Nhà Văn Mỹ Beverly Cleary, Người Tạo Ra Nhiều Nhân Vật Nổi Tiếng Trong Văn Học Thiếu Nhi Như Henry Huggins, Ramona Quimby

16/04/202100:00:00(Xem: 1606)
Nha van My Beverly Cleary 01

Nhà văn Beverly Cleary. (nguồn: www.cnn.com)

 
Nhà văn người Mỹ chuyên viết truyện thiếu nhi Beverly Cleary đã qua đời hôm 25 tháng 3 năm 2021 tại thành phố Carmel thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 104 tuổi, theo nhà xuất bản của bà là HarperCollins thông báo qua tường thuật của Đài NPR hôm 26 tháng 3 năm 2021.

Cleary là người tạo ra một số nhân vật có thật nhất trong văn chương của tuổi trẻ -- Henry Huggins, Ralph S. Mouse và Ramona Quimby nóng tính. Các thế hệ độc giả giày xéo sân chơi, học viết chữ thảo, chống lại bánh sandwich với cá ngừ và có những vết xướt và vết bầm tím vinh quang của tuổi trả cùng với Ramona.

“Tôi nghĩ trẻ em muốn đọc về những đứa trẻ bình thường mỗi ngày. Đó là những gì tôi muốn đọc khi tôi lớn khôn,” theo Claary nói với Linda Wertheimer của Đài NPR vào năm 1999. “Tôi muốn đọc về loại những đứa con trai và con gái mà tôi biết trong xóm làng của tôi và trong trường học của tôi. Và trong thời thơ ấu của tôi, nhiều năm về trước, sách thiếu nhi dường như là viết về trẻ em Anh Quốc, hay trẻ em thời trước. Và điều đó không là điều tôi muốn đọc. Và tôi nghĩ trẻ em thích tìm thấy họ trong sách.”

Nhà văn Cleary là một trong những tác giả thành công nhất tại Mỹ, với 91 triệu cuốn sách của bà đã được bán ra khắp thế giới kể từ cuốn sách đầu tiên xuất bản vào năm 1950.

Phần lớn sách của Cleary lấy bối cảnh khu xóm Grant Park ở phía đông bắc của thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon, nơi bà được dưỡng dục, và bà được ca ngợi như là một trong những tác giả đầu tiên về văn chương thiếu nhi để miêu tả hiện thực cảm xúc trong những câu chuyện của các nhân vật của bà, thường là trẻ em trong các gia đình trung lưu.

Cleary được trao Giải National Book Award vào năm 1981 cho tác phẩm “Ramona and Her Mother,” và Huy Chương Newbery Medal vào năm 1984 cho tác phẩm “Dear Mr. Henshaw.” Bà đã nhận giải thưởng cống hiến trọn đời cho văn học Mỹ National Medal of Arts, ghi nhận như là Huyền Thoại Sống của Thư Viện Quốc Hội, và Huy Chương Laura Ingalls Wilder Medal từ Hội Association for Library Service to Children. Trường công lập tại Portland Beverly Cleary School là lấy tên bà mà đặt, và nhiều tượng của các nhân vật nổi tiếng nhất của bà đã được dựng lên trong Grant Park vào năm 1995.
 
Cuộc đời của Cleary
 
Nhà văn Beverly Atlee Bunn sinh vào ngày 12 tháng 4 năm 1916 tại thành phố McMinnville thuộc tiểu bang Oregon, với cha là Chester Lloyd Bunn, một nông dân và mẹ là Mable Atlee Bunn, là một nữ giáo viên. Cleary là con độc nhất và sống tại nông trại ở vùng quê Yamhill, Oregon, trong thời thơ ấu của bà. Bà đã được dạy dỗ theo truyền thống Tin Lành Presbyterian. Khi lên 6 tuổi, gia đình bà dời tới thành phố Portland, Oregon, nơi cha của bà có việc làm bảo đảm là nhân viên giữ an ninh cho một ngân hàng.

Nha van My Beverly Cleary 002

Nhà văn Bererly Cleary trong giờ kể chuyện tại một công viên. (nguồn: www.npr.org)


Việc thích ứng từ cuộc sống ở miền quê tới thành phố là khó đối với Cleary, và bà đã gặp khó khăn ở trường học. Ở lớp một, giáo viên đã đặt bà vào nhóm những học sinh gặp khó khăn trong việc đọc. Cleary nói rằng, “Lớp một được lựa chọn vào trong ba nhóm đọc -- Bluebirds, Redbirds và Blackbirds. Tôi ở nhóm Blackbird. Blackbird thì bị chê là dở. Tôi muốn đọc, nhưng có cái gì đó làm cho tôi không thể, theo Deborah Shepherd-Hayes trong tác phẩm được xuất bản năm 1996 “A Guide for Using The Mouse and the Motorcycle in the Classroom.”

Với một số tác phẩm, năng khiếu đọc của Cleary được cải thiện, nhưng cuối cùng bà đã tìm ra lý do tại sao buồn chán trong việc đọc, đổ lỗi vì nhiều câu chuyện đơn giản và không gây ngạc nhiên, và tự hỏi tại sao các tác giả thường không viết với sự hài hước hay về con người bình thường. Tuy nhiên, vào một buổi xế trưa trời mưa tại nhà trong năm học lớp ba, Cleary tự thấy thích thú đọc cuốn The Dutch Twins, cuốn sách của Lucy Fitch Perkins viết về những cuộc phiêu lưu của những trẻ em bình thường. Cuốn sách này là sự hiển linh đối với bà, và sau đó, bà bắt đầu bỏ nhiều thời gian trong việc đọc và ở lại thư viện. Vào lớp sáu, một giáo viên đã đề nghị Cleary nên trở thành một cây bút thiếu niên dựa vào các tiểu luận mà bà đã viết đối với các bài tập trong lớp, theo David L Ulin trong tác phẩm “Beverly Cleary's 'Exceptionally Happy Career’,” được xuất bản vào ngày 17 tháng 4 năm 2011 và được báo Los Angeles Times giới thiệu vào ngày 3 tháng 4 năm 2016.

Sau khi tốt nghiệp trung học từ Trường Grant High School tại Portland vào năm 1934, Cleary vào Trường Chaffey Junior College tại Ontario, California, với nguyện vọng trở thành quản thủ thư viện thiếu nhi. Sau 2 năm học tại Chaffey, bà đã được nhận vào Đại Học University of California tại Berkeley, nơi bà tốt nghiệp Cử Nhân Anh Ngữ vào năm 1938. Bà cũng đã gặp người chồng tương lai là Clarence Cleary, trong thời gian học tại Berkeley. Trong khi học đại học, Cleary đã làm thêm để có tiền trả học phí, như làm thợ may và dọn dẹp phòng ốc. Vào năm 1939, bà tốt nghiệp văn bằng cử nhân thứ hai về thư viện tại Trường School of Librarianship ở Đại Học University of Washington và được nhận làm việc toàn thời gian trong thư viện thiếu nhi tại thành phố Yakima, Washington. Cha mẹ của bà đã không đồng ý về mối quan hệ với Cleary, là một người Công Giáo La Mã, vì thế cặp này đã bỏ trốn và kết hôn vào năm 1940. Sau Thế Chiến Thứ Hai, họ định cư tại thành phố nhỏ ven biển Carmel-by-the-Sea, California.

Vào năm 1955, Cleary đã sinh hai người con song sinh, Malcolm và Marianne. Bà sống tại Carmel Village thuộc tiểu bang California từ thập niên 1960s về sau. Đến năm 2018, bà vào sống trong một nhà hưu trí.

Cleary mừng sinh nhật thứ 100 vào ngày 12 tháng 4 năm 2016. Hôm 25 tháng 3 năm 2021, Cleary qua đời tại nhà hưu trí của bà ở Carmel-by-the-Sea, California, 18 ngày trước sinh nhật thứ 105 của bà.
 
Viết văn
 
Sau khi tốt nghiệp từ Đại Học Washington vào năm 1939, bà làm trong thư viện thiếu nhi tại Yakima, Washington, cho đến năm 1940, và rồi làm quản thủ thư viện tại Bệnh Viện Quân Đội Hoa Kỳ tại thành phố Oakland, California, từ năm 1942 đến 1945. Bà cũng làm việc tại nhà sách Sather Gate Book Shop tại Berkeley trước khi trở thành nhà văn về thiếu nhi chuyên nghiệp toàn thời gian, theo Encyclopædia Britannica.

Là một người quản thủ thư viện thiếu nhi, Cleary đồng cảm với những người khách trẻ, là những người gặp khó khăn trong việc tìm sách với các nhân vật mà họ có thể tìm thấy mình trong đó, và bà gặp khó khăn để tìm đủ sách để giới thiệu làm cho họ hấp dẫn. Sau một vài năm đưa ra nhiều khuyến nghị và thực hiện việc kể chuyện trực tiếp trong vai trò là một quản thủ thư viện của bà, Cleary quyết định bắt đầu viết sách thiếu nhi về các nhân vật mà những độc giả giới trẻ có thể có liên hệ tới. Cleary đã phát biểu rằng, “Tôi tin vào ‘tinh thần truyền bá’ đó nằm trong số những quản thủ thư viện thiếu nhi. Trẻ em xứng đáng với những cuốn sách có phẩm chất văn học, và những quản thủ thư viện thì rất quan trọng trong việc khuyến khích họ đọc và chọn lựa sách thích đáng,” theo William Grimes trong vài viết “Beverly Cleary, Beloved Children's Book Author, Dies at 104,” đăng trên báo The New York Times vào ngày 26 tháng 3 năm 2021.

Cuốn sách đầu tay của Cleary, “Henry Huggins” xuất bản vào năm 1950, là cuốn đầu trong loạt tiểu thuyết viết về Henry, con chó Ribsy của anh ấy, người bạn hàng xóm của anh ấy là Beezus và đứa em gái Romona của cô bé. Khi viết cuốn sách này, Cleary lấy cảm hứng từ những lúc bà viết các câu chuyện cho thiếu nhi trong những giờ kể chuyện vào chiều Thứ Bảy khi bà làm quản thủ thư viện tại Yakima. Như nhiều cuốn sách sau này của bà, Henry Huggins là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc sống thường nhật của con người và dựa vào chính kinh nghiệm thời thơ ấu của bà, những đứa trẻ trong xóm mà bà trưởng thành, cũng như những đứa trẻ mà bà gặp trong lúc làm việc trong thư viện. Dù sách của bà được chấp nhận bởi Morrow, nhà xuất bản đầu tiên mà bà đã gửi tới, nó đã bị từ chối từ lúc đầu, và Cleary đã viết thêm các nhân vật Beezus và Ramona trong khi xem lại sách, theo Nora Krug trong vài viết “Beverly Cleary On Turning 100: Kids Today 'Don't Have The Freedom' I Had,” được đăng trên báo Washington Post vào ngày 3 tháng 4 năm 2016.

Cuốn sách đầu tiên của Cleary tập trung vào câu chuyện về chị em nhà Quimby, là Beezus và Ramona, được xuất bản vào năm 1955. Nhà xuất bản yêu cầu bà viết một cuốn sách về học sinh mẫu giáo. Cleary chống, bởi vì bà đã không đi học mẫu giáo, nhưng sau đó bà đã thay đổi tâm tư sau khi sinh hai đứa con song sinh của bà.

Cleary cũng viết 2 cuốn hồi ký, một về thời thơ ấu của bà, có tên “A Girl from Yamhill” vào năm 1988, và một về những năm đại học của bà và cho đến khi trưởng thành viết cuốn sách đầu tay, có tên “My Own Two Feet” vào năm 1995. Trong cuộc phỏng vấn vào năm 2011 với báo Los Angeles Times, ở tuổi 95, Cleary nói rằng, “Tôi đã có một sự nghiệp hạnh phúc đặc biệt,” theo David L Ulin, trong bài phỏng vấn “Beverly Cleary's 'exceptionally happy career'” đăng trên báo Los Angeles Times vào ngày 17 tháng 4 năm 2011.
 
Truyện Henry Huggins

Nha van My Beverly Cleary 03

Hình bìa của cuốn sách Henry Huggins của nhà văn Beverly Cleary. (nguồn: https://en.wikipedia.org)

 
Henry Huggins là một học sinh lớp ba bình thường là người cảm thấy không có gì hứng thú đã từng xảy ra cho em – cho đến một ngày em cứu một con chó đi lạc và quyết định nhận nuôi nó. Bởi vì các xương sườn của con chó lộ ra ngoài da của nó, Henry gọi nó là “Ribsy.” Ngay lập tức cuộc đời em trở thành phiêu lưu.

Henry cần đi xe buýt về nhà, nhưng tài xế xe buýt có các quy định gắt gao về động vật. Vì thế Henry tìm một cái bao đựng đồ đi chợ đủ lớn để bỏ con chó mới của em vào và xách lên xe. Không may, Ribsy đã tháo chạy và làm náo loạn những hành khách trên xe. Tài xế khẳng định rằng Henry và con Ribsy phải xuống xe. Lúc đó, một xe cảnh sát đi ngang qua và người cảnh sát cho Henry và Ribsy quá giang về nhà.

Henry yêu thích động vật mua cho Ribsy thịt ngựa tại một cửa tiệm thú cưng. Em cũng quyết định mua một cặp cá bảy màu. Trước khi Henry biết rằng, hai con cá bảy màu này sẽ sinh sản hàng trăm con các bảy màu khác. Em đã để chúng vào những cái bình thủy tinh, để hết chúng vào phỏng ngủ của em. Henry phát hiện rằng việc chăm sóc quá nhiều cá sẽ làm cho em không còn nhiều thì giờ để vui chơi với bạn bè. Cuối cùng Henry đã quyết định bán những con cá bảy màu lại cho tiệm thú cưng. Với số tiền đó, em mua một con cá trê nhỏ.

Có một con chó là tốn kém, và Henry xài nhiều tiền để tiêu vặt của em vào những thứ mà con Ribsy cần. Một ngày kia em quyết định tiết kiệm môn football giống như người bạn Scooter của em. Football làm Scooter tốn $13. Hôm nọ, khi Henry ném trái football cho Scooter thì nó đã bay vào cửa của một chiếc xe đang chạy. Henry hứa sẽ thay thế trái football, nhưng em phải tìm cách có tiền để mua nó. Việc bắt chí ban đêm cũng có tiền, bởi vì một người hàng xóm hứa trả cho Henry một xu cho mỗi con em bắt. Vừa lúc Henry kiếm đủ tiền để trả cho Scooter về trái football, thì trái football mà em ném vào chiếc xe đang chạy lúc trước đã được người tài xế đó đem trải lại. Bây giờ Henry có đủ tiền để mua một trái banh football cho em.

Khi các vai đang được phân phối cho phần kịch operetta của trường, Henry vui mừng nghe rằng chưa đủ vai cho mọi người tham dự. Không may, Cô Roop quyết định rằng Henry sẽ là hoàn hảo để đóng vai của Timmy, một cậu bé trai ước mơ câu chuyện Giáng Sinh. Điều tệ nhất về việc đóng vai Timmy là một cô bé học sinh lớp tám là người đóng vai mẹ của Henry sẽ hôn em. Henry cảm thấy rất lúng túng khi em bắt đầu nghĩ về cách để tránh việc tham gia này. Em cố đánh máy một lá thư cho Cô Roop như lá thư đó là từ Bà Huggins, giải thích rằng Henry quá bịnh để đóng một vai trong vở kịch, nhưng em đã đánh vần sai chữ đó. Cuối cùng, Ribsy cứu được cái ngày này. Con chó gây gián đoạn tập dợt và làm đổ hộp sơn màu xanh. Nó tràn lên khắp người Henry. Một Henry xanh thì không thể tham dự trong vở kịch.

Dù Ribsy là một con chó lai, Henry quyết định đưa nó vào cuộc biểu diễn chó để thử nó có được giải thưởng nào không. Em đã tắm rửa cho Ribsy trong bồn tắm, nhưng khi họ đến công viên, Ribsy đã nhảy lăn vào bùn. Để làm sạch con chó của mình thật nhanh, Henry đã rắt phấn để làm cho các đốm trắng Ribsy nhìn sạch sẽ hơn. Điều làm cho Henry thật ngạc nhiên là phấn làm cho lông của Ribsy ngả màu hồng thay vì trắng. Các giám khảo trao giải thưởng Ribsy vì là một con chó rất không giống ai trong cuộc biểu diễn.

Nhưng vừa khi Ribsy đã tự biến thành một con chó được hàng xóm ưa thích, thì một cậu con trai lạ xuất hiện cho rằng tên thật của Ribsy là Dizzy và rằng em là chủ thật sự của con chó. Henry phản đối. Em tin rằng em mới là chủ thật sự bởi vì em đã chăm sóc cho Ribsy kể từ khi thấy nó như một con chó con trên đường. Những đứa bạn của Henry nói rằng họ đã yêu thích Ribsy và rằng Henry mới thật sự đúng là chủ.

Cuối cùng hai cậu này cho phép Ribsy tự quyết định. Họ đặt con chó ở giữa hai người và gọi Ribsy theo tên từng người đặt. Ribsy chọn Henry là chủ của nó, điều này làm vui lòng tất cả trẻ em trên Đường Klickitat.
 
Kết luận
 
Trải qua 30 năm – dù nhiều trở ngại từ các nhà xuất bản là những người muốn bà tập trung vào việc viết nhiều sách hơn – Cleary đã tự mình trả lời tất cả thư của những người hâm mộ bà. “Tôi đã học được nhiều từ những lá thư của thiếu nhi,” theo Cleary cho biết. “Cuốn ‘Dear Mr. Henshaw’ đến do 2 cậu trai khác nhau từ những vùng khác nhau trên đất Mỹ yêu cầu tôi viết một cuốn sách về một đứa bé trai có cha mẹ đã ly dị. Và vì thế tôi đã viết cuốn “Dear Mr. Henshaw,” và nó đã đoạt giải Newbery,” theo Đài NPR tường thuật.

Người quản thủ thư viện thiếu nhi lâu năm Nancy Peal đã nhớ lại việc nghe “một câu chuyện kỳ diệu, có thể là giả tưởng” về Cleary đang nói chuyện với các học sinh lớp hai hay lớp ba như sau: “Cậu bé trai này cứ tiếp tục giơ tay lên, em có quá nhiều điều để hỏi bà, và em nói với bà, ‘Thưa bà Cleary, tôi hiểu cách bà viết những cuốn sách của bà... Nhưng bà đã lấy giấy ở đâu?’ ... Tôi nghĩ rằng biết bao em bé đã đọc những cuốn sách đó.”

Ngay dù với tất cả những lôi cuốn khác của thời hiện đại – trò chơi video, âm nhạc, phim và nhiều thứ khác – Cleary tin rằng trẻ em vẫn còn đọc sách. “Tôi không nghĩ bất cứ điều gì thay thế được việc đọc,” theo Cleary phát biểu vào năm 2006. Trong một lá thư, một bé gái nói rằng việc đọc sách trong phòng riêng của em là “giống như có một cái máy truyền hình nhỏ trong đầu của bạn.”

Qua nhiều thập niên sau khi chúng được viết ra, nhiều sách của Cleary vẫn là thật đối với trẻ em. “Tôi nghĩ sâu thẳm bên trong trẻ em đều giống nhau,” theo bà nói. “Chúng muốn tình yêu thương của cha mẹ và chúng thích một căn nhà với hàng xóm mà chúng có thể chơi đùa. Chúng muốn các thầy cô giáo mà chúng thích. Tôi không nghĩ trẻ em đây thay đổi nhiều như vậy. Đó là thế giới đã đổi thay.”
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nói dối là một đặc tính trong thời đại hôm nay, đầu thế kỷ 21. Có ba loại người: Nói dối chuyên nghiệp vì có mục đích. Nói dối luôn miệng vì thói quen. Nói dối khi cảm thấy cần thiết hoặc sợ hãi. Nói không đúng sự thật nhưng tưởng mình nói thật, cũng là một cách dối. Nói thật và nói dối trên căn bản đối nghịch nhau, nhưng đôi khi, cả hai là một. Vì hầu như vô tình hay cố ý, ít ai thực sự nói thật. Chẳng phải thích thú khi nhìn rõ tim đen của người đang ba hoa cố thuyết phục mình một chuyện gì có lợi cho anh ta? Chẳng phải tức cười khi biết anh này muốn tán tỉnh, nhưng cố nói những lời nghiêm túc? Lào sao biết được? Hãy tập nhìn xuyên giả dối. Tìm người nói thật và đúng sự thật là chuyện hiếm hoi, trước hết, vì ngày nay, sự thật lớn là gì, không ai biết. Còn sự thật nhỏ, chỉ thật một cách tương đối, mỗi người tin khác nhau.
Đây chỉ là cách nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, làm khó chịu, xúc phạm. Tôi chỉ muốn nói từ CHẾT...
Sau khi nhổ răng, tôi xin anh nha sĩ trẻ mấy cái răng chết, khá thê thảm, để mang về. Lần trước cũng vậy. Anh tỏ vẻ thông cảm. “Bác giữ làm kỷ niệm?” “Vâng. Chúng nó theo tôi bảy mươi mấy năm rồi. Chiến đấu giỏi lắm. Giữ xác lại để nhớ.” Đúng. Răng kề cận người hơn tình nhân. Ở với người trung thành hơn vợ. Nói cắn là cắn, nói nhai là nhai, nói nhe là nhe, nói ngậm là ngậm. Tuyệt nhiên vâng lời, không cãi cọ gì. Chỉ có già đi, lỏng chân, rồi vĩnh biệt.
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
Trong buổi tiếp kiến ban biên tập nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh, trong tuần qua, dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người và nói: “Phụ nữ có khả năng nói ba ngôn ngữ: lý trí, trái tim và đôi tay”. Có phải Đức Thánh Cha muốn nói: Đối với phụ nữ ba điều này là một: Một người phụ nữ thông minh họ có thể dùng đầu óc mình để thành đạt trong học vấn, trong nghề nghiệp nhưng đồng thời với trí óc thông minh, trái tim mẫn cảm, họ cũng dùng thêm đôi tay của mình để tạo ra những sản phẩm đẹp đẽ và đầy trí tuệ, đầy tình yêu.
Trên Văn Việt ngày 16 tháng 2 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (University of New South Wales, Sydney, Úc) cho biết một số độc giả trên mạng đã hiểu một cách sai lầm rằng câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” là thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Từ chuyện ngộ nhận ấy, nhiều vị viết lời bình luận rằng Vũ Hoàng Chương là một người sắt máu, chẳng khác gì Tố Hữu ngoài Bắc. Cũng qua câu trên, có người cho rằng thơ văn miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà cũng “máu me” lắm chứ chẳng nhân bản, nhân văn gì. Theo Giáo sư Tuấn, “Sự thật có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự bịa đặt trong một cuốn tiểu thuyết, cuốn Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý” (tức nhà văn, nhà biên khảo, Ủy viên Tuyên huấn Trung ương Trần Bạch Đằng). Giáo sư Tuấn cho biết là câu ấy không có trong bài “Lửa từ bi” của Vũ Hoàng Chương, và chụp lại bài thơ “Từ đây” trong tập thơ Hoa Đăng của thi nhân họ Vũ (Sài Gòn : Văn Hữu Á Châu, 1959) để chứng minh rằng câu thơ ghê gớm ấy cũng không có trong đó:
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
Ly dị, thông thường, bắt đầu bằng vết thương lòng. Những vết thương sâu đậm, máu chảy dai dẳng sẽ từ từ ẩn vào tiềm thức và ảnh hưởng vô thức hoạt động đưa ra những ý nghĩ về khuynh hướng ly hôn. Trong một số trường hợp, vết thương nhẹ, rướm máu sơ sài, nhưng bỗng dưng lớn chuyện, vì tự ái, vì tiếp tục tranh cãi, vì giận quá lỡ lời, vì bạo hành thiếu suy nghĩ. Từ đó, ly nước đã đổ xuống đất, làm sao để hốt lên? Trong một số trường hợp khác, có kẻ muốn ly dị vì nhiều lý do, từ tài chánh cho đến người thứ ba; từ xung đột trong đại gia đình đến thành công hoặc thất bại trên đường đời. Những trường hợp này vô cùng phức tạp, khó có thể giải thích cặn kẽ. Khó phân định lỗi phải. Tuy nhiên, có thể kết luận: Nếu yêu nhau đủ thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nhà nhân loại học Paul Bohannan đưa ra lý thuyết về ly dị, trình bày sáu giai đoạn riêng biệt mà một cá nhân sẽ trải qua trên đường ly hôn. Bohannan xác nhận: sáu giai đoạn có thể xảy ra theo thứ tự khác nhau và với cường độ khác nhau
Buổi ra mắt tập thơ “Tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
AZCPOS - Order online directly to POS system
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.