ca Lệ Thu nhận được nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ lẫn đồng nghiệp. Mới đây, người thân nữ danh ca vừa vui mừng cho hay, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ bác sĩ và ý chí sinh tồn của danh ca Lệ Thu, bệnh trạng của bà đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn. 

"Hiện tại, cô Lệ Thu dùng 80/100 lượng oxygen từ máy, khá hơn hôm trước dùng gần như 100/100 lượng oxygen từ máy", người thân nữ danh ca Lệ Thu chia sẻ với truyền thông. 

Không! tin mừng đó đã không còn nữa. Lệ Thu, tiếng hát của ngày tháng cũ, của thời mộng mơ lãng mạn và của bom đạn chiến tranh đã buông tay với cuộc đời trong lặng lẽ và cô đơn.

Trở về ngày 3/17/2020, khi nghe tin tiếng chim hót Thái Thanh vụt tắt trong không gian, tôi đã ngẩn ngơ và buồn bã khi biết từ đây trở đi, tôi đã mất đi một nhịp cầu nối để đi về quá khứ của tháng ngày xa xưa và chỉ còn đứng ở bên này bờ nhìn qua bên kia bờ với âm vang tiếng hát trong sương khói mong manh không bóng người.

Ngày 1/15/2020, chiếc cầu đã gẫy thêm một nhịp nữa, tin ca sĩ Lệ Thu buông tay đã đến với tôi như một nỗi xót xa cho chính mình.

Xót xa không phải ở cuộc chia ly vĩnh biệt và một lần nữa, như với Thái Thanh, ở trong sự lặng lẽ và cô đơn như những hình ảnh buổi tiễn đưa Thái Thanh tôi được nhìn thấy qua phim ảnh.

Cả một đời người đã mang tiếng hát và chuyển tải tình người đến cho người nghe trong bao lâu rồi nhỉ?

Tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng.

Năm 1959, trong khi đang theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers (Tân Định, Sài Gòn), trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, do sự khuyến khích của bạn bè, Lệ Thu bước lên sân khấu trình bày nhạc phẩm Dang dở. Ngay sau đó, ông chủ phòng trà đã mời Lệ Thu ký giao kèo biểu diễn. Cũng từ đó bà lấy nghệ danh Lệ Thu. Trong một cuộc phỏng vấn, bà cho biết: "Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó nó không có trong tiềm thức của tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu"

Lệ Thu hình như là tên gọi của định mệnh và của con người mà chính người mang tên nó đã tự khai sinh ra trong vô thức bất chợt và từ đó, ý nghĩa của danh xưng đã thể hiện qua giọng hát, bài hát, khuôn mặt và phong cách trình diễn.

Trong tuổi mộng mơ hoa xuân trước năm 1975, tôi đã nhiều lần có mặt trong những buổi ca hát của Khánh Ly nhưng với Lệ Thu, tôi chưa bao giờ được đi xem một buổi trình diễn nào của Lệ Thu ở các phòng trà hay các buổi trình diễn khác.

Dù có sự khác biệt này, tiếng hát trầm buồn và xoáy vào hồn khi lên nốt cao của Lệ Thu qua những phim ảnh, đài truyền hình và cassette ngày xưa đã làm tôi mê say và thích thú có lẽ nhiều nhất trong những tiếng hát tôi thường nghe ngay cả đi xem trực tiếp.

Tên gọi Lệ Thu đi vào lòng người thưởng thức và hâm mộ thật dễ dàng và trìu mến nhưng trong thi ca và văn chương, có biết đâu đó chính là Nước Mắt Mùa Thu.

Nước Mắt Mùa Thu của Pham Duy được phát hành ngày blank

Bốn câu cuối, Phạm Duy viết:

Một đời ca sĩ hát trong buồn tênh
Giọng ca buồn bã vào trong đời úa
Thời gian còn đó còn thương còn nhớ hoài
Trời ơi nước mắt mùa Thu khóc thân phận mình
.

Không biết Phạm Duy viết Nước Mắt ( Lệ ) Mùa Thu ( Thu) hay cho một người ca sĩ nào khác không nhưng khi đọc tới câu đó, Lệ Thu có nói: “cuộc sống của tôi không “buồn tênh” lắm đâu”. 

Dù thế nhưng tôi vẫn nghĩ sự “không buồn tênh  lắm đâu” hay nói cách khác, cũng có buồn tênh  cộng thêm những lãng mạn của người nghệ sĩ và cuộc đời, tất cả đã vận vào con người của Lệ Thu rất nhiều.

Chính vì vậy, hãy nghe Lệ Thu hát và hãy xem Lệ Thu trình diễn, có bao giờ được nhìn thấy một nụ cười mở rộng và hân hoan của người ca sĩ trên sân khấu không? Hay chỉ là một nụ cười nhẹ nhàng và kín đáo trong dáng dấp thong thả nhẹ nhàng bước ra trình diễn với những lời tâm tình  cũng chừng mực và êm ấm?.

Tiếng hát giọng Alto của người phụ nữ không phải bao giờ cũng trầm buồn nhưng khi mang âm hưởng trầm buồn thì chỉ có do trời sinh ra không những cho giọng hát mà cho cả con người.

Tôi rất yêu đôi mắt của Lệ Thu bởi không cần nghe Lệ Thu hát hay diễn tả, tôi đã thấy được và hiểu được trước khi nghe Lệ Thu cất tiếng vì đôi mắt của những “ Không buồn tênh lắm đâu”

Lệ Thu khi cất tiếng và diễn tả một bài hát, tôi thấy luôn luôn là một sự chững chạc và đứng đắn trong bài hát, không thêm và không bớt nhiều với ý muốn của tác giả.

Nếu Thái Thanh đã xử dụng ưu điểm của mình trong láy luyến của dân ca để làm nổi bật giọng hát và đem bài hát lên một chỗ đứng riêng của mình thì ở Lệ Thu, giọng Trầm buồn chính là một sắc thái đặc biệt trời cho để Lệ Thu tạo ra một không gian riêng của mình.

Nước Mắt khó có thể rơi ra ở những bài hát cung trưởng hay nhịp điệu nhanh nhung Mùa Thu sắc mầu lãng mạn khi vui khi buồn luôn luôn hiện ra rõ rệt khi Lệ Thu chọn những bài hát cung thứ và có note cao trào, Mùa Thu chuyên chở nhiều nỗi buồn hơn vui.

Hãy nghe những ca khúc của Trường Sa như Rồi Mai Tôi Đưa Em hay Xin Còn Gọi Tên Nhau, tiếng hát lên cao trào của Lệ Thu đã làm người nghe bay bổng chơi vơi trong chân không như được hút lên trời cao bởi những cơn gió lốc xoáy dữ dội, tay chân không còn nơi bám víu.

Không phải người hát nào cũng có thể hút được người nghe lên chân không một cách dễ dàng như Lệ Thu.

Họ có thể nhấc người nghe lên cao nhưng không làm cho họ bay bổng và đem được cảm giác chơi vơi trầm mình vào cõi trống như Lệ Thu đã làm. 

Và buồn thay, hôm nay, tôi đã bị vĩnh viễn rơi xuống mặt đất bụi mù nhiễu nhương và biết rằng, từ đây trở đi, không còn ai có thể đưa tôi vào chỗ chơi vơi hụt hẫng như ngày xưa nữa.

Ở một nơi xa xôi nào đó, tôi đã thấy Lệ Thu đang yên nghỉ một mình, trong lặng lẽ và cô đơn và đêm nay, ở đây, tôi sẽ ở lại cõi trần này để lặng im hằng giờ, dở lại các trang nhạc và vặn lên nghe hàng chục bài hát Lệ Thu đã hát.

Cuối cùng của nửa đêm chưa ngủ, tôi đã tìm được tiếng hát nhẹ nhàng  “ không buồn tênh lắm đâu” của Lệ Thu  từ gần 50 năm trước nhưng bây giờ nghe lại, hình như chỉ còn là tiếng hát thì thầm cho chính mình.

Cám ơn nhạc sĩ Phạm Duy 50 năm trước đây, đã viết lên lời dù không phải cho Lệ Thu nhưng xin mượn lời để chào tiễn biệt Lệ Thu, người ca sĩ và người nghệ sĩ tôi yêu mến vô cùng.

Xin mời nghe:

https://youtu.be/Q-a0DwpR7i4



Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài

Tôi đang mơ giấc mộng dài 

Đừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh 

Tôi đang nhìn thấy màu xanh

Ở trên cây cành trôi xuống thân mình 

Tôi đang nhìn thấy màu hồng

Ở khắp nẻo đường nhẹ thấm vào hồn

 Từ bình minh tươi mát

Về hoàng hôn thơm ngát 

Làn gió đưa hương đời

Vào chứa chan lòng tôi 

Tôi nghe từ cõi đời vui

Vượt qua đêm dài lên tới sao trời

 Tôi nghe từ cõi lòng người

Lời nói bồi hồi tìm kiếm ngọt bùi

Và nhìn thấy trong tim

Tình yêu nở những con chim

 Nở những con chim tuyệt vời 

Đừng lay tôi nhé cuộc đời

Tôi còn trẻ dại, cho tôi mơ mộng. 


Nguyễn Ngọc Phúc.

Nửa đêm ngày 15/1/2021


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viết về thiên tài âm nhạc, nhân dịp đi nghe "Đêm nhạc dương cầm kỷ niệm 250 năm sinh của Ludwig van Beethoven“
Ca khúc Hương Xưa (1956) đã một thời nổi tiếng qua tiếng hát điển hình như Lệ Thu, Hà Thanh, Sĩ Phú, Duy Trác (Mai Hương trình bày với phong cách hòa âm thay đổi, phần phiên khúc với Harmonic Rhythm nhưng sang phần điệp khúc thì tiết tấu thay đổi đảo phách (Syncope)… Và sau nầy được trình bày với nhiều ca sĩ ở trong nước và hải ngoại cho đến nay hơn sáu thập niên.
As a writer, he advocated for the truth and the deprived, and had a profound impact on literature and society. / Là một nhà văn, anh bênh vực cho sự thật và những người bất hạnh, và đã có ảnh hưởng sâu sắc trên văn học và xã hội.
“Schitt’s Creek” vừa tạo lịch sử của Giải Emmy vào tối Chủ Nhật với chiến thắng 7 thể loại hài kịch, theo tin của Yahoo News cho biết hôm Thứ Hai, 21 tháng 9 năm 2020.
Đó là nơi quyền lực Trung Quốc bị lu mờ trước sức mạnh chính nghĩa của những người tỵ nạn Tây Tạng tay không tấc sắt: các đại hội phim ảnh quốc tế. Dù vậy, dòng phim của người Tây Tạng lưu vong hoàn toàn không phải là những lời sách động trần gian – đây chính là các thước phim xuất thế gian từ những người bị rượt đuổi ra khỏi quê nhà đang đưa lên thật cao những lý tưởng của từ bi, thương yêu, tha thứ và hòa bình. Ngay cả trong mùa đại dịch, một phim hoạt họa ngắn của một nữ đạo diễn gốc Tây Tạng đã được chọn vào phần chiếu chính yếu trong một đại hội phim quốc tế tại Canada. Phim hoạt họa dài 5 phút nhan đề ‘Yarlung’ của nữ đạo diễn Kunsang Kyirong được chọn vào chiếu ở Ottawa International Film Festival 2020, nơi được xem là đại hội phim về hoạt họa lớn nhất Bắc Mỹ. Phim ‘Yarlung’ là các bản vẽ bằng chì than (charcoal), nối kết thành dòng chảy thi ca ghi lại thời thơ ấu của cô Kyirong bên bờ sông Yarlung Tsangpo, còn gọi là sông Brahmaputra, chảy từ rặng Hy Mã Lạp Sơn xuyên Tây Tạng
Tâm tình của người con dân Việt Nam dù ở xa quê hương nhưng lòng lúc nào cũng lo lắng cho vận mệnh dân tộc. Dù đất nước đang bị Chủ nghĩa Cộng sản cai trị với nạn độc tài tham nhũng vả nguy cơ trở thành thuộc địa của Tàu một lần nữa, nhưng lòng vẫn mơ ước về tương lai dân tộc ngời sáng.
Thủa ấy, một trong những ca khúc ưa thích là bài “Qua Cơn Mê”, đài phát thanh cho nghe hàng ngày, thấy hay, lời ca giản dị, ước mong sau chiến tranh, thanh bình tôi về lại với người yêu, thăm từng con đường đất nước, theo các em học hành như xưa đã bỏ lỡ…
Tuyển tập nhạc "DUYÊN", Trần Kim Bằng với những sáng tác mới đóng góp cho âm nhạc Việt Nam, ngoài tình ca, còn có những ca khúc về quê hương đất nước, gửi gấm tâm tình chung của người Việt xa xứ viết cho quê mẹ.
Đại dịch vi khuẩn corona đã làm mọi thứ đảo lộn. Từ những sinh hoạt thường ngày của cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội đến những hoạt động trong các ngành nghề chuyên môn đòi hỏi đến sự tiếp xúc gần sát, tất cả đều bị hạn chế, ngưng trệ và khi bắt đầu trở lại thì mọi thứ cũng phải đổi thay. Lãnh vực nghệ thuật giải trí cũng chịu chung số phận. Sau nhiều tháng ngưng hoạt động vì đại dịch, các hoạt động đóng phim và truyền hình đang bắt đầu trở lại, nhưng với một kỷ nguyên mới, theo ký giả và nhà viết kịch bản phim/Truyền Hình Beth Webb cho biết trong bài nghiên cứu của bà được đăng trên mục Văn Hóa của trang mạng Đài BBC tiếng Anh hôm 23 tháng 8 năm 2020. Kể từ khi chính phủ Anh bật đèn xanh cho sự hoạt động của truyền hình và phim theo các biện pháp an toàn mới hạn chế vào tháng 6, việc sản xuất đã từ từ hoạt động trở lại. Nhưng đối với sự tái hoạt động của các lãnh vực này thì phải tuân theo các hướng dẫn an toàn mới, họ đã phải tự điều chỉnh lại cách họ tiếp cận vai trò của họ.
Regis Philbin, là người điều hợp chương trình nổi tiếng “Live!” và chương trình “Who Wants to Be a Millionaire,” đã qua đời hôm 24 tháng 7 năm 2020, hưởng thọ 88 tuổi, theo bản tin của báo Huff Post cho biết hôm 25 tháng 7. “Chúng tôi đau buồn vô hạn để chia xẻ rằng Regis Philbin yêu dấu của chúng tôi đã từ giã cuộc đời một cách tự nhiên, một tháng trước ngày sinh nhật thứ 89 của ông,” theo thông báo từ gia đình gửi tới báo People hôm Thứ bảy.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.